Điệp viên Thiếu tướng Hồng Thủy
“…Nguyễn Sơn - Hồng Thủy chỉ phục vụ cho đảng cộng sản Trung Quốc chứ không vì quê hương hay đất nước Việt Nam, vì đương sự đã có lần phát biểu: "…trở lại quê hương để giúp Hồ Chí Minh thực hiện ước nguyện cha già của dân tộc đần độn…"…”
Quân sử Trung Quốc luôn luôn ghi lại dấu tích của những đảng viện cộng sản Việt Nam mang bí danh chiến đấu cho cộng sản quốc tế. Kể từ ngày thành lập đảng cho đến nay và để dùng làm phương tiện cho chiến tranh, Đảng Cộng Sản Trung Quốc xem rất trọng hoạt động tình báo. Và sau này họ nâng cấp kỹ năng để trở thành tình báo chiến lược. Một trong những người Việt Nam được Trung Quốc đào tạo mang bí danh Hồng Thủy và quân hàm Thiếu tướng.
Vào thời kỳ thành lập đảng cộng sản Trung Quốc vào năm 1921, ông là một tay lãnh đạo của Hồng quân. Ông hoạt động liên vùng rộng lớn gồm có Thượng Hải, Quảng Châu, Diên An, Vũ Hán, và Trùng Khánh được xem một trung tâm bức xạ của cộng sản trên đất Trung Quốc.
Đảng cộng sản Trung Quốc đã thành lập một tổ chức bí mật chuyên nghiên cứu kỹ thuật tạo ra chiến tranh: trước đó làm xáo trộn xã hội và chờ cơ hội cho phát động chiến tranh ở bất cứ nơi nào, tạo lý cớ để đấu tranh. Thậm chí họ còn tạo chiến trường ảo, tạo dựng hình ảnh Mao Trạch Đông chống phát xít, và chiến tranh quốc-cộng. Đối với cộng sản, chiến tranh là phương tiện và cũng là công cụ cướp chính quyền nhanh chóng chất.
Từ thời thành lập đảng cộng sản tại Việt Nam mọi diễn biến đều được tiến hành theo kế hoạch nhịp nhàng để đạt mục tiêu cuối cùng là cướp chính quyền. Đặc biệt ở thời khai sinh đảng cộng sản Việt Nam xuất hiện một điệp viên mang bí danh Hồng Thủy (洪水). Đây là một nhân vật trợ lý chiến lược cho Hồ Chí Minh, không thể thiếu vắng trong tất cả những hoạt động bí mật của Hồ Chí Minh tại Việt Nam. Tuy nhiên không mấy ai được biết đến thành tích của điệp viên Hồng Thủy ngoại trừ một vài bài báo thêu dệt huyền thoại “Lưỡng quốc tướng quân”. Thành danh của y đã trở nên lu mờ, tất cả còn lại gần như là con số không. Cũng may nhờ có trung tâm trí nhớ Hoa Nam còn lưu trữ gia phả thực của dòng họ Vũ, chúng ta mới khám phá được hoạt động của điệp viên Hồng Thủy, biết đương sự là ai, và tất cả chi tiết cuộc đời điệp viên "con sen" bán tổ quốc của y cho Trung Cộng.
Tên thật của Hồng Thủy là Vũ Nguyên Bác. Năm 1922, Chu Ân Lai (周恩来) gặp Vũ Nguyên Bác (武元博-Wuyuan Bo) tại Paris. Năm 1923, họ Vũ gia nhập đảng cộng sản Trung Quốc tại Diên An. Chính Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai giới thiệu. Đương sự thay họ đổi tên và sau đó chỉ dùng (tên mới) bí danh Hồng Thủy (洪水). Đương sự chào đời vào tháng 10 năm 1908, tại Hà Nội, Việt Nam. Sau khi gặp nhiều lận đận về gia đạo, đương sự giấu mặt và chạy trốn và lấy tên là Nguyễn Sơn.
Trong sổ tay của điệp viên Hồng Thủy (Nguyễn Sơn) có ghi những giòng chữ sau đây:
‒ Thời điểm 1923, chưa có cái tên nào xuất hiện gọi là Hồ Chí Minh (胡志明) tại Quảng Châu. Một điệp viên trong hay ngoài nước đều phải có song lý lịch, một gia phả giả và một gia phả thực. Người đó phải biết đánh lừa thiên hạ bằng cách đem gia phả giả biến thành thực. Bí danh luôn luôn phái thay đổi, đó là điều tất nhiên. Học viện Quân sự Hoàng Phố giáo dục mỗi điệp viên sống phải biết lừa bịp và bịa ra thân phận của mình cho thật tinh vi. Điệp viên phải biết tạo nên những sự kiện và hòa mình vào trong đó để xuất hiện trước thiên hạ và lừa bịp dư luận. Ví dụ như lớp bồi dưỡng "Thanh niên cách mạng Việt Nam" tại Quảng Châu, mà người ta nói do Hồ Chí Minh tổ chức. Đây là một hình thức bịp trắng, dùng "Minh khóa" chính trị để dự phóng cho tương lai.
Ngoài ra còn có một chi tiết khác đáng ghi nhớ là Hoàng Văn Hoan (黄文欢-Huang Huan) tâm sự với người bạn thân Khuất Tựu (屈就), rằng:
‒ Minh khóa bồi dưỡng chính trị "Thanh niên cách mạng Việt Nam", do đảng ta (Trung Quốc) tổ chức, sau đó mới mang nặng đẻ đau sinh ra một câu chuyện về một người mang tên Hồ Chi Minh mà từ trước tới nay không ai biết đến. Tôi cũng chưa bao giờ tham dự sinh hoạt trong tổ chức này bao giờ.
Những ngày đầu nhập học khóa 4, tại Học Viện Quân Sự Hoàng Phố. Tân binh Hồ Chí Minh mặc đồng phục màu đen, làm trưởng nhóm A. Ảnh: Lưu trữ Học Viện Quân Sự Hoàng Phố, lầu đầu tiên được loan tải trên mạng
Ở thời điểm này, Hoàng Văn Hoan (黄文欢-Huang Huan), được vào Học viện Quân sự Hoàng Phố khóa 4 (黄埔军校第四期) tại Vân Nam, gồm có 41 người. Năm sau một số sĩ quan, tự động kết thân gồm những Hồng Thủy (洪水), La Vinh Hoàn (罗荣桓-Ronghuan), La Thụy Khanh (罗瑞卿-Luo Yang), Dương Thành Vụ (杨成武Chengwu), Trương Ái Bình (张爱萍Zhang Aiping), Cảnh Biểu (耿飚Geng Biao),Thái Sướng (蔡畅Cai Chang) kể cả Hồ Chí Minh (胡志明). Cuối tuần họ hội họp để trao đổi học tập quân sự và chính trị. Mao Trạch Đông (毛泽东) hay Lưu Thiếu Kỳ (刘少奇) thường xuyên đến thăm viếng.
Khóa 4 kết thúc vào tháng 3 năm 1926. Những tân sĩ quan của Học Viện Quân Sự Hoàng Phố chụp chung một tấm hình lưu niệm gồm có Hồng Thủy (洪水), La Vinh Hoàn (罗荣桓-Ronghuan), La Thụy Khanh (罗瑞卿-Luo Yang), Dương Thành Vụ (杨成-Chengwu), Trương Ái Bình (张爱萍Zhang Aiping), Cảnh Biểu (耿飚Geng Biao),Thái Sướng (蔡畅Cai Chang) và Hồ Chí Minh (胡志明) người có ghi chú vòng tròn màu đỏ. Khóa 4, đào tạo được 41 sĩ quan tình báo. Ảnh: Hồ sơ lưu trữ của Cục 2 tình báo Hoa Nam, lầu đầu tiên được loan tải trên mạng.
Ngày 12 tháng 4 năm 1927, Tưởng Giới Thạch (蒋介石) đưa ra một quyết định tuyên bố: Quốc Dân Đảng (国民党) rút lui không hợp tác với đảng cộng sản Trung Quốc. Ông ta mở cuộc đấu tranh cách mạng vũ trang chống Cộng. Hồng quân (红军) chấp nhận chiến đấu trải dọc theo Đông Giang (东江). Tương quan lực lượng giữa Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch lúc này chưa phân biệt thắng bại về ai, mặc dù các lực lượng quân số của Tưởng Giới Thạch trội hơn Mao Trạch Đông.
Trong một buổi sinh hoạt của chi bộ đảng, Hồng Thủy (洪水) phát biểu:
‒ Kẻ thù nói rằng chúng tôi là một tai họa. Tốt thôi! Tôi đổi tên Tưởng Giới Thạch là lũ chó má.
Nhờ phát biểu có tính khiêu khích, uy tín của Hồng Thủy nổi nhú cồn.
Tháng 1 năm 1934, Chu Ân Lai đề nghị Hồng Thủy (洪水) vào Ban Chấp hành Trung ương đảng Trung Cộng và Cộng Hòa Xô Viết. Bí danh Hồng Thủy lúc đó đang phục vụ trong bộ phận chính trị viên Hồng quân 12, Sư đoàn 34, thuộc Cục trưởng Cục Chính trị, điều động mặt trận Hồng quân từ phía Đông điều chỉnh quân số, tăng viện cho hướng Tây Phúc Kiến.
Uy tín của bí danh Hồng Thủy (洪水) mỗi lúc một lớn nhờ ủng hộ đường lối đấu tranh Mao Trạch Đông. Họ Mao tuyên dương Hồng Thủy:
- Nếu như Hồng Thủy sai trái, chỉ có Mao mới đủ thẩm quyền loại trừ.
Có một thời gian bí danh Hồng Thủy bị tra khảo vì họ Mao nghi ông thuộc thành phần trong đường dây lãnh đạo cánh tả "chi tiết gián điệp-高级特务". Đương sự bị khai trừ khỏi đảng. Nhưng rồi sau đó Hồng Thủy được phục chức và được thuyên chuyển vào nhóm cán bộ Hồng quân trực tiếp nghiên cứu chiến tranh. Nhờ vậy Hồng Thủy nhanh chóng đưa Hồng quân vượt qua Ô giang (乌江), Tứ Độ Xích Thủy (四渡赤水-Siduchishui), rồi sông Đại Độ Hà (大渡河-Dadu), vượt qua rừng núi và chiếm cứ được thung lủng Tứ Độ Xích Thủy, chiến trường biển người, một mất một còn, quân Tưởng Giới Thạch đành phải thất trận.
Tháng 6 năm 1935, bốn quân đoàn Hồng quân viện binh cho lực lượng Tứ Xuyên, Mậu Công (懋功-Maogong). Tại đây, Hồng Thủy gặp Chu Đức (朱德Zhu De), và Lưu Bá Thừa (刘伯承 - Liu) ông được chuyển công tác qua làm việc cho Hồng quân Thứ 4.
Hồng Thủy gặp phải một nghịch cảnh khác. Lần này đương sự bị trục xuất vĩnh viễn ra khỏi đảng, và được dán nhãn hiệu gián điệp quốc tế (国际间谍), vì đã để thất bại tại chiến trường Cam Tư (甘孜Ganzi), đơn vị của ông bị thua trận. Ông trở về nhà, giấu mình, sống gần biên giới Tây Tạng (藏民).
Đến năm 1936, Mao Trạch Đông phát động chiến dịch công-nông tại Diên An, chủ trương học tập theo đời sống cách mạng Hồng quân. Bởi thiếu chính trị viên, một lần nữa Hồng Thủy được Mao khoan hồng, Hồng Thủy nhận công tác công-nông, làm trưởng chiến địch phía Đông gồm những Cảnh Biểu (耿飚Geng Biao), Hoàng Văn Hoan (黄文欢 - Huang Huan), và Hồ Chí Minh (胡志明). Công tác công-nông mã số "thất thất tự biến" (七七事变). Chấm dứt chiến dịch, Hồng Thủy được phân công tác tại Bác lộ quân (八路军) trụ sở chính tại núi Ngũ Thái Sơn (五台山), và sau được đổi đến Tấn Sát Kí (晋察冀Jin-Cha), làm chính trị viên cho bộ trưởng Bộ Tuyên truyền của chính phủ (CPC) tỉnh Sơn Tây.
Năm 1938, Đặng Tiểu Bình phát động chiến dịch "kẻ thù tờ báo- 抗敌”. Những người trẻ trương cờ biểu ngữ đòi quyền sống tự do. Hồng Thủy dẹp tan nhóm này. Từ đó, đảng cộng sản Trung Quốc dè dặt hơn với tuổi trẻ Trung Quốc. Hôm nay chỉ có vài chục tuổi trẻ lên tiếng nhưng cũng đủ chứng minh nhân dân bắt đầu bất mãn với đường lối cách mạng "Nhị vạn ngũ niên lý trường chinh" (二万五千里长征-Long March).
Hồng Thủy tăng uy tín và được lòng các cấp sĩ quan Hồng quân. Họ thường sinh hoạt chung trong câu lạc bộ chiến binh. Người ta gọi Hồng Thủy da sẫm màu hay "cánh buồm" đồng nghĩa với sự kiện đi lên như con diều gặp gió. Ông thích thi ca Trung Quốc, đam mê nguyện vọng riêng nhuộm đỏ Việt Nam. Ông có viết một tập thơ "Bi kịch ngây thơ-天真的悲剧" được yêu chuộng và phổ biến trong câu lạc bộ chiến binh.
Nói về Hồng Thủy, Trương Phàm (张帆Zhang Fan) cho biết:
‒ Hồng Thủy (洪水) nói rằng có rất nhiều từ trong tiếng Việt gần với tiếng Trung Quốc, hầu như tất cả tổ tiên của chúng tôi qua các bài viết bằng ký tự Trung Quốc, có một số lượng lớn ký tự Trung Quốc thông qua ngăn xếp di sản quốc gia, thường nằm trong thơ chỉ cần khai thác là biết gia phả.
Trương Phàm nói tiếp :
‒ Thực sự ngôn ngữ Việt Nam có khác, còn ngôn từ chỉ là sự bổ túc cho nhau, cho được phong phú. Đã là ngôn ngữ ở mọi quốc gia nào cũng có thể bổ túc cho nhau, mình không thể phát biểu như Hồng Thủy. Chỉ có những kẻ mất gốc vô tổ quốc hay quê hương mới có tâm tư đó mà thôi.
Năm 1939, Hồng Thủy (洪水) đi công tác đảng tại Diên An, rồi lưu lại ở đây học tập chuẩn bị tham gia chiến trường Việt Nam. Hồ Chí Minh được chọn đứng đầu thay mặt đảng tại Việt Nam để đấu tranh vũ trang. Hồ Chí Minh và Hồng Thủy được Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Chu Đức, Diệp Kiếm Anh cùng các nhà lãnh đạo trung ương đảng, tiễn đưa và hẹn ngày trở về vinh quan, riêng Hồng Thủy lần đầu tiên trở về quê hương Việt Nam.
Trước khi chia tay Mao Trạch Đông đã từng nói đùa với Hồ Chi Minh rằng:
- Nhân vật Hồng Thủy có cá tính minh bạch, hay liên tục cọ xát với bất cứ ai, cho nên cần phải đối sử tốt với nhau.
Và dặn dò thêm Hồ Chí Minh:
- Ra đi hàng ngàn vạn dặm, cưỡi ngựa "quyết mã tử địch" phải có tình, nếu sử dụng ngựa không tốt, hãy cẩn thận nó sẽ đá đồng chí đấy nhé.
Thực ra trong câu nói của Mao Trạch Đông có ý nghĩa bóng, cảnh báo Hồ Chí Minh.
Mao Trạch Đông hỏi Hồng Thủy:
‒ Đồng chí là người Việt Nam có hiểu ý tôi không?
‒ Thưa Chủ tịch, không phải ai cũng hiểu được câu nói của Chủ tịch, đương nhiên tôi hiểu.
Hồng Thủy trêu gan Hồ Chí Minh:
‒ Lần đầu tiên đồng chí đến Việt Nam, ắt nhiên có ngày trở về sẽ đem theo chiến công lẫy lừng, chúng ta là người chiến thắng hẹn một ngày rượu Bắc Kinh đang chờ.
Và nói tiếp:
‒ Đồng chí đã thông tư tưởng của Chủ tịch Mao chưa, những câu nói vừa rồi của chủ tịch có nhiều hàm ý, hãy ghi vào lòng ?
Hồ Chí Minh đáp :
‒ Tôi đã hiểu được nhờ đồng chí nhắc nhở và hy vọng ngày ấy.
Năm 1939, lúc này đảng Trung Cộng chưa ra lệnh cho Hồ Chí Minh để râu, chụp chung với Giáo sư Văn Trang (文庄- Wen Zhuang)và những đồng chí chuẩn bị cùng đi công tác đảng tại Việt Nam. Ảnh: Hồ sơ lưu trữ của Cục 2 tình báo Hoa Nam, lầu đầu tiên được loan tải trên mạng.
Năm 1955, Hồng Thủy trở lại Trung Quốc với quân hàm Thiếu tướng trong Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc. Nhân dịp ngày Quốc khánh tổ chức tại Thiên An Môn, Hồng Thủy tham gia. Chu Ân Lai cố tình đưa Hồng Thủy đến trước mặt của Mao để rà soát một vị tướng ngoài mặt trận. Mao thừa biết Hồng Thủy đã được đặt một tên họ bí danh mới:
‒ Điều này chưa đúng lúc phù hợp, y gia nhập quân đội vào thời kỳ Hoàng Phố, cho dù công tác tại quân đoàn tích cực, trong khi ấy Hồ Chí Minh vẫn còn cấp Tá".
Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Bành Đức Hoài, Diệp Kiếm Anh, Hoàng Khắc Thành (黄克诚Huang Kecheng) cùng những đảng viên cao cấp và chính phủ (CPC), sau buổi lễ Quốc khánh chia tay, Mao nắm tay Hồng Thủy giữ chặt, nói:
‒ Tôi không chăm sóc bạn cho tốt, không chăm sóc tốt ...".
Hồng Thủy trở về Diên An, ngồi cùng xe lửa với Mao Trạch Đông. Bành Đức Hoài, Diệp Kiếm Anh, Tiêu Khắc và hơn 200 tướng soái sáng lập Hồng quân.
Năm 1956. Hồng Thủy bị ung thư, yêu cầu Mao Trạch Đông cho trở lại quê hương:
‒ Tôi muốn giúp Hồ Chí Minh thực hiện ước nguyện cha già của dân tộc đần độn.
Ngày 21 tháng 10 năm 1956, Hồng Thủy được phép trở về nước, đích thân Hồ Chí Minh đến nhà ga Hàng Cỏ Hà Nội đón Hồng Thủy. Lúc đó Hồng Thủy chỉ có 48 tuổi đời. Khi Hồng Thủy trở lại Hà Nội, Đặng Tiểu Bình có tặng một bài thơ có tựa đề "Nhìn lại sông sâu thương nhớ mình".
Ngày 21 tháng 10 năm 1956 Hồ Chí Minh đón Hồng Thủy tại nhà ga Hàng Cỏ Hà Nội -
Hình vẽ Nhà ga Hàng Cỏ
Hình vẽ Nhà ga Hàng Cỏ
Hồng Thủy một vị tướng người Việt Nam, bí mật tham gia quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc, đang tại ngũ, còn gọi là "song tịch tướng quốc-双籍将军." Theo lịch sử đảng, Đảng CSVN luôn coi Nguyễn Sơn – Hồng Thủy là học trò của Hồ Chí Minh. Nhưng thực chất Nguyễn Sơn là người của Mao Trạch Đông phái sang Việt Nam để kiểm soát Hồ Chí Minh. Nguyễn Sơn - Hồng Thủy đích thực là một điệp viên "Nhị trùng", không còn nghi ngờ gì nữa. Nguyễn Sơn - Hồng Thủy chỉ phục vụ cho đảng cộng sản Trung Quốc chứ không vì quê hương hay đất nước Việt Nam, vì đương sự đã có lần phát biểu: "…trở lại quê hương để giúp Hồ Chí Minh thực hiện ước nguyện cha già của dân tộc đần độn…".
Quả nhiên Hồng Thủy là một vị tướng xuất sắc "con sen" của bộ máy đảng Cộng Sản Trung Cộng. Đương sự làm con thoi hai chiều, vừa là cố vấn chính trị bí mật cho Hồ Chí Minh, và thay mặt đảng đến cửa hữu nghị quan, trao bí mật quốc gia cho Mao Trạch Đông. Mao đánh giá và nhắc nhở Hồ Chí Minh: "Cá tính Hồng Thủy minh bạch, bởi vậy đảng ta phải biết sử dụng tốt, và khéo léo tóm lược sự chói sáng của Hồng Thủy, không khác nào mình chiến đấu để sống vậy, hay đứng trước kẻ thù không chỉ một lời nguyền, mà chúng ta cần tìm kiếm kẻ thù nào "tai họa nhất" cho nên mới có tên gọi là "Hồng Thủy".
Giai đoạn bí mất thành hình điệp viên:
Mọi đối tượng điệp viên được chọn lọc để phù hợp với tình hình xã hội Việt Nam, và thuận giúp cho Cộng sản Trung Quốc kiểm soát mô hình cộng sản Việt Nam. Những Hồng Thủy, Hồ Chí Minh, Hoàng Văn Hoan (黄文欢), và 30 người khác đã được chọn để thực hiện công tác thành lập đảng CSVN. Nhiều người để ý đến con bài Hồng Thủy cho Việt Nam, vì trước đây năm 1925, đương sự đã tham gia vào cuộc đấu tranh "Nhân hưng nhai-仁兴街", ở Quảng Châu, một địa danh lịch sử đánh dấu thành tích của đảng cộng sản Trung Quốc.
Tuy nhiên Hồ Chí Minh được trúng tuyển và được trao nhiệm vụ trở thành nhân vật chính trị hàng đầu Việt Nam do Trung Quốc đào tạo. Và tiếp theo đợt thứ hai Học viện Quân sự Hoàng Phố đào tạo được hai trăm mười tám (218) người Việt, sau khi tốt nghiệp, đa số trở về Việt Nam hoạt động với Hồ Chí Minh, riêng Hồng Thủy phụ trách phân Học viện quân sự tại Quảng Châu, hướng dẫn học viên mới thực tập chuyên ngành tình báo chiến lược để cung cấp cho Hồ. Theo lời mô tả của Trần Kinh (经陈), Hồng Thủy tham gia công tác trường đảng rất năng động, sau 6 tháng đem lại kết quả lớn, Hồng Thủy đã biến Hoàng Bộ (黄埔Whampoa) trở thành trung tâm huấn luyện chuyên viên tình báo chuyên nghiệp, tung vào chiến trường Việt Nam xuất sắc.
Huỳnh Tâm