Hồ Chí Minh-Mao Trạch Đông và sự nghiệp gián điệp tại Việt Nam (1945 - 1969) - Kỳ 19

Dề cương của Ban Đối Ngoai thành Pho Lieu Châu (thuoc Tinh Quảng Tây) Giới Thieu Voi đoàn Đại Bieu khu TU Tri Viet BAC - Việt Nam Nam VE Nhung tháng hoạt động Cach Mang của Chu Tich Ho Chi Minh Tai Lieu Châu Thoi ky trong Khang Chien Chong Nhat. 10/08/1964. (BAN Dich)

Nguon: Lưu Tru Trung Quốc
1964108日,广西省壮族民族人民委员对外办公室的提纲致越南民主共和国越北自治区政党代表团有关介绍胡志明在寥州抗战期的革命活动情况。
资料中国 档案局 提供.




Đề cương giới thiệu tình hình hoạt động cách mạng tại Liễu châu của Chủ tịch
 Hồ Chí Minh thời kỳ kháng chiến chống Nhật gửi đoàn đại biểu chính đảng Khu tự trị Việt Bắc nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

            Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà trong thời kỳ kháng chiến chống Nhật, năm 1940 đến năm 1944, đã từng hoạt động cách mạng tại Liễu Châu. Vì hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng bị tư lệnh chiến khu số 4 của nguỵ (Tưởng Giới Thạch) bắt giam.

            Năm 1940, tư lệnh Quốc dân đảng  khu số 4 vừa mới từ Khúc Giang Quảng §ông chuyển đến Liễu Châu không lâu. Lúc đó có nhiều đồng chí cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Nguyễn Hải Thần cũng đến Liễu châu. Có khoảng hơn 100 người được biên chế vào bộ phận huấn luyện của bộ phận chính trị tư lệnh khu số 4. Tên gọi đối ngoại của bộ phận là “Đội biên chính”. Hiện nay là khu ký túc xá của các gia đình nhà máy luyện kim, địa điểm lên lớp hiện nay là văn phòng của nhà máy. Nhà cũ đã bị dỡ bỏ chỉ còn lại dấu vêt móng nhà. Bành Hải Đào người đã từng tiếp xúc với các đồng chí Việt Nam và đã từng giảng bài về nội vụ cho các đồng chí Việt Nam, hiện nay là kỹ thuật viên của xưởng cơ khí thông dụng ngoại ô, nói: “Các đồng chí Việt nam rất chú ý nghe giảng, bình thường rất lịch thiệp”. Có khoảng 700-800 đồng chí cách mạng Việt Nam được biên chế vào đoàn huấn luyện cốt cán của tư lệnh khu số 4. Đoàn này ở tại Liễu Châu đại kiều, địa điểm này nay là bên phải Miêu phổ vườn cây quả Nghệ trường.

            Trước khi bị bắt, lúc đó Chủ tịch Hồ Chí Minh được mời làm tham sự của tư lệnh và kiêm nhiệm sỹ quan giảng dạy chính trị cho đoàn huấn luyện. Cơ quan tư lệnh lúc đó thuê quán thức ăn chín Nam dương ở phía tây bắc núi Ngư Phong Liễu Châu (ngày nay ở bên trong trường tiểu học núi Ngư Phong, ngôi nhà phía trước của quán Nam dương nay vẫn được giữ hoàn chỉnh), tầng trên và nhà phía sau để Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí Việt Nam ở và là điểm trung tâm liên lạc của Đại kiều và Ngao phụ. Chủ tịch Hồ Chí Minh ở tại tầng trên ngôi nhà, tại căn phòng góc nam hướng đông, các đồng chí Việt nam khác ở nhà phía sau. Địa điểm này là nơi thông tin liên lạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là nơi in phát tài liệu hoạt động cách mạng. Theo Việt kiều Đinh Quang Châu nói, ông đã từng đến ngôi nhà này gặp Hồ Chủ tịch nhận tài liệu vài lần. Sinh hoạt của Hồ Chủ tịch lúc đó rất đạm bạc, trong phòng chỉ có một chiếc giường, một bàn làm việc, một sô-pha, một máy in in rô-nê-ô phổ thông, máy đặt trên chiếc hòm, bên cạnh máy là đồ dùng đơn giản để dùng bữa của Hồ Chủ tịch. Người phụ trách Tô Phúc của quán Nam dương nói: “Tôi không hiểu người Việt nam nói chuyện, nhưng họ rất lịch sự. Họ ở quán Nam dương 3 năm, thường đi huấn luyện ở bộ tư lệnh, ngày chủ nhật hoặc ngày nghỉ mới trở về, có một số ra địa phương ngoài lên lớp, trở về thì ở đây. Người Việt Nam thời sơ tán thì rời Liễu Châu”.

            Chủ tịch Hồ Chí Minh có thời kỳ ở tại chiêu đãi sở của bộ tư lệnh, có lúc đến chơi ở Phương viên bên cạnh công viên Liễu hầu, Người thích tiếp xúc với giới báo chí (Ông Lưu Hùng nói).

            Đầu mùa thu năm 1942, Chñ tịch Hồ Chí Minh bị bắt tại phố Túc Vinh, Quảng Tây, bị nghi án làm gián điệp,  sau bị giải đến nhà giam huyện TÜnh Tây-nhà giam huyện Thiên bảo-nhà giam Quả §ức-nhà giam Đồng chính-nhà giam Nam Ninh-nhà giam Vũ Minh-nhà giam Tân Dương-nhà giam Lại Tân-bộ tư lệnh Liễu Châu. Từ khi bị bắt đến ngày 09/12/1942 lịch cũ bị áp giải đến Liễu Châu, trước sau trải qua 18 nhà lao (Tư liệu lịch sử này căn cứ Ngục trung nhật ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết).