Người Việt Phiêu Linh Xứ Lạ
Chúng tôi vừa kết thúc cuộc săn tin về người Việt nhập cư lậu, lao động bất hợp pháp tại thủ đô Paris , Pháp Quốc. Đợt săn tìm thông tin này kéo dài từ đầu năm 2010 cho đến ngày 26 tháng 6/2010.
Từ vài năm trước mafia Việt Nam buôn người đã từng dùng địa chỉ 02 Avenue de Verdun, Paris10, Pháp Quốc để làm trạm quá cảnh trước khi đưa người vượt biên vào Anh Quốc. Nơi này là một công viên đẹp nhất quận 10 Paris , toạ lạc bên hông trái của Gare de L’Est (Trạm xe lửa hướng Đông).
Mafia Việt Nam chọn công viên Villemin để quá cảnh
Tại quận 10 Paris có rất nhiều công viện nhỏ, nhưng chỉ có công viên Villemin là đẹp nhất. Mafia chọn địa chỉ này để quá cảnh, đưa người Việt nhập cư bất hợp pháp mà không cần phải ra vốn. Gare de L’Est là con đường xe lửa xuyên Đông và nối một phần tuyến xuyên Bắc, các quốc gia Đông Âu muốn đến Pháp Quốc phải vào Gare de L’Est, quận 10 Paris.
Gare de L’Est nằm trong kế hoạch lộ trình chuyển người của mafia Việt Nam. Người nhập cư bất hợp pháp khởi hành từ Nga, Đức, Ba Lan, rồi ém người vào những trạm chứa tại Tiệp Khắc. Từ đó mafia Việt Nam phân tán mỏng các “thân chủ”, cho bung ra nhiều hướng để vào Pháp Quốc. Sở dĩ mafia Việt Nam chú ý đến Gare de L’Est là vì có công viên Villemine. Từ Gare de L’Est vào công viên Villemin, không quá 3 phút. Họ chọn nơi nào thông thoáng nhất, tức là nơi đó ẩn náu an toàn nhất, họ ém người, từng tốp một từ 2 đến 5 người, chỉ cần ẩn náu ở đây từ 1 đến 3 ngày, rồi sau đó chuyển đến Calais.
Địa chỉ công viên Villemin. ( Ảnh: HuỳnhTâm )
Công viên Villemine mùa Đông
Công viên này không rộng lắm, áng chừng chiều dài 350m, bề ngang 120m. Đi giáp một vòng độ 15 phút, thế mà chúng tôi đi trên 2 vòng cũng chưa phát hiện nơi trú ẩn của người Việt lao động bất hợp pháp.
Lòng tự nhủ lòng là phải giữ ấm cho tốt giữa mùa tuyết, chân phải bước dưới trời lạnh giá cuối Đông, tuyết dày phủ khắp buổi sớm mai cũng phải đi tìm cho được một thứ đau lòng tình Việt "Thê lương lạnh ngắt song huỳnh" đang hiện có ở xứ người. Tuy vậy vẫn không thể nào tìm ra người Việt ẩn náu trong công viên này. Càng ra sức sục sạo khắp lùm cây kẽ lá, rồi lủi thủi xem xét rất kỹ từng lối ra vào, những hóc kẹt đường mòn.
Không còn hy vọng chúng tôi cười đùa với nhau:
— Đúng là người điên đi tìm ánh trăng dưới nước, và nỗi lòng nghi ngờ người đưa tin có ý chơi khăm!
Nhìn lại chỉ thấy toàn là dấu chân mình giẫm nát lối đi và trên thảm cỏ tuyết của công viên.
Hơn 10 giờ chúng tôi ra khỏi công viên Villemin, và tiếp tục đi về hướng Đông của sông đào L’Ourcq (Canal de L’Ourcq) để tìm dấu vết người Việt. Đi hết hướng Đông rồi lại sang qua hướng Tây của Canal de L’Ourcq, như theo lời của một nhân viên công viên Villemin cho biết, nhưng không tìm thấy bóng ma nào cả. Một lần nữa lại thêm thất vọng. Tôi thì đã lì mặt mỗi khi gặp những ca săn tin không như ý, nhưng còn nữ đồng nghiệp thì lại khác, mới lập gia đình và có một cháu gái, vì yêu nghề mà phải gác lại giây phút hạnh phúc riêng; bởi vậy trong thâm tâm tôi sợ ngày mai nữ đồng nghiệp này sẽ bỏ dở một cuộc rong chơi vô định thế này, bỏ dở một dịp cống hiến cho độc giả những thông tin người thật việc thật, và viết lên những lời trăn trở vui buồn thế sự về một đảng cộng sản Việt Nam “ăn thịt người”.
Chúng tôi đi mãi rồi cũng về lại công viên Villemin. Nhân khi ấy lấy quyết định tìm kiếm một lần cuối. Lần này cũng không may mắn hơn, chẳng tìm thấy gì cả. Lúc này, trên mặt mọi người đã lộ rõ thất vọng, không vui lắm vì cả ngày hoài công đã rõ, dù rằng đã biết địa chỉ này.
Trong lúc gần như muốn bỏ cuộc săn tin mất thời gian, bỗng một người trong chúng tôi nảy ra ý tưởng là tìm gặp người phụ trách công viên và nhờ họ đích thân hướng dẫn đến nơi có người Việt. Quả nhiên, chỉ 7 phút sau, đi chưa hết nửa vòng công viên là đứng trước vườn hoa, đằng xa là một nhà gỗ nhỏ chứa dụng cụ làm vườn và phân bón.
Nhà gỗ chứa dụng cụ làm vườn và phân bón. ( Ảnh: HuỳnhTâm )
Thực ra đã nhiều lần chúng tôi đứng trước căn nhà gỗ nhỏ này và sục sạo kỹ lưỡng, chỉ thấy sau lưng nhà gỗ, toàn là cây leo bừa bãi, nhưng không ai ngờ được, chính nơi đây mới là ổ trú ẩn an toàn nhất của họ, nằm khuất trong một bãi rác, chai lọ ngổn ngang. Kiểm tra lại mới thấy dấu người ở, nào là những đôi giày, vớ vắt trên thành rào vỉa hè, đồ hộp, mì ly Hong Kong, nước lọc, một va li bằng vải đã cũ sản xuất tại Việt Nam, và lều cá nhân đã xếp lại và treo trong kẹt bãi rác.
Lối mòn phủ xác thông, đi vào sau vỉa hè là nơi tạm trú của người Việt di cư bất hợp pháp. ( Ảnh: HuỳnhTâm )
Dù đó là cảnh sát Pháp cũng không ngờ được, trong công viên đẹp cỏ cây xanh, bóng mát khí hậu thông thoáng mà lại có người Việt ẩn náu. Quả là chỉ có những suy nghĩ mafia Việt Nam chuyên nghề buôn người mới nghĩ ra được những ổ tạm trú ở chỗ này mà thôi.
Người phụ trách công viên còn cho biết: người Việt đến đây không nhất định mỗi tháng 2 hay 3 tốp, mỗi tốp từ 2 đến 5 người. Họ ở vài ngày rồi đi đâu không biết. Khi ở đây, họ không phá phách công viên, vì thế chúng tôi không cần phải để ý đến họ. Hôm nay không thấy họ là vì đã đi rồi. Tôi cho quý vị số điện thoại để liên lạc, khi nào có thì tôi sẽ báo tin.
Một ngày săn tin lao lực, xem đây là thành quả của bước đầu và hy vọng trong tuần sẽ tiếp cận người Việt nhập cư lậu tại công viên Villemin. Nhìn đồng hồ đã hơn 13 giờ. Chúng tôi tạm biệt công viên để đến McDonald’s ăn trưa và bàn thảo kế hoạch tiếp theo.
Vỉa hè sau nhà gỗ. ( Ảnh: HuỳnhTâm )
Cứ hằng tuần chúng tôi lại gọi điện thoại đến người phụ trách công viên Villemin thì được trả lời:
— Chưa thấy ai.
Vẫn tiếp tục giữ liên lạc với người phụ trách công viên, ròng rã mấy tháng, nhưng vẫn một câu trả lời "chưa thấy đến". Chúng tôi đặt ra nhiều nghi vấn về công viên Vilemin. Tuy nhiên không thể nghi ngờ người phụ trách công viên, vì ít nhất ông ấy cũng đã tận tình hướng dẫn chúng tôi đến ổ người lậu rõ ràng là từ Việt Nam qua, còn bỏ lại chiếc va li nội hoá mà chúng tôi đã nhìn tận mắt.
Áo phơi trên hàng rào, sau vỉa hè nhà gỗ ( Ảnh: HuỳnhTâm )
Chúng tôi vẫn âm thầm tiến hành theo kế hoạch, thường xuyên thăm viếng công viên Villemin và sẵn sàng thực hiện phóng sự.
Một tháng sau chúng tôi để ý có dấu vết thay đổi ở công viên Villemin: chỗ ngủ hình dạng na ná như một “ổ chó” nay đã thay đổi chỗ, còn khoảnh vỉa hè sau nhà gỗ thì mới thấy xuất hiện mấy chậu hoa mới ương. Chúng tôi tự hỏi: tại sao vỉa hè biến thành vườn ương hoa nhỏ? Có dấu vết người mới đến hay sao mà chỗ ngủ thay đổi hình dạng? Mà trước hết là có phải những người mới tới đây là những người Việt đi quá cảnh? Và họ làm vậy là một nguỵ trang mới hơn để đánh lừa sự chú ý của địa phương và người rong chơi trong công viên?
Sau vỉa hè nhà gỗ, họ sử dụng lều, đêm ngủ ngày xếp lại. ( Ảnh: HuỳnhTâm )
Tuy nhiên chúng tôi không thể chào thua mafia Việt Nam một cách dễ dàng, bởi có nhiều nghi vấn và những dấu chỉ cho thấy, ổ chó biến dạng chứ không thay đổi địa chỉ. Nó đã gợi ý cho sự tò mò của chúng tôi và càng nhiều hy vọng tiếp cận được người Việt nhập cư lậu trong những ngày tới.
Tuy nay công viên Villemin đã nguỵ trang rất khéo léo, theo dạng ẩn náu đơn giản và gọn nhẹ. Đúng là họ ép người sống như chó để tránh sự chú ý của người khác. Được biết mấy tháng qua mafia Việt Nam đã chuyển người vào công viên Villemin tổng cộng 9 tốp, 37 người.
Chiều ngày 11 tháng 6/2010
Chúng tôi đi từ xa đã thấy 4 thanh niên Việt dáng điệu uể oải, họ nằm sải trải thân thể xuống thảm cỏ xanh, dưới bóng mát cây cổ thụ. Khi chúng tôi đến gần, họ có ý tránh né, với ánh mắt thay lời nói, từ chối sự giao tiếp.
Bốn thanh niên trẻ, màu da xanh xao, thân xác mệt mỏi và dơ bẩn. Từ họ bốc ra mùi chua của dấm đặc rất nồng như phó mát đen thối hoắc rẻ tiền.
Chúng tôi đã có chủ kiến, liền hỏi:
— Hình như các em chưa ăn gì thì phải, nếu mấy em không ngại, chúng tôi xin phép đi mua bánh mì tặng các em nhé?
Quả nhiên lời xã giao chân thành, thuyết phục được hai nam hai nữ. Một nam nhanh miệng đáp:
— Thưa bác, chúng cháu đã hai ngày không ăn gì cả, chỉ uống nước mà thôi, hơn nữa chúng cháu đi lại rất bất tiện. Chỉ xin bác bánh mì chay (bánh mì không có thịt) là đủ lắm rồi, cảm ơn quý bác.
Chúng tôi hối hả ra khỏi công viên đi thẳng đến Mcdonald’s trước Gare de L’Est, mua 4 phần ăn Maxi Best Of và mua thêm 4 bánh Big Mac. Vội vàng trở lại công viên tặng mỗi người một phần ăn, thấy họ ăn và uống nước ngọt một cách trân trọng. Một lúc sau họ mới có nụ cười trên môi xinh gái, đẹp trai, áng chừng vừa trạc đôi mươi. Lúc này họ không còn ngờ vực hay phản ứng sự gặp gỡ đường đột này. Phần chúng tôi đương nhiên chấp nhận và chịu đựng mùi mồ hôi nặng mùi xông ra từ 4 người trẻ. Thực sự chúng tôi mến thương họ hơn, bởi gặp phải chặng đường đời mà không ai muốn mình khổ. Hỏi ra mới biết các bạn trẻ kia khởi hành từ Tiệp Khắc đã hơn 7 ngày không tắm rửa và 2 lần nhảy xe vượt biên giới vào Anh Quốc nhưng bị thất bại.
Cô mặt trái soan, nói giọng xứ Nghệ, cho chúng tôi nhiều suy nghĩ mới, tuy chúng tôi thừa biết họ đang trên lộ trình vượt biên vào Anh Quốc, cho nên tự khép mình không để lộ sự hiểu biết về đổi đời của các bạn trẻ, và thản nhiên hơn để lắng nghe cuộc trò chuyện này, với 4 đồng hương trẻ trong công viên Villemin:
— Các em ở đây đã bao nhiêu ngày rồi, từ đâu lưu lạc đến đây, có những ai biết các em ở đây không và dự định cho tương lai thế nào?
Một em gái thân cao, khuôn mặt trái soan có dấu khắc khoải, da ngăm, áng chừng 19 tuổi đáp:
— Thưa bác, thực ra chúng cháu đến đây được hai ngày, họ bỏ chúng cháu sau nhà gỗ ở đằng kia, họ không cho một thứ gì để ăn hết, chỉ uống nước mà thôi và ngủ chung đụng không phân biệt nam nữ, trong một cái lều nilong cá nhân, không có thứ gì để chống đỡ gió sương, nói chung lấy thân làm chăn chiếu, đây cũng là một lần chịu khổ như muôn lần khác mà chúng cháu đã trải qua. Hôm nay may mắn gặp được quý bác cho ăn, cho uống mới lấy lại sức khoẻ, cảm ơn quý bác nhiều.
Chúng cháu đến đây từ nhiều hướng, nói chung là nhập cư trái phép qua ngả Nga , Hungary , Ba Lan. Riêng về Cộng Hoà Séc là địa chỉ để tập trung rồi sau đó khởi hành vào Pháp Quốc, địa chỉ cuối cùng để dừng lại là Anh Quốc. Trước đây chúng cháu đi theo diện xuất khẩu lao động, nay thì được họ móc nối, quảng cáo làm việc ở Anh Quốc sẽ được bảo đảm lương hậu hĩnh hơn.
Quá khứ thì chúng cháu có chung cùng một hoàn cảnh, có tiếng là đi lao động nước ngoài nhưng không nuôi nổi bản thân, nay chỉ còn hy vọng sau khi đến Anh Quốc sẽ khá hơn. Người ta quảng cáo đi làm cỏ vườn cho người Anh hay đi làm móng tay móng chân gì đó.
Thưa quý bác, cháu sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa mà lòng không yên, vì người dân chưa bao giờ thấy mặt trời của tương lai, ấy thế cháu mới có nguyện vọng bỏ nước ra đi.
Còn tệ hại hơn nữa, người cộng sản khinh bỉ nguyện vọng của người dân, họ không nghe tiếng nói của dân, họ không cần biết sự lao khổ cùng cực của dân, nói cho cùng người cộng sản lớn mãi bản chất cướp kẻ khác để sống, như hiến chương đảng cộng sản có một mệnh lệnh tối ưu đưa vào đào tạo lãnh đạo đảng là: "Cướp chính quyền…” Chính quyền vào tay đảng là cướp được tất cả, cứ theo đà cướp này thì Việt Nam không có đường hầm để mà đi, họ rộng tay phung phí tài nguyên đất nước, đấy là chân dung Việt Nam hôm nay.
Chúng cháu thì ước mơ rất nhiều, từ ngày đi lao động nước ngoài, nay đã trải qua 3 năm mà không đạt được ước mơ nào cả, cháu thấy tương lai mù mịt, không biết ngày mai sẽ đi về đâu, nhất là chuyến đi này quá gian nan, cháu chưa hề lạc quan ti tí nào cả, nhưng vẫn phải đi vì hy vọng tương lai!
Đôi nam nữ Việt nằm ngồi trên thảm cỏ trong công viên Villemin ( Ảnh: HuỳnhTâm )
— Có những ai biết các em ở đây không?
— Thưa, đương nhiên là có nhiều người trong tổ chức đưa người đi lao động ở Anh Quốc và trước mắt chỉ thấy có hai người Việt hướng dẫn đi và đến, ngoài ra còn có những người Pháp làm vườn trong công viên này biết các cháu và lần đầu tiên trong 2 ngày chúng cháu gặp quý bác ạ.
Trên khuôn mặt, qua đôi mắt của thiếu nữ thanh xuân, chứa một khung cửa bi quan, với sức chịu đựng trên tầm sống của cuộc đời, cô thở ra từng hồi hơi thở bị tắc ở cổ, như nghẹn lời và đôi mắt ửng đỏ muốn rơi lệ. Đúng lúc một thanh niên trạc tuổi 25 chửng chạt, cái tuổi của sức sống đang vươn tới, nói giọng sầu, người Hải Phòng cho biết:
— Thưa bác, những gì cô này nói, đương nhiên là đúng không sai, nhưng hoàn cảnh của cháu thì có khác một tí xíu, vì cháu đã sống ở Tiệp Khắc lâu năm mà vẫn không khá gì, biết rằng đi Anh Quốc cũng phải làm trong tư thế gian nan, nhưng vẫn phải đi vì ít nhất cháu được tự do hơn ở Tiệp. Cộng đồng người Việt ở Tiệp, không khác nào sống trong bản sao của chế độ cộng sản Việt Nam . Cộng đồng người Việt phải đóng thế thân và kinh doanh cho băng đảng cộng sản Việt Nam, cùng những con chó săn Công an Kinh tế, họ kiểm soát những hoạt động cá nhân của người dân Việt trên đất nước Tiệp Khắc. Cháu biết đến Anh Quốc phải làm việc gì, chỉ trồng cỏ thôi. Cháu biết đây là nỗi nhục, nhưng cần tranh thủ để tồn tại và có cơ hội mai này từ giã trồng cỏ.
Người thanh niên này nói chuyện rất thẳng thắn, cho chúng tôi biết nhiều uẩn khúc, ít nhất trong những người đi lao động còn bản chất lương thiện, chứ không phải tất cả họ đi trồng cỏ là bất lương hết. Người thanh niên này còn cho biết:
— Cháu đã từng trồng cần sa tại Tiệp Khắc, cái nỗi khó khăn là phải gửi tiền về nuôi cha mẹ tại Hải Phòng. Nếu đất nước mình thực sự như các quốc gia Âu Châu v.v. thì lòng nào bỏ nước ra đi để làm thân phận thế gian khinh khi! Theo cháu biết người Âu Châu khinh khi những người lãnh đạo đất nước Việt Nam; còn cháu chỉ là nạn nhân của chế độ, khi cháu ở trong tù Tiệp mới biết sự khinh khi này do đảng cộng sản tạo ra, nhứt là Sứ quán Việt Nam tại Tiệp Khắc không khác gì nơi tập hợp sự khinh khi nhất mà thiên hạ chú ý hướng về chế độ cộng sản Việt Nam.
Người thanh niên này tâm sự chân thực, tôi liền nhớ lại bài thơ của một Người Việt Rừng gửi tặng, nay đã định cư tại Anh Quốc. Tôi đọc lại cho 4 người trẻ nghe:
Lao động nghề ngỗng cần sa
Tưởng rằng bền vững đường xa đường gần
Nào ngờ lối cụt bước chân
Biết rồi tĩnh lại ra thân lao tù
Hận mình nông nổi âm u
Nghe theo cộng sản một ngu suốt đời !
(TâmTâmTâm)
Người thanh niên trên đắc ý, nói:
— Cháu có nghe người bạn đọc bài thơ này, nhưng không biết tác giả là ai, thì ra là của tác giả Tâm Tâm Tâm. Nay cháu nghe bác đọc, đúng là đời của cháu đã trải qua, còn tương lai thì chưa biết thế nào!
Đã là người thì ai cũng ước mơ được hưởng quyền sống tự do, như 4 thanh niên này đang khác vọng, họ thả hồn bềnh bồng ở Luân Đôn, còn thân xác vẫn lảng vảng công viên Villemin, họ biết rằng mai này làm con dơi đen, đu dưới lườn xe làm thân mong manh để hy vọng thực sự đổi đời. Nào đảng cộng sản Việt Nam có thấu hiểu nguyện vọng của người dân đang khao khác những gì không, nhất là quyền sống được làm người hưởng hạnh phúc và tự do?
Đời của thanh niên Việt Nam sao mà chịu lắm dông tố! Họ như một triền núi đón nhận mưa bảo, mặc cho thân xác trôi theo giòng nước, rồi phải đướng lên để mà tiếp tục sống cho đến tận cuộc đời thê thảm. Còn riêng quan đảng cộng sản vừa tham ô, lại được tự do cường hào ác bá, miệng luôn tiếng cười Tứ duy, Tứ khoái, Đảng trị. Thay vì đảng quan thấy dân khổ, dẫu muốn cười ra tiếng cũng rất khó khắn. Nhưng họ là một nhà nước cộng sản mafia Việt Nam đang lợi dụng người dân Việt để chơi trò bịt mắt bắt dân khổ.
Đảng cộng sản Việt Nam mượn kế hoạch "Xoá-đói-giảm-nghèo" và "Đề án hỗ trợ các Huyện nghèo đẩy mạnh Xuất Khẩu Lao Động" như một sách lược mị dân và cũng là thừa cơ cướp bất động sản của dân qua nhiều hình thức, đảng cộng sản cùng nhau vỗ tay to, được ăn no, được đày đoạ người dân để trị.
Việt Nam ngày nay luôn đứng trước muôn ngàn thảm hoạ, như lãnh thổ đang hẹp lại, đất sơ, rừng luồi bước, xuất khẩu lao động lang thang khắp thế giới để rồi hành khất vỉa hè Đông Âu. Ôi buồn tuổi nào hơn! Xin mượn thơ tỏ tâm tư một bạn trẻ Việt Nam :
Xoá đói giảm nghèo làm chi
Xuất khẩu lao động phường thi ngục tù
Từ đây treo án tử thu
Thân đằng gió lạnh sương mù mờ xa
Phong ba bão táp dân ta
Đảng cười dân luỵ đời ra ly sầu !
Đối mặt với thành viên mafia Việt Nam
Chiều 16 giờ, ngày 12 tháng 6/2010. Chỉ một mình tôi trở lại công viên Villemin. Ra khỏi Gare de L’Est đi thẳng đến Mcdonald’s, mang 4 phần ăn như hôm trước để tặng đồng hương. Vào công viên gặp 3 nam nữ, trong số này có một nữ mặt trái soan đã gặp hôm trước. Cô mặt trái soan hớn hở chào nhau và giới thiệu:
— Thưa bác, đây là hai anh chị mới đến đây hôm nay và bác ba là ân nhân của em đó ạ. Hôm qua chúng em có tất cả là bốn người được bác cho ăn bánh và uống nước ngọt Mcdonald. Hôm nay bác trở lại thăm, riêng em gặp lại bác rất là mừng.
Rồi cô ngó tôi hơi có ý ngạc nhiên, vì trên hai tay đang cầm đến 4 túi Mcdonal. Cô liền hỏi:
— Thưa bác, có phải bốn phần ăn bác mua cho chúng cháu không ?
Một câu hỏi thể hiện cử chỉ thật tình, xem như đã thân thiện từ lâu. Tôi gật đầu liền đáp:
— Cháu chỉ nói đúng một phần mà thôi, bác tưởng gặp lại bốn cháu hôm qua, cho nên mua bốn phần ăn là có ý đó, tuy nhiên bác rất vui mừng chúc 3 bạn trẻ gặp hôm qua được như ý. Sao, cháu trục trặc thế nào mà đi không trót lọt? Còn hai cháu mới đến, khởi hành từ đâu đến đây bằng phương tiện gì ? Tôi nói tiếp: – Mời các cháu dùng bánh trước đã rồi nói chuyện vui buồn sau. Tôi cùng 3 thanh niên ăn bánh uống nước ngọt rất thân thiện xem ra 2 người trẻ mới đến công viên không có ý cách biệt.
Cô mặt trái soan buồn buồn nói:
— Thưa bác, hôm qua lúc 18 giờ từ Paris đến bãi nhảy xe đúng 24 giờ đêm. Khi vào đến cảng Calais thì bị bắt lại, đến 9 giờ sáng thì nhờ một điện thoại của người đi đường liên lạc được với tổ chức, rồi họ đưa chúng cháu về đây, cháu không được số đỏ như 3 anh chị mà bác đã gặp .
Thiếu nữ mới đến hôm nay nói:
— Cháu và anh này khởi hành từ Tiệp, di chuyển bằng xe du lịch. Khi đến miền Bắc Pháp Quốc là nhảy xe liền, nhưng không được, phải về đây cũng bằng xe du lịch. Tối nay chúng cháu chuẩn bị tiếp tục nhảy xe cho đến khi nào thành công thì thôi.
Thấy cô này còn có điều gì đó chưa nói ra thoải mái, tôi liền hỏi:
— Mỗi lần cô nhảy xe như vậy thì phải trả khoản chi phí là bao nhiêu, làm thế nào mới hy vọng trót lọt, và bằng cách nào để liên lạc với tổ chức ?
Cô mặt trái soan đáp:
— Thưa bác, tại Tiệp cháu đã trả cho tổ chức đưa người đi lao động ở Anh Quốc đến 15000 Euros, bởi thế họ phải bảo đảm đến được Anh Quốc và công ăn việc làm chắc chắn. Còn mỗi lần đeo dưới lườn xe thì tổ chức phát một bao nilông đen lớn, rồi ngồi vào bao thế là hy vọng trót lọt qua khỏi kiểm soát tại biên giới Pháp–Anh. Sau khi bị cảnh sát biên phòng bắt lại, thì cháu phải trải qua một cuộc điều tra, sau đó thả ra cấp một giấy nhập cư bất hợp pháp. Còn liên lạc với tổ chức thì phải nhớ số điện thoại trong đầu, không thể nào quên lửng được, bất cứ ai đã vào đường dây tổ chức này đều phải cam kết là số điện thoại không được cho người ngoài luồng biết, nếu không thì sẽ có hậu quả. Cháu và hai anh chị này sau khi bị bắt mới biết cùng một tổ chức, nhưng số điện thoại lại khác nhau.
Từ xa có một thanh niên đi tới độ 30 tuổi, rồi đứng lại cách xa tôi 5m, tay chống nạnh, hỏi:
— Ông là ai, làm gì ở đây ? Hãy cút nhanh!
Một câu hỏi đặc kịt mùi công an, giọng nói Hà Tĩnh, mở miệng ra là lời trịch thượng, hỗn láo. Đúng là con của bác và đảng cướp Việt Nam! Đảng cộng san giáo dục bầy tôi tớ hệt như đám cường hào ác bá ngày xưa, nay họ tổ chức bán người dân ra hải ngoại làm thịt lao động xứ người để rồi hậu quả người dân phải đâm đầu vào cảnh ăn mày lao động hết kiếp sinh v.v. Tay chân mafia này mới cầm trên tay một cọng lông gà mà tưởng rằng lệnh tiễn đi quăng xác người dân Việt.
Tôi thản nhiên, cười lịch sự, rồi đáp:
— Thưa ông, muốn biết tôi là ai thì hãy vào văn phòng công viên Villemin sẽ hiểu rõ. Tôi cho ông biết ở Pháp Quốc là xứ tự do, chứ không phải như ở quê nhà mà giở trò ngạo mạn không xem ai ra gì, như hù doạ, cướp của, giết người bừa bãi mà đảng cộng sản xưa nay vẫn thế. Đúng là thói của mấy ông đại diện cho đảng cộng sản Việt Nam ở Pháp Quốc. Đừng tưởng rằng ở đây là Tiệp Khắc, ông không biết điểm đứng này là ở đâu hay sao? Còn nữa, ông phải biết khi đứng trước một người đáng tuổi cha chú thì nhất nhất phải lễ độ chứ?
Tôi vừa nói đến đây thì gã thanh niên mặt xám mafia ngó qua phía cổng vườn Canal de L’Ourcq. Tôi cũng nhìn theo, thấy một người đứng tuổi và cao ráo đưa tay ra hiệu, cách 200m. Gã đằng xa ấy, tôi nhận diện không rõ lắm, nhưng tôi quả quyết y thường sinh hoạt trong cộng đồng người Việt tự do Paris. Có thể đây là tên Thanh, kẻ khá quen thuộc trong giới bà con Paris chăng?
— Ông Thanh có nhiều quan hệ với Sứ quán cộng sản Việt Nam tại Paris, y thường móc nối những người thích lợi dụng như làm thông hành để nhanh chóng về Việt Nam và trao đổi tin tức sinh hoạt của cộng đồng, nay chính y là thành viện của mafia Việt Nam hoạt động tại Paris.
Bỗng tên mặt xám mafia gọi 3 thanh niên nạn nhân:
— Chúng ta cút nhanh.
Y vừa chạy và quay mặt lại mắng:
— Địt mẹ chúng mầy, sẽ biết tay tao.
Tôi đứng yên lặng cười gã mặt xám mafia quá thô lỗ ấy, rồi ngồi xuống ghế công viên mà lòng ray rứt vì đã chứng kiến 3 nam nữ tuổi còn quá trẻ mà phải chịu cảnh bán thân đổi đời để rồi lấy phần còn lại muôn ngàn tuyệt vọng, đảng cộng sản bứng người Việt xa khỏi đất của ông cha sinh ra họ để thành lập một tổ chức xuất cảng người lao động trồng cần sa nơi xứ lạ!
Tôi ngồi xuống ghế đá công viên suy nghĩ về người Việt phiêu lưu xứ người:
— Biết bao giờ mới chấm dứt tệ đoan buôn người Việt, có lẽ khi nào Việt Nam không còn chế độ cộng sản ư ?
Nghĩ lại mới thấy mình ngớ ngẩn, không để ý ghi lại số xe của tên Thanh. Quả là một dịp may bỏ dở đáng tiếc. Rời khỏi công viên Villemin, về đến nhà thì đã hơn 20 giờ đêm.
Huỳnh Tâm
Điện thoại di động: 0033.06.15.56.61.34
Phim Phóng Sự : Những Bước Chân Đổi Đời Gian Nan.
Chúng tôi sẽ công bố vào những tháng tới.
Thực hiện bởi Huỳnh Tâm .
Cùng những ký giả cộng tác: Bequet, Viên Dung, Võ Trung Dũng, Nguyễn Văn Đông, Mỹ Dung.v.v…
Clips Video về Người Việt Nam Lao Động Bất Hợp Pháp Tại Âu Châu :