Hu Zhiming, tên ma đầu đại bịp - Kỳ 11/14 (Huỳnh Tâm)

“…Một trong những đặc tính mô hình tự do và khả năng tái tạo của chuyên chính vô sản. Chủ trương mị dân, tham gia vào quy luật hủy diệt mô hình dân tộc, đây là một bước tiến của đảng Cộng sản đưa Việt Nam vào "Vạn lịch" ngõ cụt của sự đói nghèo để trị…”

Hồ Tập Chương (Hu Zhiming)

Chiều ngày 04 tháng 11 năm 1942. An ninh Trung Hoa Dân Quốc thông báo cho Hu Zhiming biết tin "Từ ngày 05/11/1942. Hu Zhiming được hưởng chế độ đặc miễn không còn đến phòng thẩm vấn, nhưng mỗi ngày phải viết bản tự tường thuật thời gian len lỏi vào vòng chính trị của cộng đồng người Việt Nam sinh sống tại Trung Hoa, cho đến ngày Hu Zhiming xuất hiện tại huyện Tĩnh Tây và về Mao Trạch Đông".

Theo điều tra của an ninh Trung Hoa Dân Quốc, cộng đồng người Việt Nam đã khám phá ra một Hu Zhiming, đảng viên Maoist, người gốc Hẹ (Khách Gia, hay Hakka-客家) giọng nói phát âm tiếng Việt còn mang nặng giọng chính gốc người Hẹ. Vì cộng đồng người Việt hiếu khách nên đón đương sự. Họ chưa biết rõ quan điểm của con người này bao nhiêu, với dáng dấp có ít nhiều thái độ bí mật, thiếu tinh thần cởi mở của người Việt khi sinh hoạt trong cộng đồng. Có nhiều người trong cộng đồng cảnh báo: "Tương lai Hu Zhiming sẽ không có chỗ đứng trong cuộc cách mạng của dân tộc Việt Nam."

Ngày 05/11/1942. Tại nhà tù Thiên Bảo (天宝) Quảng Tây, Hu Zhiming viết bản tường thuật:
Nguyễn Sinh Cung thay đổi tên hai (2) lần, thứ nhất Nguyễn Tất Thành lúc 21 tuổi, lần thứ hai tên Nguyễn Ái Quốc lúc 23 tuổi. Về Hồ Tập Chương tự xác nhận đã thay đổi tên của mình đến tám (8) lần, Hồ Cẩm, Hồ Đề, Hồ Quang, Lý Thụy, Ba, Già Thu, Nguyễn Ái Quốc, tên cuối cùng là Hu Zhiming. Người ta bảo tôi (Hu Zhiming) tài ba thay tên đổi họ, là người Cộng sản bí mật muôn mặt, thực chất thay đổi tên họ do đảng quản lý. [1]

Năm 1925, ông Phan Bội Châu sau khi bị bắt, giải tán Liên đoàn Phục quốc Việt Nam, một số thành viên chủ chốt lưu vong sinh sống Quảng Tây, Trung Quốc. Tụ tập lại hoạt động vì độc lập Việt Nam, họ ra sức vận động chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, ủng hộ thành lập (Liên minh cách mạng Việt Nam (越南革命同盟会 / Việt Nam Cách mệnh Đồng Minh Hội), trên lãnh thổ Trung Quốc.
Chính phủ Dân Quốc đồng ý cho cộng đồng Việt Nam thiết lập một khu đặc biệt mở trung tâm đào tạo cán bộ chính trị, quân sự, truyền thông, đào tạo một số lượng lớn cán bộ hỗ trợ Thanh Thiếu niên Việt Nam, tại Tây Nam Trung Quốc, dưới sự bảo trợ của Tổng tư lệnh chiến khu Đệ Tứ Dân Quốc do Trương Phát Khuê  (张发奎) lãnh đạo lực lượng đặc nhiệm biên giới Tĩnh Tây, Cao Bằng Việt-Trung.

Cờ của Liên đoàn Cách mạng Việt Nam (Vietnam Revolutionary League-越南革命同盟会),
được sử dụng từ năm 1942 đến 1946. [2]

Ngày 2 tháng 2 năm 1942. Tổng tư lệnh chiếu khu 4 Trương Phát Khuê  (张发奎) của Trung Hoa Dân Quốc, ủng hộ "Liên minh cách mạng Việt Nam", chính thức thành lập tại Liễu Châu và Quảng Tây. Cuộc họp đầu tiên đề cử Trương Bội Công(张佩公), Trần Bảo (陈豹), Trương Trung Phụng (张中奉), Nguyễn Hải Thần (阮海臣), Vũ Hồng Khanh (武洪卿), Nghiêm Kế Tổ (严继祖), là những thành viên trong Ủy Ban Thường vụ. Mục đích của Hội nghị "Kết hợp tất cả thành phần người Việt Nam và Quốc Dân Đảng Trung Quốc, chồng Nhật Bản, chủ nghĩa đế quốc Pháp. Việt Nam phục hồi độc lập xây dựng một nền Dân chủ Tự do và Bình đẳng". Quân đội Đệ Tứ (4) viện trợ, và hỗ trợ nhân lực cho Cách mạng Việt Nam. Những đảng phái tham gia gồm có Trung Cộng, Trung Hoa Dân Quốc, Đảng Cộng sản Việt Nam, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đảng Đại Việt, đồng đứng chung một khối quân sự, trong năm phe phái khác nhau, đề cử Trương Bội Công (张佩公) lãnh đạo Liên đoàn Cách mạng Việt Nam. Không bao lâu tổ chức "Liên đoàn Cách mạng Việt Nam" hoạt động không hữu hiệu hầu như bị tê liệt. Những tổ chức chính trị quy tội Hu Zhiming tạo ra lũng đoạn, thao túng nhằm gây rối loạn để tập trung giành mọi đặc quyền từ đó khống chế, kiểm soát hoạt động chính trị của người Việt Nam cho có lợi Đảng Cộng sản Việt Nam, trường hợp thứ hai Trương Bội Công (张佩公), Nguyễn Hải Thần (阮海臣) Vũ Hồng Khanh (武洪卿) và Hu Zhiming xung đột giữa năm phe phái cho nên Trương Phát Khuê (张发奎) thất vọng.
Theo quan điểm của tôi (Hu Zhiming), bất cứ mọi tổ chức nào cũng không hài lòng khi đứng chung sát nhập thành cùng một lực lượng, nhưng họ không hiểu được người Cộng sản có nguyên tắc tự do, dân chủ riêng rất đơn giản: Tương lai đảng Cộng sản cướp được chính quyền, làm chủ nhà nước, tư pháp, cảnh sát, truyền thông, tín ngưỡng, kinh tế, quân đội v.v... tất cả đều nằm trong tay người thắng cuộc. Tiến đến xu hướng chuyển sang toàn trị, tóm thâu tam quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, đảng kiểm soát báo chí và quản trị các định chế công. Cốt lõi của nhà nước đảng Cộng sản cai trị bằng luật trấn áp, kiểm soát nhân dân… Một trong những đặc tính mô hình tự do và khả năng tái tạo của chuyên chính vô sản. Chủ trương mị dân, tham gia vào quy luật hủy diệt mô hình dân tộc, đây là một bước tiến của đảng Cộng sản đưa Việt Nam vào "Vạn lịch" ngõ cụt của sự đói nghèo để trị.

Tôi (Hu Zhiming) là đệ tử của tư tưởng Mao Trạch Đông (Mao Tsé-toung - 毛泽东).

ĐCSTQ và VN tuy hai mà một. Cả hai là chi nhánh của Quốc tế Cộng sản. Mao Trạch Đông nói: "Năm 1921 Đảng Cộng sản Trung Quốc thành hình và tiếp theo là Việt Nam, tất cả dưới ảnh hưởng trực tiếp của Cách mạng Tháng Mười và Liên Xô. Mao Trạch Đông minh họa ĐCSTQ áp dụng ngay vào Việt Nam "tập trung Dân chủ và Chương trình Bolshevik" của Lenin chứ không phải Julius Martov, chương trình Plekhanov Menshevik, xác định con đường cách mạng của ĐCSTQ và VN. Sau đó chính sách quản lý của Mao được xác định lại và đề ra kế hoạch giáo dục đảng viên, cán bộ. Mao phán quyết đảng Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam thực hiện mười hai công trình của chủ nghĩa Mác. Mao liệt kê những tác phẩm "Tuyên ngôn Cộng sản", "Chủ nghĩa xã hội khoa học từ không tưởng'', "Nhà nước và cách mạng", "Vấn đề Lênin". Không đề cập đến một tác phẩm nào trong những tác phẩm của Mác-xít Trung Quốc. Mao muốn thực hiện chủ thuyết mới vào những chứng minh thực tiễn. Mao nghiêm cấm lý thuyết của chủ nghĩa Marx, Engels, Lenin và Stalin thực hiện theo mệnh lệnh từ Liên Xô. Mao cho rằng vấn đề không cần tranh cãi với đồng đảng trong vòng tay Cộng sản Quốc tế, xem "chủ nghĩa Mác-Lênin ở Trung Quốc không phải là một ứng dụng cơ khí, nhưng xem xét các đặc điểm của điều kiện cụ thể của Trung Quốc và Việt Nam, được áp dụng trên cơ sở cách mạng Trung Quốc, Việt Nam theo cách riêng của nó. Nó có bộ mặt của cuộc cách mạng chống đế quốc. Vì vậy, tóm tắt kinh nghiệm của ĐCSTQ-VN không thể không có giá trị lịch sử, nó làm giàu cho tính khoa học chủ nghĩa Mác. Bên cạnh đó, Trung Quốc đủ sức để tổng kết kinh nghiệm tiêu cực đối với giá trị lý thuyết của phong trào cách mạng các nước châu Á.
Mọi nơi đều đồn Mao Trạch Đông sinh sản ra một Hu Zhiming độc tài. Mao Trạch Đông nói: "Vâng, Hu Zhiming là nhà độc tài". Bởi vì ngoài ba người phụ trách cách mạng Trung Quốc Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Nhậm Bật Thời (任弼时), còn có Hu Zhiming đứng dưới ô dù Trung Cộng đang chuẩn bị cho xuất hiện tại Việt Nam.
Đầu năm 1942, tờ báo "Giải phóng hàng ngày" xuất bản tại Yan'an do Mao làm Tổng thư ký viết lý luận cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa chủ quan, một văn bản trong đó tiết lộ: Đồng chí Mao Trạch Đông chỉ trích chủ nghĩa duy tâm trên vòng tròn triết học mâu thuẫn của Liên Xô, một trong những nguồn gốc tư tưởng chính nghĩa giáo điều "1937". Liên Xô cho rằng chủ nghĩa lý tưởng ảnh hưởng rất xấu đã xảy ra trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc, chủ nghĩa giáo điều có phong cách tư tưởng của Đảng không thể nói rằng trường phái này không quan trọng.
Mao Trạch Đông công bố chống lại tôn sùng cá nhân, nhưng trong những năm sau đó Mao vẫn áp dụng mô hình sùng bái cá nhân. Tuy Mao Trạch Đông vẫn cho rằng, ông không có ý tưởng, nhưng ông đã kết tinh những kinh nghiệm của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản, nói cách khác Mao  phản đối việc xây dựng những bức tượng của Mao, đặt tên đường trong thành phố, in hình ảnh của Mao trên đồng xu. Trong cuộc Cách mạng Văn hoá, Mao đã phản đối Lâm Bưu (林彪) ủng hộ lý thuyết thiên tài của Mao và phản đối phóng đại vai trò của cá nhân Mao, nhưng thực chất Mao quá hài lòng vì được tôn sùng.
Từ đó không dừng lại loan truyền tôn sùng cá nhân của Mao. Mao rất cần có uy tín và các hành vi khác tuyên truyền chính trị, thúc đẩy sự phát triển việc thờ phượng. Mao Trạch Đông năm 1940 tại hội nghị Thành Đô đã thực hiện việc tôn sùng cá nhân, đặt nó vào đúng vị trí "chính xác", để tiếp tục thúc đẩy những phe phái tập trung quanh Mao. Trong cuộc Cách mạng Văn hoá, xây dựng tượng đài, chân dung, sách vở, báo chí, đều có dấu ấn của Mao được tôn vinh thần thánh ở khắp trên đất nước.
Hạnh Đường, 21/1/2018
Huỳnh Tâm
[1] Nhà sử học Nga Александр Шорин đẫn chứng (Руководитель иностранной державы, менявший своё имя 8 раз).