Hu Zhiming, tên ma đầu đại bịp Kỳ 13/14 (Huỳnh Tâm)

“...Quốc Dân Đảng thất bại vì âm mưu của Trung Cộng cài tên nằm vùng Lê Hữu Cảnh trong ban chấp hành Việt Nam Quốc Dân Đảng, chỉ điểm cho quân Pháp phản công, VNQDĐ thất thủ…”

Vào lúc 8 giờ sáng, ngày 06/11/1942, An Ninh Trung Hoa Dân Quốc đưa cho Hu Zhiming một bản phân tích một gốc cạnh hoạt động của đảng Cộng sản Trung Quốc, trong mục đích nhằm đo lường phản ứng của Hu Zhiming. Đương sự tiếp nhận và đọc:

- Vào năm 1940 tại Diên An, Mao Trạch Đông vận dụng tinh thần cách mạng Quốc tế Cộng sản, tranh thủ tìm mọi sự ủng hộ của giới trí thức, nắm lấy dụng cụ văn học làm tay sai, mời hơn 54 học giả nổi tiếng có quan hệ xã hội chặt chẽ. Ông ta suy nghĩ phát triển văn học nhân dân theo chính sách đảng quy định và hướng dẫn "Trăm hoa đua nở". Những người làm văn học cho rằng, Mao Trạch Đông dùng nước bọt "Trăm hoa đua nở". Hành động này chỉ bằng lời nói không chứng minh được bởi quan điểm của Mao thường "dối trá trắng trợn" trong tư tưởng Cộng sản. Phần đông trí thức bất đồng chính kiến ​​không thể chấp nhận khẩu hiệu "Trăm hoa đua nở" của kẻ ma đầu, Mao muốn thành hình cách mạng văn học tuân theo mệnh lệnh đảng, điều này rất khó, từ lâu giới văn học đã mở ra những cuộc thảo luận tẩy chay Mao Trạch Đông qua mọi hình thức, mức độ khác nhau. [1]
Mao Trạch Đông tin rằng "Cách mạng Văn hóa" có thể mở rộng phong trào trí thức đưa đến gần gũi với những người bình thường như công nhân và nông dân. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng Văn hoá do Mao Trạch Đông khởi xướng đã làm cho nền văn hoá và trí thức Trung Quốc sợ hãi. Một lần nữa Trung Quốc phải chịu đựng thảm hoạ văn hóa cuồng ngôn. Hiện tượng "Cách mạng Văn hoá" đẩy trí thức chấp nhận sự xuất hiện ý thức hệ, do đó có một số trí thức Trung Quốc đã bị bức hại chủ yếu do Cách mạng Văn hoá.
Mao Trạch Đông dùng khủng bố đẩy giới trí thức phải kết hợp với công nhân và nông dân. Sinh hoạt này tự bản chất không thực tiễn vì các nhà trí thức sinh hoạt như một tầng lớp độc lập. Mao Trạch Đông muốn văn học phải gắn liền với đất nước khi tình hình thay đổi. Mao Trạch cho rằng trí thức và tầng lớp công nhân có nhiều điểm giống nhau. Điều này thật phi lý. Giới văn học Trung Quốc gọi Mao là "Mao, con cắc kè bông". Quan điểm của Mao Trạch Đông về văn học thuộc về cơ bản trí tuệ, ông ta bày tỏ: "Trí thức trong cuộc đấu tranh cách mạng cần hòa nhập vào không gian quần chúng, văn học phải có quyết tâm để phục vụ lợi ích của quần chúng và kết hợp với quần chúng, văn học cần kết hợp với xu hướng chủ nghĩa chủ quan và chủ nghĩa cá nhân. Mao suy nghĩ rằng văn học cần có xu hướng sản phẩm". [2]
Phần lớn các nhà trí thức theo cách mạng Trung Quốc, dù đóng vai trò tiên phong và cầu tiến cũng đã không thể ngửi được mùi hôi của Mao. Hầu hết  trí thức đều có những khoảnh khắc quan trọng thuộc về lý trí, họ có thái độ tiêu cực muốn ra khỏi hàng ngũ cách mạng, và chấp nhận trở thành kẻ thù của Mao Trạch Đông.

Hồ Tập Chương (Hu Zhiming) thấm thoát ngồi tù trên hai tháng, nhớ thành ngữ Trung Quốc có câu: "一日在囚千秋在外- Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại". Một ngày trong nhà giam dài bằng nghìn năm ở bên ngoài. Bây giờ muốn xin ra khỏi phòng giam, hít thở sâu một ít không khí, chẳng thấy người trông coi trước cửa phòng giam. Nhớ những ngày tháng trước khi vào tù, đương sự tiết lộ :
Năm 1930, tại Việt Nam xã hội xáo động, thiếu thực phẩm trong phạm vi rộng, phần lớn một số dân chết đói, trường hợp trẻ em thiếu dinh dưỡng rất phổ biến. Thông qua cuộc nổi dậy ở Yên Bái, cùng lúc Trung Cộng tập hợp tại biên giới Việt Nam trên danh nghĩa Việt Minh đấu tranh giải phóng. Việt Nam Quốc Dân Đảng thống nhất công-tư chức, thương nhân và nông dân đấu tranh giai cấp tư sản, tổ chức vũ trang. Trong tổ chức có những can thiệp của người Cộng sản trá hình quốc gia để chống Pháp [3], trong khi ấy đảng Cộng sản đã chuẩn bị sẵn âm mưu dùng chiến thuật khủng bố từng cá nhân bất đồng chính kiến, họ đưa ra những khẩu hiệu bất nhất tạo tâm lý sợ hãi, "bất an", và cuối cùng người thắng cuộc không ai khác hơn đảng Cộng sản.

Bản đồ Việt Nam được Mát-xcơ-va, Liên Xô in năm 1936. Tiến trình dầu loan của Đế quốc Cộng sản. Nguồn tài liệu: Huỳnh Tâm.

Tháng 1 năm 1930. Việt Minh sử dụng thủ đoạn khai thác tâm lý tạo mâu thuẫn trong khối dân tộc Việt Nam với thuộc địa Pháp, đồng thời tăng cường mở rộng đàn áp những đảng Quốc gia. Vào đêm 09 tháng 2 cùng năm, Việt Nam Quốc Dân Đảng lấy quyết định giải phóng đất nước với tổng số 200 quân linh, dấy binh tại Yên Bái và ven bờ sông Hồng chống lại ách thống trị thuộc địa Pháp, dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Thái Học. Những người nổi dậy đã chiếm một số doanh trại. Chẳng bao lâu cuộc nổi dậy lan đến một số vùng lân cận. Quốc Dân Đảng thất bại vì âm mưu của Trung Cộng cài tên nằm vùng Lê Hữu Cảnh trong ban chấp hành Việt Nam Quốc Dân Đảng, chỉ điểm cho quân Pháp phản công, VNQDĐ thất thủ. Lực lượng khởi nghĩa bị đánh bại, đảng viên của VNQDĐ lâm vào cảnh bị truy nã, và những lãnh tụ bị bắt gồm Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Bùi Tử Toàn (nông dân), Bùi Văn Chuẩn, Nguyễn An, Đào Văn Nhít, Ngô Văn Du, Nguyễn Văn Tiềm, Nguyễn Như Liên (20 tuổi, sinh viên) bí danh Ngọc Tỉnh, Nguyễn Văn Cửu, Lê Văn Tụ, Nguyễn Văn Tính, và Hà Văn Lạo (25 tuổi, thợ hồ). Ngày 23 tháng 3 năm 1930, Pháp áp giải từ Hà Nội lên Yên Bái kết án tử hình với 39 người, và 33 người kết án tù chung thân lao động khổ sai. Quân khởi nghĩa tiêu diệt 2 sĩ quan, 3 hạ sĩ quan, 6 cai và lính khố đỏ, làm bị thương 2 sĩ quan, 4 hạ sĩ quan và 4 cai và lính khố đỏ, chiến lợi phẩm thu được 2 khẩu súng liên thanh, 12 súng trường v.v...

"Kèn Gọi Lính" tờ tuyền đơn viết tay, in thạch bản do Trung Cộng bảo trợ Việt Minh, "Kèn Gọi Lính" báo cáo bí mật phát hành trong nội bộ trung ương đảng Trung Cộng-Việt Cộng, cho đến ngày nay (2018) người Cộng sản Việt Nam vẫn chưa hề biết điều này. Nguồn tài liệu: Huỳnh Tâm.

Thất bại cuộc nổi dậy ở Yên Bái gây ra hận thù giữa Việt Nam Quốc Dân Đảng chủ trương giai cấp tư sản, tập hợp giới công-tư chức, thương nhân và nông dân, trái lại đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương giai cấp vô sản tập hợp công nhân, nông dân. Hai đảng nhanh chóng kết hợp nhưng gượng giữ thù sâu để trong lòng, cuộc khởi nghĩa đe dọa thực dân Pháp vào lúc này rất chính nghĩa, cho thấy sự từ chối hiện diện của Pháp trên đất nước Việt Nam.

Cuộc nội chiến lần thứ hai ở Trung Quốc (1927-1936). Hồng quân lên đến một ngàn tám trăm (1800) người, nổi lên ở phía Bắc, khu vực Châu Á, các tỉnh Cam Túc và Thiểm Tây. Nguồn tài liệu: Huỳnh Tâm.

Tiền tệ của đảng Cộng sản lưu hành trong nội bộ chiến khu Diên An, Thiểm Tây, Trung Quốc và mật khu Tĩnh Tây, Cao Bằng, Việt Nam. Nguồn tài liệu: Huỳnh Tâm.

Năm 1930, đảng Cộng sản Việt Nam được hình thành tại Trung Quốc và được xem như một phong trào giải phóng quần chúng, riêng trong nước Việt Nam các nhóm Mác chỉ mới tập hợp sinh hoạt rất yếu kém. Họ chưa biết gì về Hồ Tập Chương (Hu Zhiming), trong khi ấy ở Trung Cộng, Ban Tuyên giáo Maoist đã vận dụng sử dụng kỹ thuật tuyên truyền, thổi phồng đánh bóng tôi, Hồ Tập Chương (Hu Zhiming) một nhân vật trong phong trào lao động, nhưng thực chất là lính của Mao. Hồ Tập Chương dùng kế "kim thiền thoát xác" để biến thành Nguyễn Ái Quốc. Thực sự tên Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc) đã chết vào năm 1933 ở Hồng Kông. Ban Tuyên giáo hiểu biết quá tường tận về Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái  Quốc) hơn cả Hồ Tập Chương, nhưng họ vẫn điềm nhiên "thay trắng đổi đen" chỉ cần có lợi cho đảng, thực hiện theo quyết định của Mao Trạch Đông.
Chính tôi (Hu Zhiming) được lệnh đảng đến Hồng Kông vào năm 1934, với công tác tìm lại những dấu vết Nguyễn Tất Thành để lên kế hoạch thay người đổi lý lịch. Ban Tuyên giáo tạo dựng giả dối cho rằng Hu Zhiming bị buộc phải trốn khỏi chính sách khủng bố hay sống nhiều năm lưu vong tại Hồng Kông. Trong khi ấy vào lúc này Hu Zhiming vẫn còn trong biên chế quân đội Bát Lộ Quân (八路军). Nói chung, đảng quyết tâm vận dụng mọi khả năng nhào nặn Hồ Tập Chương (Hu Zhiming), hy vọng hoàn thành một Nguyễn Ái Quốc thay da đổi thịt. Mao Trạch Đông đã cố thực hiện theo ý mính bất chấp quy luật thiên nhiên muốn biến thịt heo trở thành thịt bò.
Hạnh Đường, 01/2/2018
Huỳnh Tâm
Tham khảo:
1 - Fairbank, Feuerwerker; Liujing Kun dịch Lịch sử Cambridge của Trung Quốc ở Bắc Kinh trong tập 1912-1949: Trung Quốc Xã hội Khoa học Press xuất bản, 2007. ISBN  978-7-5004-1406-3.
2 - Trung tâm nghiên cứu văn học của Trung ương Đảng, biên tập viên Văn phòng Trung ương. Các tài liệu chọn lọc từ ngày sáng lập Đảng ( 1921-1949 ) Tập 17: Bắc Kinh: Nhà xuất bản Đại học Trung ương 2011: 302. ISBN 7-5073-3271- 3.