"...Từ đó phần đất bên kia dần dà trở nên cằn cõi. Mưa cờ đỏ sao vàng đổ xuống trên đầu dân Việt miền Bắc. Cờ máu gieo rắc khổ đau và len lỏi vào đời sống riêng tư của từng nhà, rình rập ăn mòn tinh thần của từng cá nhân, và lâu ngày chất hữu cơ cạn kiệt, làm khô héo thể chất..."
Đi tìm Tự do
Tháng 11/1953, Trường Chinh đề xuất luật cải cách ruộng đất kỳ 2, thay đổi phương thức hành động mạnh tay hơn, được phát động từ các vùng giải phóng miền Bắc kể cả ngoại ô Hà Nội. Đảng CS Việt Nam lấy quyết định mở Hội nghị Nông nghiệp toàn quốc. Ban hành Nghị quyết cải cách ruộng đất: Giảm tô, tịch thu ruộng đất của những địa chủ bất hợp tác. Thực chất Hội nghị Nông nghiệp phát động chiến địch tịch thu tài sản, ruộng đất của toàn dân, và trừ bỏ giai cấp không tha thứ một ai "Trí Phú Địa Hào, đào tận gốc trốc tận rễ".
Cuộc cải cách này đảng CSVN đại thành công, nhờ vận dụng hết nội lực của kế sách (然的) – Nhiên Đích (Ngũ san định) do cố vấn Thượng tướng Vương Nghiên Tuyền, mang bí danh (美国研究事业), chính y thay mặt đảng CSTQ đứng sau lưng Hồ Tập Chương, dưới danh nghĩa của Hoa Nam (MSS). Thực hiện Ngũ kế sách (然的), gồm có :
1 ‒ Khích động xã hội tranh chấp (鼓励社会纠纷)
2 ‒ Càn quét loại bỏ tư sản, phát hành phiếu tệ (搜捕从生产和分配的股份货币)
3 ‒ Cải Cách Ruộng Đất (土地制度改革)
4 ‒ Tập trung lao động (专注于劳动)
5 ‒ Chiêu mộ, nhập ngũ (招聘,争取)
Điều 1 "Khích động xã hội tranh chấp (鼓励社会纠纷)", và bài thơ tuyên truyền của Tố Hữu thúc đẩy chính sách cải cách ruộng đất của nhà nước CSVN lên cao độc khốc liệt:
Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho Ðảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt
Trong xã hội miền Bắc, người dân phải tự đấu tố lẫn nhau, bất cứ ở nơi nào cũng dã man, tàn ác. Đảng CS Việt Nam thắng lớn, quản lý tư sản, cướp được toàn bộ dụng cụ sản xuất, kinh tế của nhân dân, và độc quyền cai trị đất nước Việt Nam, nhân dân không được quyền suy nghĩ khác đối với đảng CS Việt Nam.
Bấy lâu nay dân tộc Việt Nam khát vọng độc lập, nhưng vào thời điểm này đã có những chỉ dấu báo động CS Trung Quốc đang gián tiếp đô hộ Việt Nam. Đảng CS Trung Quốc tự vinh danh chiến thắng liên quân Pháp tại Điện Biên Phủ và trở thành một ông chủ mới tại Việt Nam, họ đã tráo "cụm mây Hoa Nam", biến đảng CS Đông Dương thành cơ cấu chính quyền đặc biệt có cổ phần 4/6 (tứ lục) trên đầu người Việt Nam. Theo báo cáo mật GZ1328 của Trần Canh gửi về Bắc Kinh:
‒ Trong nội bộ của đảng CS Việt Nam đã có một số mâu thuẫn, sau khi Điện Biên Phủ gục ngã, tướng Võ Giáp xin Hồ Tập Chương, cho ông tự chọn một kế hoạch tiến quân về Hà Nội, ông ấy quyết tâm đoạt mệnh liên quân Pháp, do lòng uất phẫn từ khi Soái tướng La Vinh Hoàng (韦国清) kềm chế treo giáo-mác của Giáp tại chiến trường, ông nào biết mật lệnh "Chiến dịch giết quỷ nhỏ Việt Nam", của Mao chủ tịch, ủy nhiệm cho tướng La Vinh Hoàng (韦国清) làm Tham Mưu Trưởng chiến trườngĐiện Biên Phủ.
Nay Võ Giáp tự ái, muốn thể hiện một thiên tài quân sự tại Việt Nam bởi chúng ta đã có cái sai lầm tặng cho y một huyền thoại, y quá nóng lòng cho trải 3 hướng quân, mở cuộc tấn công biển người vào Hà Nội đều bị thất bại nặng nề, đốt cháy tổn hao binh sĩ phi lý. Thay vì bao vây dụng khiêu chiến, thách đố nhục binh liên quân Pháp; trong khi ấy binh sĩ Việt Minh kém chiến đấu, tử vong xếp từng đống, hơn hẳn đầu người, một tầm tay đưa lên vẫn còn cao không khác nào đồi núi. Binh sĩ tử thương chuyển không kịp, phải vội chôn vùi khẩn cấp, sau bảy ngày bốc khí mùi thối rữa, máu tanh, hôi thối xông lên nồng nặc, toả ra khắp chiến trường không ngờ Võ Giáp dùng biển người, thất sách như thế!
Mật mã NHT412 của Tân Hoa Xã gửi về Bắc Kinh: Soái tướng La Vinh Hoàng (韦国清) Tổng bộ trưởng cố vấn quân sự tiếp tục lên kế hoạch lãnh đạo chiến trường Việt Nam, hỗ trợ quân đội Việt Minh. Tại mặt trận ven thành phố Hà Nội, được xem Võ Giáp làm tướng không có chiến trường, Soái tướng La Vinh Hoàng bắt đầu thực hiện những trận chiến từ sông Hồng vào Hà Nội, liên quân Pháp gặp phải chới với trước quân ta. Riêng quân Việt Minh làm phòng bị cho tuyến sau, Soái tướng La Vinh Hoàng (韦国清) chỉ thị tấn công tứ phía, mở đầu cho mặt trận từ Đông Bắc Ninh Bình, Tây Bắc Lào, đưa quân tấn công vào Hà Nội, liên quân Pháp thất thủ. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc cuộc chiến giữa Pháp và Việt Minh. Các quốc gia liên qua đến cuộc chiến Đông Dương này phải ngồi vào hội nghị Genève 1954.[1]
Ngày 22 tháng 7 năm 1954, Hiệp định được ký kết, theo nghị quyết của cuộc họp tại Genève với các thỏa thuận Ngũ Cường công nhận Việt Nam có hai chính thể, tạm thời lấy vĩ tuyến 17, bên kia Sông Thạch Hãn, miền Bắc Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, và miền Nam Việt Nam do "Việt Nam Cộng Hòa" dưới sự lãnh đạo của Hoàng đế Bảo Đại với trọng trách Quốc Trưởng, và Thủ tướng Ngô Đình Diệm điều hành chính phủ.
Chu Ân Lai thay mặt đảng CSTQ, một trong những nhân vật được hội nghị Genève 1954 chú ý nhất bởi chính ông mới là người quyết định vận mệnh cho dân tộc Việt Nam. Nguồn: THX.
Tại Hội nghị Genève: Phạm Văn Đồng, người đứng đầu phái đoàn Việt Minh đến từ Andrei Gromyko Nga (thứ hai từ trái) ,ông Chu Ân Lai đại diện của Trung Quốc (phải), cuộc đàm phán hòa bình Indochine có thể bắt đầu trong vòng hai, ngay sau khi hiện diện chính thức của phái đoàn đại biểu Việt Nam, Campuchia và Lào. Nguồn: THX.
Những phái đoàn tham dự Hội nghị Genève đều biết chính đảng CS Trung Quốc cung cấp tất cả các loại vũ khí, đạn dược, thiết bị truyền thông, thực phẩm, thuốc men, và cả cố vấn, chiến binh.
Và qua lời khai từ những tù binh CS Trung Quốc tại Điện Biên Phủ:
– Việt Minh có trên 250.000 quân không kể những con số phụ, riêng CS Trung Quốc có 2/3 quân số tại Việt Nam, những cố vấn Trung Quốc lãnh đạo quân sự, trực tiếp đối đầu với quân Pháp, và đánh bại 16.000 liên quân Pháp. Kết thúc trận chiến Điện Biên Phủ trên 2.116 chiến binh Trung Quốc thiệt mạng, và 3.500 chiến binh TQ bị thương. [2]
Hội nghị Genève được tổ chức vào năm 1954 sau khi kết thúc trận Điện Biên Phủ, và liên tỉnh miền Bắc, Hà Nội. Những quốc gia tham dự hội nghị gồm: Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô, Trung Quốc. Nguồn: THX.
Hội nghi Genève về Việt Nam ngày 8 tháng 5 năm 1954 với thành phần tham dự:
Phái đoàn Anh, do Anthony Eden làm trưởng đoàn.
Phái đoàn Hoa Kỳ, do Bedell Smith làm trưởng đoàn.
Phái đoàn Liên bang Xô viết, do Viacheslav Molotov làm trưởng đoàn.
Phái đoàn Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, do Chu Ân Lai làm trưởng đoàn.
Phái đoàn Pháp, do Georges Bidault làm trưởng đoàn.
Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn[1].
Phái đoàn Quốc gia Việt Nam, do Nguyễn Quốc Định làm trưởng đoàn sau thay thế bởi Nguyễn Trung Vinh rồi Trần Văn Đỗ.
Và hai đồng chủ tịch Hội nghị là Liên Xô, và Anh.
Ngay từ đầu, Pháp đã đưa ra đề nghị tạm chia đôi Việt Nam và lập một chính phủ Liên hiệp. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chấp nhận ý kiến và đưa ra những đề nghị về làn phân ranh. Hai bên mặc cả với nhau, Pháp đề nghị ở Vĩ tuyến 18, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muốn ở Vĩ tuyến 13.
Ngày 9 tháng 7 năm 1954, phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa ra đề nghị hạ xuống Vĩ tuyến 14. Pháp vẫn giữ vững Vĩ tuyến 18.
Ngày 13 tháng 7 năm 1954 phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề nghị Vĩ tuyến 16.
Ngày 19 tháng 7 năm 1954 hai bên thoả thuận ranh giới tạm thời sẽ ở độ Vĩ tuyến 17, phù hợp với ý kiến của Anh và Mỹ.
Ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp định Genève về Đông Dương bắt đầu ký kết với nhiều văn kiện, chủ yếu: Ba hiệp định đình chỉ chiến sự tại Việt Nam, Lào và Campuchia.
Bản tuyên bố cuối cùng của hội nghị (không có chữ ký)
Trong hội nghị Genève các thành viên tham dự tuyên bố: "Hai đảng CS Đông Dương-Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cuộc chiến tại Việt Nam" bởi thế Trung Quốc mới chấp nhận Vĩ tuyến 17.
Dân tộc Việt Nam nạn nhân của Cộng Sản bị chia cắt thành hai Quốc gia. Hội nghị ngũ cường tuyên bố vào ngày 21 tháng 7 năm 1954. Từ cầu Hiền Lương, Sông Thạch Hãn (Sông Bến Hải) trên Vĩ tuyến 17, thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Theo Hiệp định Genève với những bảo đảm đình chiến gồm: Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô, Trung Quốc.
Cả thế giới đang chạy đua, đối đầu với nhau, phân cực thành hai khối Tự Do và Cộng Sản, hẳn nhiên Việt Nam cũng bị quyện vào hoàn cảnh quốc tế. Tình hình Việt Nam bước vào giai đoạn mới, đứng giữa hai chế lực chính trị và cuối cùng phân định thành hai chính thể Quốc-Cộng trên một quốc gia.
Hội nghị Genève qui định trong 100 ngày người dân được quyền chọn lựa hai miền Nam - Bắc để định cư. Những đoàn người dân cư đi tìm tự do ở miền Nam Việt Nam, và những cán binh Việt Minh tập kết ra Bắc theo qui ước trật tự. Đồng thời liên quân Pháp triệt thoái khỏi miền Bắc Việt Nam.
Gia đình binh sĩ của liên quân Pháp di cư vào miền Nam Việt Nam. Nguồn: Hoa Nam.
Toàn lực lượng liên quân Pháp triệt thoái khỏi miền Bắc Việt Nam. Nguồn: Hoa Nam.
Từ đó phần đất bên kia dần dà trở nên cằn cõi. Mưa cờ đỏ sao vàng đổ xuống trên đầu dân Việt miền Bắc. Cờ máu gieo rắc khổ đau và len lỏi vào đời sống riêng tư của từng nhà, rình rập ăn mòn tinh thần của từng cá nhân, và lâu ngày chất hữu cơ cạn kiệt, làm khô héo thể chất đến độ không còn gì để dính trên thân thể. Mọi thứ che thân cần thiết nhất cũng đi theo đảng CSVN!
Tại Lục Tỉnh, cán bộ Việt Minh tập kết ra miền Bắc bằng đường băng rừng Trường Sơn. Nguồn: Hoa Nam.
Những cán bộ Việt Minh ở miền Nam tập kết ra miền Bắc bằng đường thủy, trên tàu của Ba Lan, Pháp và Liên Xô. Nguồn: Hoa Nam.
Theo sử liệu của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận có 140.000 người di cư ra Bắc bằng phương tiện riêng, băng rừng Trường Sơn, hoặc đi trên các tàu của Ba Lan, Pháp và Liên Xô, (HYPERLINK) . Đa số, người tập kết ra Bắc là những cán bộ, binh sĩ kháng chiến của Việt Minh.
Phủ Tổng uỷ Di cư Tỵ nạn của Quốc gia Việt Nam thì ghi con số 4.358 người đi qua ngả chính phủ. Họ là những người vì vội vã đã bỏ vào Nam nay đổi ý muốn trở lại ra Bắc hay những người tin theo vận động của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tìm đường ra Bắc. Số người này được vận chuyển bằng đường thủy và hàng không của Pháp.
Ngày 9 tháng 8 năm 1954, cầu hàng không nối từ phi trường Tân Sơn Nhứt, Sài Gòn miền Nam với các sân bay Gia Lâm, Bạch Mai, Hà Nội và Cát Bi, Hải Phòng miền Bắc được thiết lập, chuyên chở trên tổng số 213.635 người dân, và trên 157.300 Sinh viên, Học sinh di cư vào Nam.
Chuyên chở bằng tàu thủy, có các tàu của Việt Nam, Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Ba Lan... giúp cho 555.037 người dân "vô Nam".
Ngày 19 tháng 8. Trong thời gian cấp bách, các quốc gia đề nghị gia hạn để đồng bào di cư tự do, có thêm 3.945 người vượt tuyến vào Nam. Và 102.861 người dân tự tìm đường bộ hoặc ghe thuyền và phương tiện riêng. Tính đến giữa năm 1954 và 1956, trên 1 triệu người dân đã chính thức di cư từ Bắc vào Nam.
Đồng bào miền Bắc đi tìm tự do vào tháng 8-9 năm 1954, tập trung tại cảng Hải Phòng, từng đoàn hàng chục vạn người, rời khỏi miền Bắc Việt Nam theo chương trình Passage to Freedom (Con đường đến Tự Do).
Hình chụp trên tàu USS Bayfield từ Hải Phòng và vừa cặp bến Saigon. Sau Hiệp Định Genève, tàu USS Bayfield là một trong những vận-chuyển hạm của Hải Quân Hoa Kỳ được giao phó nhiệm vụ chở người tị nạn từ Bắc vào Nam. Ảnh: Trung Tâm Quân Sử Hải Quân Hoa Kỳ.
Các tầng lớp dân di cư được đồng bào các tỉnh miền Trung, miền Nam tiếp nhận, đặc biệt các tôn giáo chia sẻ tinh thần lẫn vật chất cùng với chính phủ như đạo Cao Đài, Hòa Hảo, Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo. Không bao lâu đời sống của người dân di cư được ổn định nhờ cần cù, chịu đựng tham gia thị trường lao động đã làm cho đời sống kinh tế miền Nam lên cao, mọi người làm ăn chăm chỉ hơn.
Hình chụp tại Saigon vào tháng 10 năm 1954 trong một trại định cư với hàng trăm căn lều. Lúc đó, một trong những trại định cư lớn nhất ở Saigon là trại Phú Thọ. Lều được thiết lập tại Quận 10 sát bên trường đưa Phú Thọ. Trại này có lúc đã chứa đến 10,000 người di cư. Ảnh: VNCTLS sưu tầm.
Vào thời gian 100 ngày đau thương của đất nước Việt Nam, CSVN-TQ ngấm ngầm phát động chiến dịch cài người mai phục vào miền Nam. Riêng "cụm mây Hoa Nam", nhận mật lệnh NTGH124: "Phát động chiến dịch cài tình báo chiến lược người Hoa theo dòng chảy đồng bào Việt di cư vào Nam".
Hồ Tập Chương cũng nhận được mật lệnh NTGH235: "Dấy động khẩu hiệu "Tản cư cũng là kháng chiến", và cài người (nằm vùng) tại địa phương". Những tình báo cao cấp đã có thành tích chiến lược, được chọn đưa vào Nam thực hiện công tác nằm vùng, lấy tin tức, phản gián, tiếp cận chính quyền, và tổ chức hoạt động trong các tôn giáo.
Đất nước Việt Nam chưa nguôi ngoai đau thương, vẫn phảng phất mùi thuốc súng, toàn dân chưa ổn định cuộc sống. Hà Nội tiếp tục chuẩn bị nội chiến, CS Trung Quốc gửi điện bảo BK641:
– Đề nghị Hồ Tập Chương cử người đến Bắc Kinh tham khảo công tác chiến lược.
Võ Giáp được cử đi thăm viếng Bắc Kinh với tư cách thay mặt Hồ Tập Chương, nội dung mật đàm, mã số HGN654: "Trung Quốc tiếp tục hổ trợ nhân lực và vũ khí đánh cướp chính quyền miền Nam, Võ Giáp đề nghị mở đường 59 (đường mòn Hồ Chí Minh) và xâm nhập miền Nam bằng đường thủy". (ông La Lam Gia phục trách đường thủy)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thay mặt đảng CSVN, Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Bộ trưởng Quốc phòng. Viếng thăm Bắc Kinh, Đại tướng Trần Canh thay mặt nhà nước CSTQ tiếp đoán tại Học Viện Quân Sự Bắc Kinh. Nguồn: Hoa Nam.
Miền Nam trỗi dậy một phong thái văn học di cư hội nhập Nam-Trung-Bắc.
Sau hiệp định Genève chia đôi đất nước, hơn triệu người từ miền Bắc di cư vào Nam lập nghiệp. Và chính ở cột mốc thời gian này, miền Nam được hình thành một nền văn học với sắc thái đặc thù những dấu ấn thời đại. Văn học hòa nhập Nam-Trung-Bắc, đồng hy vọng Việt Nam mai sau hòa bình và thống nhất trong thể chế Dân Chủ Đa Nguyên.
Gồm những sự nghiệp văn học :
Doãn Quốc Sỹ, Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Trần Thanh Hiệp (Chủ tịch Ðoàn Sinh Viên Hà Nội Di Cư), Tô Thùy Yên, Duyên Anh, Cung Trầm Tưởng, Thái Tuấn, Duy Thanh, Ngọc Dũng, Cung Tiến, Nguyễn Sỹ Tế, Tạ Tỵ, thi sĩ Vũ Hoàng Chương, thi sĩ Đinh Hùng, thi sĩ Bùi Giáng, nhạc sĩ Xuân Lôi, nhạc sĩ Xuân Tiên, nhạc sĩ Phạm Duy, Lê Ngộ Châu (Lê Châu),Nguyễn Đông Ngạc, Trần Hoài Thư, Võ Phiến, Võ Hồng, Linh Bảo, Đoàn Thêm, Bùi Khánh Đản, Nguyễn thị Hoàng, Nguyễn Ngọc Lan, Vũ Bảo, Nguyên Sa, Đông Hồ, Quách Tấn, Trùng Dương, Nguyễn thị Thụy Vũ (Nguyễn Thị Băng Lĩnh), Nguyễn văn Trung, Lê Đình Điểu, Trần Dạ Từ, Nhã Ca, Tùng Long, Lệ Hằng, Chu Tử, Nhất Linh, Tam Ích, Dzoãn Bình, Trần Đại, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Mạnh Côn, Như Phong, Duy Lam, Phan Nhật Nam, Nguyên Vũ, Tú Kếu, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Đình Toàn v.v....
Văn học bắt đầu khơi động cuộc sống, sáng tác trong cảm xúc tự nhiên. Người nghệ sĩ gửi tâm tư vào nhạc phẩm "Tình Bắc Duyên Nam" ( Khúc Hát Ân Tình ) của Xuân Tiên.
Ký âm của Nhạc sĩ Xuân Lôi
ÿ Huỳnh Tâm
[1] "Cụm mây Hoa Nam"tại Việt Nam.
[2] Nghĩa trang binh sĩ Trung Quốc tại Điện Biên Phủ.
[3] Vi.wikipedia.org