Tiến trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990 - Chương 1/26 (Huỳnh Tâm)

Lý Bằng tiết lộ hội nghị Thành Đô 1990


Hội nghị Thành Đô ngày 3-4/9/1990 là bước ngoặt của quan hệ Trung-Việt... Hai bên ký kết "Kỷ yếu hội nghị" đồng thuận bình thường hóa quan hệ song phương. Đảng cộng sản Việt Nam không tiết lộ và cũng không công bố cho toàn nhân dân Việt Nam biết cuộc đàm phán bí mật, một sự kiện lịch sử quan trọng này. Ngày 5/11/1991, Đỗ Mười Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Võ Văn Kiệt Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đến thăm Trung Quốc. Ngày 7/11/1991, hiệp định mậu dịch Trung-Việt và hiệp định tạm thời về việc xử lý công việc biên giới hai nước đã được ký tại Nhà khách chính phủ Điếu Ngư Đài Quốc Tân Quán Bắc Kinh (Điếu Ngư Nhai Nuốc tân quán).

Tiến trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990 - Chương 2/26 (Huỳnh Tâm)

Con đường nào dẫn đến đàm phán 1990


Bỗng dưng bức xúc trước lời gọi "Chúng Tôi Muốn Biết" về tình hình của đất nước, cho nên mạn phép vào ngã rẽ đất nước đang điêu linh để viết loạt bài "Tiến trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990", loan tải trên mạng Dân Làm Báo, hầu gửi đến toàn thể công luận và đảng viên Cộng sản để cùng nhau biết về sự thật sau lưng của những kẻ phản quốc, bán nước Việt Nam cho Trung Quốc. Nội dung tài liệu này đã đối chiếu rất trung thực từ trong ngăn kéo của BCT/TW đảng Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam.

Tiến trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990 - Chương 3/26 (Huỳnh Tâm)

Hoàng Sa, Trường Sa, Vịnh Bắc Bộ


Ngày này xem Việt Nam là một thành viên góp phần tạo nên sự thành hình của thế giới. Mỗi chúng ta là một thành tố tạo dựng nhân loại, đóng một vai trò ngày càng quan trọng, tất cả đã là người đều được quyền sống có giá trị như nhau, mỗi người sinh ra ở cõi đời này đồng nhận được ưu tú nhân ái. Cho nên khi đất nước bị suy sụp chúng ta có quyền xây dựng, những ai làm vật cản trở sẽ bị sa thải và biết tha thứ những kẻ từng tội lỗi, điều này đạo đức của dân tộc Việt có thừa, và tất yếu bảo vệ chính đáng theo qui luật sinh tồn của dân tộc Việt.

Tiến trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990 - Chương 4/26 (Huỳnh Tâm)

"Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu!"
(Nguyễn Cơ Thạch)


Giang Trạch Dân cần một bản văn kiện đàm phán bí mật, đề nghị Nguyễn Văn Linh cùng ký vào "Kỷ yếu", Trung Cộng đã có chủ ý bày ra một âm mưu sâu xa, Nguyễn Văn Linh không nề hà việc bán nước này, ông rất vui vẻ xắn tay áo đóng ký, từ đó Thành Đô Tứ Xuyên chính thức chào đời bản lịch sử "Kỷ yếu Thành Đô 1990", nội dung chuyên chở toàn bộ lộ trình Việt Nam đi về hướng bành trướng Đại lục.

Tiến trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990 - Chương 5/26 (Huỳnh Tâm)

Hội nghị bí mật Thành Đô 1990


Nguyễn Văn Linh tuyên bố "3 quyết tâm" khẳng định trung thành với "Bác" đảng Trung Cộng:
- Chúng tôi quyết tâm sửa chữa những sai lầm về chính sách trong quá khứ và không bao giờ quên ơn đảng BCT/TW Trung Cộng. "Ngã môn hữu quyết tâm giải quyết quá khứ chánh sách đích thất ngộ hòa vĩnh viễn bất hội vong kí cảm tạ song phương BCT/ Trung quốc trung bộ".
- Chúng tôi quyết tâm khôi phục lại chính sách Trung Cộng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm xưa đã quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai đảng và hai nước. "Ngã môn quyết tâm khôi phục hồ chí minh chủ tịch đích trung quốc quốc gia chánh sách, tại quá khứ đích nhất niên lí nhất trực thị lưỡng đảng, lưỡng quốc chi gian đích truyền thống hữu hảo quan hệ".

Tiến trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990 - Chương 6/26 (Huỳnh Tâm)

Nguôi ngoai cái hội nghị bí mật Thành Đô


Sau vài tháng hội nghị còn nóng, Bắc Kinh không để Hà Nội tùy tiện an phận, gửi chỉ thị độc đến Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười hãy tiếp nhận mật lệnh mới, dù đang bất tỉnh cũng phải đứng lên vặn lấy sức người thực hiện "bình thường hóa quan hệ Trung-Việt" theo chỉ thị nghị quyết "Kỷ yếu" đã định. Đồng thời Tiền Kỳ Thâm đã 2 lần bí mật gặp Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười và nhiều lần hẹn gặp Thứ trưởng thứ nhất Bộ ngoại giao Việt Nam Đinh Nho Liêm để thúc giục, tiến hành gấp rút nghị quyết Trung-Việt, nhằm nhanh chóng đạt giải pháp chính trị "đảng còn nước mất", buộc đảng Cộng sản Việt Nam tận dụng hết khả năng chạy theo tiến trình toàn diện chính trị.

Tiến trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990 - Chương 7/26 (Huỳnh Tâm)

Ngoại trưởng Trung Quốc Tiền Kỳ Thâm


Ngoại trưởng Trung Quốc Tiền Kỳ Thâm tuyên bố trong hội nghị đàm phán tại Hà Nội:
− Đã đến lúc chúng tôi xử lý vùng Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam, thẳng thắn, thu về toàn bộ lãnh hải, nay phân giới cắm cột mốc chỉ là một động tác giả hình, nhằm che khuất lòng dân của bạn phẫn uất, chúng tôi thực hiện những gì dưới sự đồng tình của quý đồng chí. Đàm phán đã trở thành một phần quan trọng, chúng tôi muốn phân định ranh giới lãnh thổ và lãnh hải, đây là một hồ sơ Biển Đông cho phép hợp thức hóa trước Liên Hiệp Quốc, các bạn là người hổ trợ cho chúng tôi. Một điều nữa, tác động lên lưng ngư dân Việt Nam, mục đích của nó có liên quan đến việc duy trì ổn định trong khu vực Vịnh Bắc Bộ, cũng là một vấn đề chính trị mà nhà nước Việt Nam phải thi hành đúng luật pháp? Hy vọng,

Tiến trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990 - Chương 8/26 (Huỳnh Tâm)

Vịnh Bắc Bộ Việt Nam


Vịnh Bắc Bộ Việt Nam là một vịnh nửa kín, được bao quanh bởi đất liền giữa Việt Nam và đảo Hải Nam của Trung Quốc. Vịnh Bắc Bộ là tuyến đường biển phía Tây Nam của Biển Đông, có diện tích khoảng 126.250 km2 (36.000 hải lý vuông), chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 310 km (176 hải lý), nơi hẹp nhất ở cửa Vịnh rộng khoảng 207,4 km (112 hải lý).

Tiến trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990 - Chương 9/26 (Huỳnh Tâm)

Ngày nay tiết lộ những dối trá của "Bác" đảng.


Hầu Hạc Tường (Hou Hexiang) gửi cho chúng tôi bài viết của phóng viên Bổn Khan Tấn (Ben Kanxun) nội dung cuộc phóng vấn Ngoại trưởng Việt Nam Nguyễn Duy Niên sau khi đã ký kết những thỏa thuận. Ông đồng ý trả lời, phỏng vấn liên quan đến "Thỏa thuận phân định Vịnh Bắc Bộ", "Việt Nam-Trung Quốc tăng cường tin cậy lẫn nhau" và "thúc đẩy quan hệ song phương, hợp tác đóng góp toàn diện".[1]

Tiến trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990 - Chương 10/26 (Huỳnh Tâm)

Lo ngại cho tương lai Việt Nam


Chúng ta cần biết nhiều về đối phương Bành trướng chọn lấy ngoại giao "quan hệ song phương" và "ích lợi quyền lực chung", họ quyết định dùng phương thức đàm phán cho đến năm 2020, của một giao đoạn hòa nhập trong thế kỷ 21. Hai đảng Cộng sản tiến hành nhịp độ "mịn", cùng ăn chung trên một mẫu bánh Việt Nam. Khởi đầu ăn từ Vịnh Bắc Bộ vào năm 1991 sau khi Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt đến Bắc Kinh. Sau 9 năm đàm phán Việt Cộng ký kết mở rộng diện tích lãnh hải vùng đảo Bạch Long Vĩ cho Trung Cộng, từ đây lãnh hải của Việt Nam bị thu nhỏ lại, quyền hoạt động ngư nghiệp của người dân Việt Nam giới hạn ven bờ Vịnh Bắc Bộ. Đoạn nửa còn lại xây dựng kế hoạch áp dụng mô hình cho đàm phán biên giới đất liền, vùng đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông Việt Nam-Trung Quốc. Giai đoạn sau khi ký những hiệp ước trên thành công, Trung Cộng tung ra những nhóm đàm phán dưới sự chi phối của gián điệp xây dựng quốc gia, chiến tranh, chính trị, phản gián, kinh tế, và quốc phòng để nhập Việt Nam vào đại lục Trung Quốc.

Tiến trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990 - Chương 11/26 (Huỳnh Tâm)

Sĩ tiết của dân tộc Việt Nam đã mất hay vẫn còn


 Raymond Aubrac của tác giả Pascal Convert. NXB Seuil, phát hành tháng 5 năm 2011 Paris. Những tiết lộ mới về "Bác Hồ", hy vọng đảng ta học tập theo gương cách mạng ôm người. Sau một cơn giận dữ của bão tố, "Bác" cháu nằm bài xái một gốc đời thực. Photo này xin tặng toàn đảng Cộng sản, xem qua cho biết "Bác" và chúng cháu hành quân đêm lẫn ngày. Chúng tôi tặng trước công luận và sẽ viết trong loạt bài "Hồ Chí Minh, một gián điệp hoàn hảo". Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm.

Tiến trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990 - Chương 12/26 (Huỳnh Tâm)

Trung Cộng xoay lưng một vở tuồng nô lệ


 BCT/TW Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư Đỗ Mười và Chủ tịch nước Lê Đức Anh mời Tổng Bí thư, Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC) Giang Trạch Dân chính thức viếng thăm Việt Nam. Vừa xuống phi cơ, ông ta tuyên bố ngay với giới báo chí, truyền thông lớn nhất của Trung Quốc như nhật báo Nhân Dân, nhật báo Quang Minh, Tài liệu tham khảo Tin tức, Global Times, nhật báo Quân đội Giải phóng, nhật báo Giải phóng:

Tiến trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990 - Chương 13/26 (Huỳnh Tâm)

Nhà Hán, tiêu diệt nhà Việt Nam



Thầy trò hai đảng Việt Cộng-Trung Cộng cấu kết tình gian, thực hiện qui luật che đậy, giấu kín Hội nghị bí mật Thành Đô 1990. Theo nội dung "Kỷ yếu" công thức mua bán nước Việt Nam, quan trọng nhất Trung Cộng thực hiện xâm lăng "Mịn" trong những môi trường tế nhị. Phương Tây gọi là lý thuyết "Mềm". Từ khi có "Bác", Trung Cộng nuôi dưỡng chế độ Việt Cộng bằng dược liệu "Toàn cao đan thụ quan", người Việt Nam thường nghe nói đến thuốc "Cao đơn hoàn tán". Một loại thuốc chính trị xú khí ngu muội, nguồn tính phát độc nhu nhược, mang cấp tính và mãn tính cao. Mao Trạch Đông tiết lộ: "Hồ Chí Minh cho rằng Việt Nam được nuôi dưỡng xú khí càng lâu càng ngu" (Hồ Chí Minh Việt Nam bị đề xuất, chỉ yếu khí nguyên phiệt) [1].

Tiến trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990 - Chương 14/26 (Huỳnh Tâm)

Kính cẩn nghiêng mình trước những anh hùng vô danh


Những anh hùng vô danh cả hai chế độ VNCH và VC đã hy sinh vì Tổ quốc, dâng lên một nén hương lòng cùng với tất cả con dân đất Việt, tưởng nhớ những linh hồn, lòng quá xúc động những vị tướng lãnh đã tử nạn vì đảng "Bác" ám sát, và những dấu chân chiến binh không hề thối bước tại biên giới Tây Bắc, Ngũ lĩnh Lão Sơn, Vịnh Bắc Bộ, Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa v.v... chiến đấu dũng mãnh trước quân thù Trung Cộng. Đôi lời cảm xúc gửi đến quý vị tướng lãnh Việt Nam tại chiến trường Lão Sơn đã từng làm chứng nhân cuộc chiến thảm bại này, nay còn hiện hữu sẽ đọc được loạt bài Lão Sơn đẫm máu.

Tiến trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990 - Chương 15/26 (Huỳnh Tâm)

Phẩn nộ lời "Bác" bất trung với dân tộc Việt Nam
Thiếu Tướng Lưu Xương Hữu (Liu Changyou) ch huy quân đoàn 14, quân tri Lão Sơn ti nông trường Thiên Bảo (Mary Rose). Nguồn: Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm. 

Ngày 22 tháng 2 năm 1982. Võ Văn Kiệt thay mặt BCT/BCH TƯ Việt Cộng tự hào tuyên bố: "Năm 1979, Việt Nam chiến thắng, đánh cho Trung Quốc 1000 năm không dám quay đầu trở lại".
Hóa ra lời tuyên bố của đảng "Bác Hẹ" trống rỗng không linh ứng tí nào, hầu hết xưa và nay vẫn thế không thay đổi vốn đã lừa bịp không muốn hiểu thấu cục diện thế giới, dù tình thế diễn ra theo trạng thái khác vẫn tin tưởng có "Hồ-Mao" chỉ đường độc trị, nay đã hơn 70 năm. Bỗng năm (5) năm sau vào ngày 2 tháng 4 năm 1984 không hẹn lại đến, (1979-1984). Trung Cộng xua quân mở cuộc chiến tranh, đánh vào biên giới Việt Bắc tại dãy núi Lão Sơn chạy dài từ Lào Cai đến Hà Giang, trường kỳ chiến tranh 12 năm sau Trung Cộng chiếm hết dãy núi Lão Sơn (đất cũ).

Tiến trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990 - Chương 16/26 (Huỳnh Tâm)

Bàng hoàng trước ngưỡng cửa biên cương

Nhân dân Việt Nam qua sông Tây Lộ phải nộp lệ phí cho công an Trung Quốc. lãnh thổ Chủ quyền Việt Nam nhưng nộp thuế cho Tàu Cộng. Nếu đi lẻn qua sông đến Mang Thị gặp cảnh sát Trung Quốc sẽ bị sát hại vô điều kiện, biên giới mất an ninh, đời sống của dân trở nên u ám đã xảy ra thường ngày. Nguồn: Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm.

Tháng 8 năm 2006, chúng tôi có cơ hội đến Quảng Tây, khởi đầu hành trình đi Nam Ninh, qua Bằng Tường, tham quan tình hình thương mại biên giới Trung Quốc-Việt Nam, sau đó đi thêm 18 km, đến cửa khẩu Hữu Nghị biên giới của Trung Quốc và Việt Nam, ghé thăm Tây Lộ mới biết nơi đây khu quân sự (junshi-xilu) của Trung Quốc chiếm đóng trong lãnh thổ Việt Nam.

Tiến trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990 - Chương 17/26 (Huỳnh Tâm)

Tổ quốc tồn vong sao không biết ?


Kết quả Việt Nam thu hẹp lãnh thổ và lãnh hải.
Ngày 22 tháng 2 đến ngày 25 tháng 3 năm 1994. Nhóm làm việc chung biên giới đất liền và phân chia các nhóm làm việc chung Vịnh Bắc Bộ đã tổ chức một vòng đàm phán đầu tiên ở thủ đô Hà Nội Việt Nam.
Kể từ đó, các cuộc đàm phán biên giới đất liền Việt-Trung bước vào một giai đoạn của việc giải quyết các vấn đề cụ thể.

Tiến trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990 - Chương 18/26 (Huỳnh Tâm)

Âm khí mờ mịt chiến trường Lão Sơn

 Cuốn sách hành động Hồ Chí Minh "sinh Bắc tử Nam". Ngày nay Đại tướng nướng quân Văn Tiếng Dũng thực hiện lùa thanh niên ra chiến trường Lão Sơn. Nguồn: Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm.

Những ngôi sao trên chiến trường biên giới Việt Bắc, giữa hai quân đội nhân dân Việt Cộng và Trung Cộng không thể cho rằng tương quan lực lượng. Những tướng Trung Cộng trước đó đã từng tham chiến "Tự Vệ" theo nghĩa của Đặng Tiểu Bình đề xướng vào ngày 17 tháng 2 năm 1979. Năm (5) năm sau (1984) cũng những tướng ấy tham chiến lần thứ hai, tất nhiên họ có dày dạn chiến trường. Chỉ khác một điểm chiến trường lần này tại dãy núi Lão Sơn quá nhiều hiểm trở và gặp đối thủ dày kinh nghiệm của năm 1979.

Tiến trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990 - Chương 19/26 (Huỳnh Tâm)

Máu đào gọi tấc đất quê hương

Chúng tôi đã từng hiện diện tại chiến trường dãy núi Lão Sơn, đích thân tìm hiểu về tình hình chiến sự của phía Việt Cộng, qua những tù binh Việt Nam bị Trung Cộng bắt được tại chiến trường, và đối chiếu những tài liệu lưu trữ của Quân khu Vân Nam về cuộc chiến Việt Nam-Trung Quốc vào đầu tháng 4 năm 1984.

Tiến trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990 - Chương 20/26 (Huỳnh Tâm)

Mặc niệm biên cương Tổ quốc

Chiến hào đồi núi cao điểm 1059 của sư đoàn 313 đang trấn thủ, với lời tuyên thệ đem thân xây thành bọc thép. Nguồn: Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm. 

Cuộc chiến biên giới Trung Quốc-Việt Nam quá tàn khốc, từ năm 1979-2010 đã gây cho Việt Nam mất đất nhiều nhất chưa từng có trong lịch sử cận đại. Mất bốn 4 ngọn núi phiá Bắc vào năm 1984: 1/ dãy núi Lão Sơn (Laoshan), 2/ Lâm Sơn (Forest Hill), 3/ Giả Âm Sơn (By Yin Shan), 4/ Bác Lý Hà Đông Sơn (Yinshan, balihe Mountain).

Tiến trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990 - Chương 21/26 (Huỳnh Tâm)

"Bác" đến từ những bước chân Trung Cộng


Ngày 2 tháng 4 năm 1984, Trung Cộng xâm lăng biên giới Lão Sơn Việt Nam, đáng kể nhất 6 tướng lãnh (Lục lâm) được đánh giá khả năng tương lai quân sự của Trung Cộng, học những chiến công lớn tại chiến trường Lão Sơn. Trước đó họ có tham chiến vào chiến dịch "Tự vệ" của Đặng Tiểu Bình, mở ra cuộc chiến tranh tại 6 tỉnh biên giới phía Tây Bắc và Đông Bắc Việt Nam vào ngày 17 tháng 2 năm 1979.

Tiến trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990 - Chương 22/26 (Huỳnh Tâm)

Tái diễn những hiệp ước bất minh chủ quyền


Ngày 25 tháng 6 Năm 2004, đảng Cộng Sản Trung Hoa công bố: "Cuộc họp lần thứ X của Quốc dân đại hội khóa X bỏ phiếu về việc phê duyệt "Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phân định phía Bắc Vịnh (Vịnh Bắc Bộ) và vùng lãnh hải (Hoàng Sa và Trường Sa) Việt Nam thỏa thuận đặc quyền kinh tế và phân định thềm lục địa" như quyết định trước đây, Việt Nam họp lần thứ năm Đại hội XI . Thứ ba ngày 15 tháng 6 Năm 2004, đã thông qua một nghị quyết phê duyệt các thỏa thuận. Tại thời điểm này, "Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ" giữa Trung Quốc và Việt Nam đã được hoàn thành trong quá trình tố tụng…..".

Tiến trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990 - Chương 23/26 (Huỳnh Tâm)

Việt Nam mất hết chủ quyền đất liền-biển Đông



Việt Nam bắt buộc phải khẳng định chủ quyền biển Đông gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không thể để xa lìa Tổ Quốc. Ngày nay không lý do gì đảng CSVN xóa bỏ phần đất chủ quyền của Tổ Quốc Việt Nam. Ngày xưa Ông-Cha ta muôn đời bảo vệ, lấy máu chan vào quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mọi sự sống còn của biển Đông chưa một khắc-phút xa rời.

Tiến trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990 - Chương 24/26 (Huỳnh Tâm)

Việt Cộng hàng tồn kho của Trung Cộng

Xem qua chân dung của Hoàng Đế Tập Cận Bình để nhân dân Việt Nam am tường lời tuyên bố của Tập Cận Bình "Giấc mộng Trung Quốc" sẽ trở lại với sự vĩ đại của nó. Nguồn: Wortdwide cover. net.

Chiến tranh sử dụng một tập thể có tổ chức chuyên bạo lực, dùng vũ trang chiến đấu vì mục đích để đạt được chính trị, kinh tế, xăm lăng lãnh thổ và thực hiện mục tiêu đô hộ hay An Nam khu tự trị. Bởi vì các chính trị gia thường gây chiến tranh chứ không phải là quân đội, nên cuộc chiến cũng được coi là phương tiện chính trị và ngoại giao cực đoan. Ngày nay nhân dân Việt Nam cần tường tận hơn về tình yêu đất nước, vì đang lâm nguy đứng trước người Hán đã từng thôn tính trên 100 quốc gia lớn nhỏ kết quả trở thành một Đại lục Hán quá tham vọng, và Trung Cộng không thể nhắm mắt trước một liến mồi nhu nhược như Việt Nam, họ đang lăm le tiến đến những cuộc chiến tranh mới chỉ vì muốn xăm lăng để thôn tính Việt Nam.

Tiến trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990 - Chương 25/26 (Huỳnh Tâm)

Him họa phương Bắc đã vào nhà Nam

 Ngày 14 tháng 10, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã gặp chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang tại Hà Nội. Nguồn: Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm.

Việt Nam đối với thế giới là một quốc gia rất lèo tèo về kinh tế, lý do chế độ xã hội chủ nghĩa, còn Trung Quốc thuộc về chế độ Cộng sản chủ nghĩa, họ có nhiều điểm tương đồng bởi một cha "Mao", mẹ "Hồ" giao cấu sinh ra nhất quán tư tưởng hệ thống xã hội chủ nghĩa. Chúng tôi có thể nói rằng tương lai xã hội chủ nghĩa nhất định phải xa thải chế độ phụ thuộc phần lớn tham nhũng, độc tài và phục quyền Quân chủ cha truyền con nối ngôi. Hai nhà nước này không tăng cường cho hòa bình hay phát sanh ổn định thế giới, đó là một yếu tố quan trọng của chủ nghĩa ăn thịt lẫn nhau, và để đối phó mạnh mẽ quan hệ giữa hai quốc gia đã chung cuộc "tao trị mầy".

Tiến trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990 - Chương 26/26 (Huỳnh Tâm)

Trung Quốc đã hoàn thành kế hoạch cướp nước Việt Nam

Dịch nguyên văn:"… Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng thành công Chủ Nghĩa Cộng Sản, Đảng CSVN và nhà nước Việt nam đề nghị phía Trung quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt nam xin làm hết mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công xây đắp trong quá khứ và Việt nam đồng ý sẵn sàng chấp nhận và đề nghị phía Trung quốc để Việt nam được hưởng quy chế Tự Trị trực thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc kinh như Trung quốc đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng tây…. Phía Trung quốc đã đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên và cho Việt Nam thời hạn 30 năm (1990-2020) để Đảng CSVN giải quyết các bước tiến cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình Trung quốc". Nguồn: Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm. [1]

Họa sĩ Đinh Cường người đi xa không trở lại (Huỳnh Tâm)

Họa sĩ Đinh Cường
Tôi vừa hay tin Họa sĩ Đinh Cường ra đi tối ngày 8 tháng 1 năm 2016. Một buổi tối Paris mưa âm thầm, nhè nhẹ tiển chân anh đi về cõi khác đời. Đinh Cường họa sĩ tài danh, có nhiều tác phẩm và nhiền bạn bè trong mọi giới, riêng tôi và Họa sĩ Đinh Cường có vài kỹ niệm với nàng An, vui nhau bên "cốc bia hơi" của thời cải thiện, tại báo Lao Động trước nhà thờ Đức Bà Sài Gòn năm 1981. Ba chúng tôi nghiệp đời khác nhau, anh Đinh Cường Họa sĩ, nàng An báo chí, còn tôi Nhiếp ảnh gia, thời ấy tình tràng hơn cả cốc bia hơi, không bao lâu mỗi người đi mỗi hướng, cảnh chia tay hẹn sau này hội ngộ. Đến năm 1983 tôi đi Pháp, năm 1989 anh Đinh Cường đi Hoa Kỳ, quê nhà chỉ còn lại nàng An, riêng Họa sĩ Đinh Cường hội ngộ với tôi hai lần tại Paris, còn nàng An đã 33 năm chưa gặp lại, nếu ngày ấy có hội ngộ cũng không còn vui như thuở ấy. Hôm nay, tôi và nàng An từ xa thắp nén hương lòng dâng lên thiên cảnh quyện vào linh hồn anh vẽ thành chân dung siên thoát, tỏa ngát lời thơ trong tranh thiếu nữ.

Quê hương tôi cứ mãi điêu linh - Kỳ 16 (Huỳnh Tâm)

"Bác" còn hơn Mỹ ném bom

"Nữ dân quân tải đạn" đường sông, rừng, biển v.v.... Nguồn: tài liệu Huỳnh Tâm

Trong chiến tranh Việt Nam có hơn trăm ngàn phụ nữ như Mai Thị Diễm và Vũ Hoài Thu, chủ yếu duy nhất làm một việc "gái giải sầu" cho các cấp chỉ huy trong quân đội Việt Cộng, mang tiếng nữ quân nhân tham gia chiến đấu nhưng trên đôi vai làm nghĩa vụ "nữ dân quân tải đạn" cung cấp chiến trường theo đường vận chuyển sông, rạch, rừng, biển v.v...

Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam - Kỳ 1/14 (Huỳnh Tâm)

Tư lệnh phó, Đại tướng Yang Dezhi (杨得志) Dương Đắc Chí. Nguồn: Hoa Chí Cường

“…Theo tôi biết, xung đột vũ trang hiện nay rất nghiêm trọng, các chi tiết cướp biên giới hoàn toàn từ phía Trung Quốc, khói lửa ấy đem đến cho Việt Nam, trái với lòng mong muốn của người dân Trung Quốc và Việt Nam…”
LTS: Loạt bài về chiến tranh biên giởi Việt Trung 1979 đã được phổ biến cách đây một năm. Nhân ngày kỷ niệm 17/2/1979, chúng tôi đăng lại toàn bộ 14 kỳ về cuộc chiến đau thương và nhục nhằn của nhân dân Việt Nam để tưởng nhớ đến anh linh của các chiến sĩ đã hy sinh cho sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Trong những năm gần đây, đảng CSVN đã có những nỗ lực nhằm xóa bỏ những chứng tích của một cuộc dàn xếp mua bán một phần lãnh thổ Việt Nam.

Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam - Kỳ 2/14 (Huỳnh Tâm)


“…Quý đồng chí có biết không, Tân Hoa Xã đã phổ biến thông điệp kêu gọi toàn dân: "Tích cực bảo vệ biên giới, dùng cường độ tiếng súng uy hiếp địch". Nhưng không ngờ vài Lữ đoàn mới vượt qua biên giới, gặp địa hình phức tạp, cộng với dân quân địa phương cố thủ…”
Chiến trường Lão Sơn hốt xác chiến binh Việt Nam và Trung Quốc

Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam - Kỳ 3/14 (Huỳnh Tâm)



“…hiểu nổi lòng chiến binh nằm xuống trên đất quê hương, tuy nhiên họ nào có biết, đã tưởng chết là hết, ngờ đâu thời cuộc đưa đẩy mộ phần chiến binh vào đất địch, không còn ước mơ hay chọn lựa nào khác, và nhật ký thay cho nấm mồ vùi sâu, phiêu lạc!...”

Đại họa nghìn năm nô lệ gần kề.
Sau khi chào tạm biệt ga tàu hỏa Hợp Phì (合肥站), chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình gian nan hơn. Vì thân thể có lẽ tiêu hao sức lực, nên lòng thật sợ hãi, e rằng không còn can đảm để bước vào chiến lũy. Đầu óc căng thẳng tột độ, suy nghĩ mông lung. Tinh thần quay cuồng muốn điên lên được vì trông thấy trước mắt con mãnh thú Trung Quốc. Tôi tự hỏi:

Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam - Kỳ 4/14 (Huỳnh Tâm)


“…Một điểm rất quan trọng là địch quân chưa ra trận đã thua trước, bởi người của ta trong Cục Quân báo, Tổng Cục 2 Việt Nam, và những liên hệ trong ban lãnh đạo trung ương của đảng CS Việt Nam thường xuyên cung cấp đầy đủ tin tức chiến dịch "núi" cho CPC của ta!...”
Bán đất Việt dâng cho Trung cộng.
Hải Âu (海鸥DF-1, Quân đoàn 14), oai phong trong bộ quân phục trên cầu vai mang quân hàm Tá của Quân đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc, dự định hôm nay đưa tôi đi giới thiệu với tên Tư Lệnh Sư đoàn 67, Đại tá Trương Chí Kiên (张志坚- Zhang Zhijian).

Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam - Kỳ 5/14 (Huỳnh Tâm)



"…những cuộn phim đã chụp mang nhiều giá trị tư liệu quân sử không ngoài mục đích này.Thực ra tôi đã chủ động trước, và nẩy ra sáng kiến để tránh 625 cuộn phim bị mất trắng, thà tặg Hải Âu để ngày sau muốn dùng số phim đã tặng, có thể xin lại được những hình ảnh cần thiết…"

Dòng máu Việt đổ trên chiến trường biên giới
Sau 2 giờ giải phẫu vết thương nơi chân, tôi được biết kết quả viên đạn chỉ đụng vào một phần gân nhỏ, ống xương còn nguyên không đến nỗi trầm trọng. Ca giải phẩu hoàn tất, họ chuyển tôi đến khu phục hồi, và tôi phải nằm ăn vạ ở đây vài ngày nữa mới rời bệnh xá quân y của Tập đoàn 25 trú binh tại chiến trường Tây Nam Vân Nam.

Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam - Kỳ 6/14 (Huỳnh Tâm)


“…Theo tài liu mt đưc mã hóa, Quân y Trung Ương (CPC) đng CS Trung Quc đã khng đnh rng đng CS Vit Nam giao ưc không vin binh và ym tr phương tin cho quân tin tuyến ca h ti mt trn Lão Sơn Lào Cai, đng thi giám sát cht ch không cho đng biến mnh trên chiến trưng…”

Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam - Kỳ 7/14 (Huỳnh Tâm)

“…Nhân dân Việt Nam hầu như không biết gì về chiến tranh biên giới 1979 và trận chiến khốc liệt nhất 1984-1989. Họ đang tìm cách xóa nhòa những ký ức về những cuộc chiến này. Đảng CS Việt Nam ngày nay đã hiện nguyên hình một tên đại bịp, dối trá đứng trên lịch sử, phá tan hoang dân tộc Việt Nam…”

Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam - Kỳ 8/14 (Huỳnh Tâm)


“… Chúng em đã khắc bạc với đảng CS Việt Nam từ lâu, nhưng trong người lính vẫn còn tính thiêng liêng, dành riêng cho Tổ quốc. Nay chúng em đã ước thề, "một ngày nào đó, nếu có điều kiện không thể tha thứ thằng hèn đảng CS Việt Nam, chúng bán đứng biên giới của Tổ quốc cho bọn bành trướng Bắc Kinh"…”

Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam - Kỳ 9/14 (Huỳnh Tâm)



“ …Đảng CS Việt Nam cho đến nay không muốn nhớ hay cố tình quên lãng những tướng lãnh đã từng tham chiến tại chiến trường Lão Sơn. Những tướng lãnh ấy không được ghi tên tuổi trong lịch sử chiến tranh cận đại của quân đội CS Việt Nam. Không nhắc đến tên họ là thiếu sót rất lớn đối với lịch sử…”

Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam - Kỳ 10/14 (Huỳnh Tâm)


“…Cấp lãnh đạo Đảng CS Việt Nam đã hoàn toàn bưng bít cuộc chiến này, không muốn người dân biết giặc Trung Quốc xâm lăng biên giới phiá Bắc của Việt Nam. Họ muốn chạy tội bán nước, nên họ vận động bí mật khẩu hiệu "không muốn nhớ và hãy quên lãnh thổ"…”

Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam - Kỳ 11/14 (Huỳnh Tâm)


Thiếu tướng Trương Hựu Hiệp (张又侠 - Zhang Youxia). Ảnh: Hải Âu (海鸥DF-1, Q40)

“…Trong đầu của kẻ tổ chức và phát động chiến tranh lúc nào cũng có mưu toan chiến lược tương lai, đảng CS Việt Nam cũng không ngoại lệ. Sau năm 1954, CS Việt Nam và Trung Quốc thi nhau bố trí lực lượng nằm vùng tại miền Nam Việt Nam. Lực lượng này gồm những gián điệp người Việt chuyên nghiệp, sống và làm việc không để lộ hành tung…”

Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam - Kỳ 12/14 (Huỳnh Tâm)


“…Nhiệm vụ trên vai của người tình báo Hoa Nam phải biến đổi thực chất nội bộ đảng CS Việt Nam, từ thượng tầng đến hạ tầng đảng bộ, công tác hành động gồm có tâm lý chiến, binh vận, dân vận, thủ tiêu, bắc cóc, tạo ảnh hưởng thân Trung Quốc, triệt hạ uy tín của đối phương thân Liên Xô…”


Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam Kỳ 13/14 (Huỳnh Tâm)

Danh sách 41.321 binh sĩ Trung Quốc tử vong, và 5.834 mất tích tại chiến trường Laoshan từ 1984-1999.
“…Lịch sử Bắc thuốc đang tái diễn, đảng CSVN cúi lưng xin hưởng qui chế chư hầu Bắc Kinh, chỉ vì muốn đảng CS tồn tại, và trắng trợn chà đạp lên giá trị Tổ quốc Việt Nam. Thật là khủng khiếp!...”
Thanh xuân lấy máu xây thành biên cương
Thường ngày tôi đứng trên đỉnh núi 255, nhìn về hướng Nam, thấy một ngọn đồi nhỏ vô danh. Hải Âu nói phớt qua một lần, đại khái đây là "khu quân sự của ta". Đi bách bộ 25 phút sẽ đến nơi. Địa hình địa thế bên ấy được phòng thủ nghiêm mật không khác gì một thành quách kiên cố. Rừng già còn nguyên vẹn chưa bị đạn lửa xâm phạm. Tôi không để ý lắm đến toán quân đội Trung Quốc phòng thủ ở đó. Sau một thời gian thắc mắc tìm hiểu, không biết vì lý do gì núi đồi nhỏ như thế này lại xây dựng đến 40 lo cốt, vì chỉ cần dùng vật liệu xây dựng bằng bao cát là đủ rồi, và lại có cả một phần bê tông cốt sắt nữa.

Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam Kỳ 14/14 (Huỳnh Tâm)

“…toàn dân Việt Nam không hề biết đến cuộc chiến bỉ ổi này, một cuộc chiến khốc liệt nhất trong lịch sử Việt Nam, đến đỗi núi xương trắng của tuổi xanh phơi cao ngất trời, sông suối máu đỏ chảy xiết hơn mùa nước lũ, thấu sương mù, khí lạnh cả bầu trời cao nguyên Lão Sơn…”

Xương trắng phơi cao ngất trời
Chiều ngày 21/9/1987, quân báo Trung Cộng đưa tin chiến thuật giao quân tại núi 255, khởi hành vào lúc 17 giờ chiều nay, đến 4 giờ sáng hôm sau vào địa chỉ cao điểm 1509. Đoàn quân phải băng qua nhiều đồi rừng núi, đôi khi gặp chướng ngại vật như bãi mìn hay phục kích của bộ đội Việt Nam, thời gian lộ trình 10 giờ, và dài hơn 30 km.

Hồ Chí Minh, một gián điệp hoàn hảo - Kỳ 1 (Huỳnh Tâm)

Trước năm 1965. Trung Quốc đưa một đoàn quân tình báo vào Việt Nam, 
nhân dịp Hồ Chi Minh đến Trung Nam Hải báo cáo chiến thắng. Chu Ân 
Lai, Hồ Chí Minh và Mao Trạch đông bí mật cụng ly chúc mừng. 
Nguồn: Tư liệu Hoa Nam..

"...Rất tiếc có một số trí thức của đảng cộng sản vẫn âm u trí tuệ, không thấy được sự giả trá của Hồ Chí Minh để rồi viết lên lời ca tụng lộ liễu, không khác nào những mũi tên tẩm thuốc cực độc ám sát cả dân tộc Việt Nam, như những bài của Nguyễn Trọng Hoàn, Nguyễn Đăng Lâm..."

Chúng tôi khám phá cả hai (2) tập thơ "Ngục Trung Nhật Ký" (狱中日记) hay "Nhật ký trong tù" nguyên bản và sao lục, viết từ ngày 29 tháng 8 năm 1932 đến ngày 10 tháng 9 năm 1933. Khẳng định rằng, hai tập thơ này hoàn toàn không phải thủ bút của Hồ Chí Minh, bởi chúng tôi có nguyên bản tập thơ, cùng những bản công văn, báo cáo viết từ năm 1940 đến tháng 6 năm 1968, và thư pháp, nay công bố tư liệu cả một đời người của Hồ Chí Minh. Toàn bộ nội dung bí mật, bao quát những diễn biến điệp vụ, sẽ được tuần tự diễn giải trong mọi chi tiết, ngoài ra còn có những mật danh sử dụng vào việc công văn, báo cáo cho tình báo Hoa Nam, chưa hề tiết lộ như trong bài viết: "Hai trăm mười tám (218) bí danh, biệt danh, bút danh của Hồ Chí Minh". [1]