“...Không còn lý do gì để nhân dân Việt Nam chấp nhận ôm đảng CSVN bởi vì nguồn gốc sinh đẻ của nó là Hán. Những hồ sơ mật về mối liên hệ CSVN và CSTQ có mấy ai tìm được và không mong gì sẽ được tiết lộ...”
Thủ đoạn trong chiến tranh.
Điện Biên Phủ khởi chiến vào ngày 20 tháng 11 năm 1953. Người ta còn gọi nó là: "Chiến dịch Thu Đông năm 1953 và Xuân 1954". Chiến thắng này để lại đằng sau quá nhiều bí mật chưa hề tiết lộ, và lịch sử đã trải qua 59 năm (1954-2013) nay mới xuất hiện một tư liệu của Mao Trạch Đông chỉ thị Hồ Tập Chương (HCM) nội dung chứa trong mật mã MMVN54123. "Chiến dịch giết quỷ nhỏ Việt Nam". – Đồng chí Hồ cầm chìa khóa Đông Dương của họ Mao cướp chính quyền của người Việt Nam. Ngày 19 tháng 8 năm 1945, họ Hồ đã thành công trong việc cướp chính quyền trên tay của Trần Trọng Kim, cùng lúc mở ra nhiều chiến trường thách đấu với liên quân Pháp.
Trong mật mã "Chiến dịch giết quỷ nhỏ Việt Nam" còn chứa ba mật lệnh chiến trường Điện Biên Phủ:
- Tướng Nguyễn Chí Thanh tiếp nhận mật lệnh 1, chuẩn bị chiến thuật trải quân.
- Tướng Võ Nguyên Giáp (Võ Giáp hay Lâm bá Kiệt) tiếp nhận mật lệnh 3, thi hành chiến thuật tấn công.
Đặc biệt hai mật lệnh trên ghi chú "trải quân-tấn công" lệnh lại không có ghi thời gian, tuy biết mật lệnh gửi đi từ địa chỉ Tổng Bộ Việt Minh, nhưng chính Võ Nguyên Giáp, một thành viên của Tổng Bộ Việt Minh, cũng vẫn mịt mù. Trong lúc khẩn trương ngoài chiến trường, cả hai ông tướng Giáp-Thanh tự hỏi ai đứng chỉ huy trên Tổng Bộ Việt Minh. Nhóm Việt Minh dù có muốn nối kết mật lệnh hai chiến dịch Điện Biên Phủ để phối hợp chiến thuật chung, cũng không biết chìa khóa mật lệnh 2 nắm trong tay người nào?
Hai mươi bốn (24) giờ trôi qua, liên quân Pháp nả đại pháo vào những cánh quân hậu cần, dân công, riêng quân chính qui Việt Minh mặc nhiên đình chiến vô cớ. Hồ Tập Chương muốn biết rõ tình thế chiến trường và phát động chiến dịch cũng phải hỏi qua cố vấn tối cao của đảng CS Trung Quốc.
Sau 24 giờ, cố vấn tối cao La Vinh Hoàng (王宏坤), quân CS Trung Quốc mới thông báo cho Việt Minh biết "Chiến dịch giết quỷ nhỏ Việt Nam" đã (giết sạch, làm gọn) lùa dân vào vùng giải phóng, khai trừ mọi cản trở trên đường đến Điện Biên Phủ, nếu cần đem dân ra làm bia đỡ đạn. Lúc này quân đội CS Trung Quốc đã kềm chế dân quân địa phương, biên giới Tây-Đông Bắc biến thành vùng giải phóng, các tỉnh miền Bắc Việt Nam không còn bóng dáng của liên quân Pháp.
Đích thực Soái tướng La Vinh Hoàng (王宏坤) trên tay cằm mật lệnh 2, thẳng tiến quân vào chiến trường Điện Biên Phủ, có chiến xa mở đường, chính ông mới là Tổng Tham Mưu chiến trường Điện Biên Phủ.
Quân đội CS Trung Cộng hành quân "Chiến dịch giết quỷ nhỏ Việt Nam" sau đó để lại một số quân đóng chốt khắp mọi vùng nông thôn, riêng tại thành thị, quân tình báo, thám báo lập cơ sở, v.v... và trên đường tiến đến chiến trường ĐBP. Nguồn: THX.
Tướng Võ Giáp, Nguyễn Chí Thanh và cả Hồ Tập Chương đều dương to đôi mắt, ngỡ ngàng bởi vì tuy rằng là người trong cuộc 24 giờ qua, dù có mật lệnh 1 và 3, không hề biết phải "hàng hay chiến", chẳng khác nào tướng ngoài mặt trận bị xiềng xích đôi tay. Chính những kẻ cướp chính quyền tháng 8 phải im mồm trước sức mạnh của Mao. Hồ Tập Chương một lá bài đã trình Quốc tế, trước khi bước lên sân khấu chính trị với cái tên Hồ Chí Minh đã mang trên cầu vai quân hàm Thiếu Tướng tình báo CS, ẩn mình trong quân đội thuộc quyền chỉ huy của tướng Trương Phát Khuê (mật mã KHI214).
Quân đội CS Trung Quốc và chiến xa tại chiến trường Điện Biên Phủ, đang giành từng đồi núi. Nguồn: THX.
Chiến lược Điện Biên Phủ trên tay của người có mật lệnh 2, đã chuyển quân vào các yếu điểm, tiến quân theo mũi nhọn chẻ từng bẹ lá chuối "chỉ thắng không được thua". Lúc này Võ và Nguyễn tướng quân mới được quyền "trải quân và tấn công" đợt một ngày 1 tháng 5. Thừa lệnh của Tổng Tham Mưu Trưởng chiến trường La Vinh Hoàng (王宏坤).
Chiến thuật 12 cứ điểm, đồng thời gian tấn công vào bộ chỉ huy của tướng Christian de Castries, tại trung tâm Điện Biên Phủ:
1. Cứ điểm Bản Ta Bo do Thiếu tướng Độc Kim Ba (單金巴) nguyên chủ nhiệm Công an, đặc ủy vụ viện tình báo miền Bắc VN, và Như Phu Nhất (茹夫一) nguyên trưởng đoàn trinh sát trong chiến tranh (Triều Tiên), đến VN làm phó tổng bộ cục tác chiến Việt Minh, nhiệm vụ của cánh quân tiến sâu vào phòng tuyến Điện Biên Phủ, bám sát liên quân Pháp và lập kế hoạch tự tấn công khẩn.
2. Cứ điểm Bản Kéo do Thiếu tướng Hoàng Vi (晃六) vụ viện tình báo miền Trung VN, và Trung tướng Vu Bộ Huyết (于步血), nguyên liên quân dã chiến quân 69 Hoa Đông, sang VN làm cố vấn trưởng sư đoàn 308 đánh Điện Biên Phủ.
3. Tướng Võ Giáp và Nguyễn Chí Thanh có nhiệm vụ thọc thủng phòng tuyến Bản Mường Thanh trung tâm Điện Biên Phủ.
4. Cứ điểm Bản Ban do Thiếu tướng Châu Khuê (歐洲), công chiến và nghi binh đưa địch vào trận chiến giả.
5. Cứ điểm Bản Hồng Lai do Thượng tướng Đặng Thanh Hà (当薄哈), chủ nhiện đào tạo Quân cán chính đảng bộ CS Đông Dương. Giám đốc hai trung tâm quân sự Nam Ninh và Kaiyuan ở Vân Nam, chuyện trách bọc phá hậu địch, đoán định lập kế hoạch tấn công 2.
6. Cứ điểm Bản Me do tướng Đổng Nhân (董仁) chính ủy 391 dã chiến quân, nhận lệnh chuyển sư đoàn 312 Việt Minh hổ trợ bạn, cùng Thượng tá Quý Lai Hỷ (赖海兰).
7. Cứ điểm Bản Ten do Thiếu tướng Vương Chấn Hoa (王稹华), nguyên đặc trách huấn luyện Tình báo, và các Cơ quan, đơn vị khác trực thuộc quốc phòng quân ủy Việt Minh. Phụ trách hậu cần của Việt Minh hổ trợ cho quân đội CS Trung Quốc.
8. Cứ điểm Bản Long Nhai do Thượng tướng Vương Gia Tường, nguyên phó chủ nhiệm cục Tình báo, phụ trách đưa dân công bám trụ đốt phá chiến trường [1], tịch thu kho đạn, và quân nhu.
9. Cứ điểm Bản Na Khua do Mã Đạt Vệ (马达卫) trưởng quân pháo 23 (gồm nhiều binh đoàn pháo), và Trung tá An Đình Lan (安庭蘭). Chỉ huy phó pháo binh Việt Minh. [2]
10. Cứ điểm Bản Hồng Cúm do Từ Thành Công (徐成功), nguyên phó sư trưởng 188, Quân đoàn 19 tại (Triều Tiên) đến Việt Nam làm cố Vấn trưởng sư đoàn 316 Việt Minh, và Trung tá Quách Hữu (郭友) nhiện vụ xung kích mở cửa Điện Biên Phủ.
11. Cứ điểm Bản Sòm do Thiếu tướng Lê Quang Đạo (經濟道), chỉ huy Trung đoàn chiến xa và pháo binh [3].
12. Cứ điểm Bản Mơ do Trung tướng Lý Văn Nhất (凡山一), chỉ huy công binh, tiếp viện quân nhu, quân lương cho chiến trường Tây-Bắc và Động Nam Điện Biên Phủ.
Bản đồ chiến trường, và căn cứ Điện Biên Phủ của liên quân Pháp. Nguồn: THX.
Liên quân Pháp thất thủ, rối loạn trong sự kinh ngạc. Chỉ một thời gian ngắn 12 năm (1941-1953) mà Việt Minh đã tổ chức thành đại đoàn, sư đoàn, lữ đoàn v.v... Lần đầu tiên thấy quân biền rừng rú biết sử dụng đủ loại vũ khí, chiến xa, đại pháo 105ly, pháo 75 ly, cối 120 ly, cao xạ pháo, súng máy, công binh, ôtô, xe vận tải, xăng dầu, bazooka súng phóng lựu và tiểu liên, súng cá nhân, quân trang, quân bị, lương thực. Việt Minh còn huy động một lưc lượng lớn gồm: 50.000 quân chính qui, 55.000 người hậu cần, 150.900 dân công. Đối với phương tiện cùng nhân lực này đủ đáp ứng cho 5 chiến trường, như Điện Biên Phủ là một trong những chiến trường lớn. Tuy đã biết CS Trung Quốc đứng sau lưng nhưng không ai ngờ số lượng vũ khí đổ vào quá lớn, và có cả những tướng bộ binh thiện chiến tham gia chiến trường Việt Nam!
Điện Biên Phủ khởi chiến ngày 20 tháng 11 năm 1953, kết thúc ngày 7 tháng 5 năm 1954. Liên quân Pháp thất thủ và đầu hàng CS Trung Quốc.
Theo báo cáo của tình báo Mỹ, khoảng 3500 đến 4000 quân Việt Minh bị tử thương trong tổng số 50.000 quân tấn công vào Điện Biên Phủ. Riêng quân Hậu cần 254 tử vong, Dân công 723 tử vong, thường dân 450 người. Dân tộc Bản làng trong và ngoài Điện Biên Phủ chết 370 người. Dân công thu dọn chiến trường, dùng xe kéo cút kít chuyển chiến binh Việt Minh tử vong. Nguồn: THX.
Liên quân Pháp đầu hàng để lại một Điện Biên Phủ ngổn ngang hàng chục ngàn tấn vũ khí còn trong kho, tử thương cũng không kém số quân của Việt Minh. Con số tù binh hai bên Liên Quân Pháp và Việt Minh tương đương với nhau
Điện Biên Phủ một thế gới tù binh của ba lá cờ. Photo 1- Việt Minh (Quân chính qui, Hậu cần, Dân công trà trộn khó phân biệt). Photo 2- Tù binh liên quân Pháp (Mặt trắng, giày đinh). Photo 3- Tù binh CS Trung Quốc (Nón sắt, quân phục màu vải xanh lá cây). Họ sẽ được trao trả sau hiệp định Genève 1954. Nguồn: THX.
Tiếp theo Mao Trạch Đông gửi mật mã KV8517. Phân tích: "Đồng chí Hồ hãy khẳng định thời gian đưa quân về Hà Nội, hy vọng tổ chức lại chính quyền sớm hơn, mọi tham khảo về hành động đặt trên vai cố vấn thông minh (Hoa Nam) lấy qui luật mật thực hiện cướp chính quyền lần thứ hai.
Vứt bỏ những gì không thuộc phạm trù tổ chức đảng.
Tịch thu tất cả hồ sơ của địch, truy lục đối chiếu, thông minh (Hoa Nam) được phép ghi chép, sửa đổi nội dung cho phù hợp tình hình mới, chọn lọc từng sự kiện, nếu thấy bất lợi cho đảng, nên để nó mất biến (thủ tiêu) trước khi lưu trữ vào hồ sơ, và nhanh chóng tạo dựng công tác đảng, đưa dân Việt Nam đến suy tưởng mới, tẩy rửa khối óc và làm tê liệt mầm dân tộc, như trước đây đã từng thành công về huyền thoại ngày 19 tháng 8 năm 1945".
Những sự kiện trên cho thấy Mao Trạch Đông đưa ra mọi mệnh lệnh, Hồ Tập Chương trực tiếp hành động theo kế hoạch khủng bố, và mỵ dân. CS chưa bao giờ thực sự lương thiện trước lịch sử, đôi khi vì mục tiêu chính trị hay tùy giai đoạn, người CS dàn dựng một động tác giả để mê hoặc người dân theo hướng đi phù hợp như họ muốn, về những liên lụy thiệt hại xã hội CS không quan tâm, đồng thời nhận chìm hồ sơ tối mật Điện Biên Phủ có chân dung lấp ló CS Trung Quốc để vẽ lại một bức tranh Điện Biên Phủ có nhiều màu sắc CS Việt Nam. CSVN thích thú với công tác ngụy tạo, dựng đứng những câu chuyện anh hùng huyền thoại Điện Biên Phủ, và truyền khẩu đến với nhân gian. Những người "trí thức công chức", và văn nghệ chạy theo chấp bút tạo lịch sử CS đứng trên dân tộc Việt Nam, họ gọi đó là "lịch sử chủ đạo", những thành phần này rất đắc lực, tiếp tay cho tình báo Hoa Nam.
Đảng CSVN muốn tiếp tục kéo dài tuổi thọ nên đã nhảy vào lãnh vực lịch sử để sửa đôi theo chiều hướng của họ. Họ độc quyền tự sửa đổi và nhồi nhét vào lịch sử theo từng thời đại. Họ bóp méo hình thái Việt Nam cổ xưa và gắn ghép cho Việt Nam tính chất nguyên thủy mang màu sắc CS. Họ bất chấp mọi lầm lỗi và bóp méo sự thực lịch sử để đạt mục đích vì lợi ích của đảng, họ không cần biết tương lai Việt Nam vướng vào chư hầu của CS Trung Quốc. Trong hiện tại người dân đã phát hiện sự sai quấy trên, họ sẽ biện hộ rằng: "Do chủ quan". Thực tế người CS có trăm ngàn kế dối trá, họ chưa bao giờ lấy đạo đức làm nguyên tắc con người lương thiện. Cho nên mỗi khi lược dẫn qua nhiều tài liệu của CSVN, chúng ta không thể thấy một nguồn tin khả tín nào. Cũng đừng hy vọng nhiều thập niên nữa, văn khố đảng CS Việt Nam, Trung Cộng, Liên Xô bạch hóa hoàn toàn hồ sơ nhạy cảm về liên hệ CS Việt Nam-Trung Hoa để cho mọi người tự do khám phá, tính chất chân thực của nó.
Người yêu nước muốn tìm chỗ đứng đích thực cho lịch sử Việt Nam, hãy nhìn vào thực tại quanh ta, một địa chỉ lớn, tìm trong hy vọng của người dân, đang khao khát sự sinh tồn của dân tộc Việt Nam.
Người yêu nước suy tư thực tế đừng đứng ngoài chân trời xa. Chính nước Nga một thời là thánh địa CS, nay họ từ chối Karl Marx, Lénine và Staline. Không còn lý do gì để nhân dân Việt Nam chấp nhận ôm đảng CSVN bởi vì nguồn gốc sinh đẻ của nó là Hán. Những hồ sơ mật về mối liên hệ CSVN và CSTQ có mấy ai tìm được và không mong gì sẽ được tiết lộ.
Đảng CS Liên Xô trước khi sụp đổ, họ đã thủ tiêu tất cả bí mật của CS Quốc Tế! Xin lập lại nếu muốn tìm chỗ đứng đích thực cho lịch sử Việt Nam, từ bây giờ người yêu nước phải dứt khoát vứt bỏ chủ nghĩa CS, cấp thiết tiếp cận nhân chứng sống đã từng tham gia làm ra lịch sử của ĐCSVN, chính họ che phủ lịch sử dân tộc Việt Nam bởi một bức màn đen huyền hoặc bí ẩn. Bức màn này đảng CS Trung Quốc đã tạo ra để trùm phủ lên lịch sử Việt Nam hầu đưa đến thủ tiêu lân bang!
Người yêu nước không thể chần chờ cho đến khi đảng CSVN chết, mới đào mồ lên thẩm chứng lại mọi sự kiện, lúc đó đã quá muộn màn vì dòng sông lịch sử của dân tộc đã chảy qua, một thế hệ chứng nhân lịch sử đã trở thành trang giấy trắng trống rỗng!
ÿ Huỳnh Tâm
[1] Một hình thức biển người, lấy dân công Việt Nam làm con thiêu thân.
[2] Thời gian này Trung Cộng viện trợ đại pháo, cao xạ và lính cho Việt Minh, tại Điện Biên Phủ do lính pháo Trung Cộng đảm trách.
[3] Quân đội CS Trung Quốc đưa chiến xa vào Điện Biên Phủ, và trên dang nghĩa quân đội Việt Minh có chiến xa nhưng quân đội Trung Quốc đảm nhiệm quân xa.