Chiến lũy Trung Qu ốc trên lãnh thổ Việt Nam
“...Bây giờ tôi mới hiểu ý Nhất Biến muốn giúp anh chị Dũng một số gia súc để chăn nuôi, tôi lợi dụng trên đường đi hỏi về tổ chức Tình báo của Trung Qu ốc...”
Chúng tôi đi về hướng nhà của anh Dũng, gặp vài người dân trong làng, họ cúi đầu chào, chúng tôi đồng đáp lại cùng cử chỉ thân mật. Vừa bước vào sân nhà đã thấy anh chị Dũng ngồi trước nhà chờ, anh Dũng và Nhất Biến tự bắt tay chào nhau và giới thiệu tên họ thân thiện, còn chị Chỉ Hồng ôm tôi vào lòng, chị hôn trên trán, lệ của chị đọng lại trên má phải của tôi, chị nói:
─ Chị không ngờ cậu Út trở lại, thảo nào miền núi rừng báo động, đã 5 năm trôi qua, chỉ có đêm hôm qua mưa bảo tố quá lớn, lần này dân làng tổn thất hết 7 nhà trốc mái và sập 11 cái nhà, cả đêm qua anh Dũng qui tụ thanh niên trong làng đi làm công tác xã hội, anh Dũng mới về trước đây 2 giờ để đón cậu Út.
Chị Hồng ngậm ngùi hình như muốn nói nhiều hơn nữa, chị cằm tay tôi dắt vào nhà, còn anh Dũng mời Nhất Biến:
─ Mời anh Nhất Biến vào nhà.
Riêng các cháu trai của tôi bưng lên một khay trà nóng bốc hương thơm, chị Hồng không để mất dịp hỏi:
─ Cậu Út, hai tuần trước cậu tặng các cháu đến 3.500 đô la, tiền ở đâu mà nhiều thế ! Cậu còn nói: "Đây là mảnh bằng của các cháu" sau đó xem thư mới biết tiền này của Thu Minh tặng cho mấy cháu vì tương lai", thử hỏi dù tiền có nhưng làm sao mà ra khỏi làng người Việt tị nạn đèo heo hút gió này được ? Còn vợ chồng của Thu Minh bây giờ ở đâu, chị và anh Dũng muốn hồi đáp ân này, hai nữa chị và anh Dũng thường cầu nguyện ơn trên ban hồng ân cho vợ chồng Thu Minh có cháu trai hay gái cũng được, họ hạnh phúc đã hơn 5 năm về trước 1975 mà chưa có cháu, từ ngày mất liên lạc đến nay đã 8 năm. Cậu Út cho anh chị biết về gia thất của Thu Minh được không ?
Tôi biết thế nào chị Chỉ Hồng cũng hỏi về gia thất của chị tôi, vì anh chị Dũng Hồng và anh chị Thu Minh là bạn thân nhau từ thuở nào, và học cùng tiểu học cho đến thành danh, họ lập gia thất cùng năm, hai gia đình cùng ở gần nhau có thể nói như chị em ruột, họ xem tôi không khác nào người em út trong gia đình. Nếu hôm nay tôi nói mọi sự thật về anh chị Thu Minh có lẽ anh chị Dũng Hồng buồn lắm, dù sao cũng phải nói một lần để họ tiếc thương, còn hơn cho họ một hy vọng ngày tái ngộ mà không bao giờ gặp lại, thà để họ sống trong ký ức của quá khứ, như người đời thường lưu luyến những kỹ niệm đẹp nhất và sợ mất vốn sống tinh thần ký vãng.
Tôi chậm rãi kể chuyện về anh chị Thu Minh:
─ Thưa anh chị Dũng, vào năm 1979, cả gia đình mình lấy quyết định từ giả Sài Gòn, ra miền Bắc, mượn đường bộ từ Việt Nam vượt biên giới qua Trung Qu ốc, sau đó xin định cư quốc gia thức ba. Trước một ngày anh chị Thu Minh có giử cho em một bao thư không niêm phong, nhờ chuyển lại cho anh chị. Tuy nhiên anh chị Thu Minh có cho em biết "Trong thư anh chị đã viết hết những gì cần viết, còn số tiền này rất nhỏ chỉ tượng trưng bằng tấm lòng, và tình thân thương của anh chị tặng cho con của Dũng Hồng".
Em vâng lời, tiếp nhận sự ủy thác của anh chị Thu Minh, sau đó cả gia đình mình đến tỉnh Lạng Sơn, đồng vượt biên qua sông Kỳ Cùng để vào biên giới Trung Qu ốc, lúc ấy em có ý định trao phong thư cho anh chị, thế nhưng không biết lý do nào khiến em phải quay đầu trở lại quê hương, về đến nhà gặp lại anh chị Thu Minh cả hai rầy la em: "Có dịp mà sao không trao cho Hồng, thôi thì giữ nó sau này em trao cũng không muộn". Từ đó phong thư này ở trong người của em và nó trở thành hành trang không thể thiếu, cho đến hai tuần trước em đến được nơi này mới trao lại anh chị.
Còn về gia cảnh của anh chị Thu Minh vào tháng 12 năm 1982, mới lấy quyết định đi vượt biên bằng đường biển, chính em tiễn đưa anh chị ấy xuống ghe tại Mỹ Tho ra cửa Cần Giờ, sau một tuần lễ thì biết kết quả đã đến được bến bờ tự do tại đảo Galang I, Indonesia. Những người cùng vượt biên báo tin về gia đình để chồng tiền cho người chủ ghe, riêng anh chị Thu Minh thì bặt tin tức, em không biết nguyên do nào, trước khi ra đi em có dặn dò anh chị ấy:
─ Khi đến nơi anh chị nhớ, bằng mọi cách phải báo tin về nhà sớm nhất, đừng để Cha Mẹ chờ mong.
Thế rồi một năm trôi qua cũng không nhận được tin tức của anh chị Thu Minh, đến tháng 1 năm 1983 em vượt biên cũng bằng đường biển tại bến Bạch Đằng Sài Gòn. Cuối cùng em cũng đến được Galang I, chỉ vài ngày thủ thục tị nạn được hoàn tất, bỗng dưng một hôm vào buổi sáng, trong đầu của em trống trải khác thường, rất tiếc ở Galang I chưa có Thánh Thất để tịnh tâm, (đến cuối năm 1985 chính em xây dựng một Thánh Thất Galang I bên đường đi ra cầu tàu, đối diện chùa Phật Giáo và bên Tả nhà nguyện người Hồi Giáo địa phương). Em đành phải viếng cảnh chùa và lễ Phật, chùa xây dựng trên đỉnh núi, vị trí rất thông thoáng, em đi tham quan đúng một vòng cung, nhìn xuống thấy toàn cảnh Galang 1, lúc này Galang 1 và Galang 2 chứa trên 40.500 người tị nạn gồm người Việt, Miên và Lào, trên 1.000 Barracks (dãy nhà lớn).
Galang 1, nơi tạm dừng chân chờ ngày Cao Ủy phỏng vấn và cho biết định cư quốc gia thứ ba. . Nguồn : Huỳnh Tâm
Em vào chùa lễ Phật, tụng kinh, chỉ một biến kinh trong lòng trở về trạng thái bình an, em đến hậu viện đứng trước bàn thờ (Cửu Quyền Thất Tổ) với ba nén hương khấn vái cho mọi người khuất mặt đồng hưởng hồng ân Thượng Đế, em lần tìm từng di ảnh một trên bàn thờ, hầu may ra gặp người quen phận bạc, thì thắp cho họ vài nén hương lòng và cầu nguyện "sống khôn thác thiêng". Em đi thong thả đến gần cuối bàn thờ, thấy bốn người, 1 nam, 3 nữ đứng thắp hương, miệng khấn lâm râm, tay vái một cách cầu khẩn, độ 2 phút sau họ ra về, em dần dà đến di ảnh ấy, nào ngờ chính là di ảnh của anh chị Thu Minh, em vội vã chạy theo họ, đứng trước mặt của bốn người, đôi tay của em khoanh lại trịnh trọng cúi đầu hành lễ, theo cử chỉ van xin, liền hỏi:
─ Xin lỗi, thưa quý vị tôi có một điều muốn biết về di ảnh của anh chị Thu Minh có liên hệ thế nào với quý vị, tôi chính là em ruột của chị Huỳnh Bách Thu và anh rể là Nguyễn Thế Minh, tôi mới đến trại vài ngày nay.
Chùa Galang 1. Nguồn : Huỳnh Tâm
Một trong bốn người xa lạ liền nói:
─ Thảo nào trông thấy mặt anh hao hao chị Thu.
Lúc này em bình tỉnh hơn, và mời bốn người họ trở lại bàn thờ Cửu Quyền Thất Tổ để tìm hiểu nguyên nhân hỏi:
─ Thưa quý vị cho tôi một ít thời gian để hầu chuyện về anh chị của tôi nhé?
Một trong bốn người đáp:
─ Không có gì, ở đây thời gian xem như không có, và việc sinh sống cũng không bận tâm, hầu hết do Cao Ủy Tị Nạn lo cho, chúng tôi có thể tiếp anh vào lúc nào cũng được, cho đến khi nào đi định cư quốc gia thứ 3 mới thực sự chia tay anh và Galang , họ cho biết đi cùng nghe với anh chị Thu Minh.
Kể đến đây chị Chỉ Hồng quá xúc động, ôm mặt oà lên khóc nức nở, anh Dũng đôi mắt cũng lệ rơi, tôi không thể nào tiếp tục kể, chị Hồng vừa khóc vừa nói:
─ Cậu út kể tiếp đi chị nghe đây mà.
Trong lòng tôi lắng xuống một nổi buồn, tự trách mình đem lại cho anh chị Dũng Hồng một tiếc thương lớn, đành kể tiếp câu chuyện bi thương:
─ Lúc ấy em và bốn người xa lạ đứng trước di ảnh anh chị Thu Minh, riêng em khóc đã đành, nhưng cả bốn người ấy cũng khóc không khác nào người thân của họ.
Một người nữ trạc độ tuổi như em kể tiếp:
─ Lúc vượt biên trên ghe của chúng tôi có cả thảy 121 người, nay chỉ còn 119 người. Chúng tôi sống được là nhờ anh chị Thu Minh, bởi vậy dù người đã đi định cư hay người chưa đi, nhiệm vụ mỗi ngày phải lên đây thắp hương cho anh chị, chúng tôi xem anh chi là nhị vị cứu tinh cho cả ghe.
Nguyên nhân là thế này:
─ Ghe chạy đến hải phận Thái Lan, gặp phải ghe bọn hải tặc Thái, chúng nó có 5 người mình trần lực lưỡng, súng lục giắt bên hông, hai tay quăng dây móc sắt neo hai đầu ghe vào nhau, khởi đầu chúng nó trấn lột nữ trang, đồng hồ, tiền bạc của 121 người trên ghe, kế tiếp chúng nó tìm nữ giới để hãm hiếp. Chúng nó khởi đầu hành động, có 3 thằng trong bọn hải tặc thấy chị Thu sinh đẹp, chúng nó cưỡng ép chị ấy phải đi qua ghe hải tặc và hai thằng còn lại trên vai mang theo quai xách tài vật cướp được.
Thảm kịch, hải tặc Thái Lan hãm hiếp thuyền nhân nữ, thuyền nhân và trẻ em cũng bị chúng bằng chết. Nguồn : Huỳnh Tâm
Chúng tôi trố mắt nhìn theo mà bó tay, tuy trên ghe có 121 người, đông như vậy nhưng không phải là một tổ chức, cho nên chịu thua bọn hải tạc chỉ có 5 người, chị Thu vừa qua ghe của bọn hải tặc, chúng nó ép chị Thu cỡi áo, chị Thu vừa cỡi áo ra thì bỗng dưng 3 thằng hải tặc rơi xuống biển, lúc này anh Minh đã đứng trên be ghe của hải tặc chuẩn bị cứu chị Thu nhưng không kịp, bởi súng của hai thằng hải tặc đã bắng vào ngực của chị Thu, anh Minh bay tới xuất song phi vào đầu của hai thằng hải tặc, chúng nó mất thăng bằng rơi xuống biển, tay chúng vớ trúng chị Thu, thế là chị Thu bị rơi xuống biển, anh Minh nhảy theo cứu chị Thu, cuối cùng anh Minh cũng mất tích dưới biển xanh đậm.
Lúc đầu chúng tôi không nghĩ chị Thu và anh Minh là vợ chồng, cứ tưởng anh hùng cứu mỹ nhân, sau đó chúng tôi tìm được cái ví của chị Thu, trong ví có rất nhiều hình ảnh chụp chung với anh Minh từ thời học sinh hay sinh viên gì đó và ngày lễ cưới của hai người, đúng rồi trong ảnh hình như thấy có cả anh đứng bên và cầm tay chị Thu. Tất cả kỹ niệm và tài vật của chị Thu và anh Minh còn để sau lưng di ảnh.
À, mọi người trên ghe cùng nhau cầu nguyện, hy vọng anh chị Thu Minh sẽ sống và tiếp tục hành trình với chúng tôi, mọi người đồng chờ từ 1 giờ, đến 2 giờ, rồi 3 giờ vẫn thấy biển mênh mông, cứ mỗi thời gian trôi qua đằng đẵng, càng thất vọng càng nhìn thấy biển xanh đậm, cuối cùng chúng tôi qua ghe bọn hải tặc lấy lại quải xách tài vật, về ghe trao cho từng người một, xem ra vật về lại chủ, còn ân nhân biền biệt ra đi không để lại tên họ và địa chỉ.
Sau đó chúng tôi lấy hết dầu, lương thực và nước uống trên ghe của hải tặc, rồi đục đáy ghe cho chìm theo hải tắc, nhờ có thêm dầu, lương thực và nước uống, chúng tôi vững tâm hơn để tiếp tục hành trình, nói chung sự sống của chúng tôi do anh chị Thu Minh ban cho. Nếu không có anh chị Thu Minh thì thảm kịch đương nhiên phải đến như phụ nữ bị hãm hiếp và bắt cóc đưa về một đảo hoang vắng nào đó để hãm hiếp lâu dài, mỗi khi thuyền nhân vào tay chúng nó, nữ thì bị hãm hiếp còn nam giới và trẻ em chúng nó bằng chết không tha thứ bất cứ ai v.v... hầu như những ghe vượt biên gặp hải tặc Thái đều chung một số phận.
Sau khi chúng tôi đến trại Galang, tìm mọi liên lạc với thân nhân của anh chị Thu Minh nhưng không biết ở đâu mà báo tin, mãi đến nay mới gặp được anh tại Galang này! Âu cũng còn một ít hồng ân được Thượng Đế chan rưới và ban bố cho chị Thu Minh.
Thưa anh chị Dũng, sau khi em biết được sự từ giả cõi đời của anh chị Thu Minh, em thay mặt gia đình đa tạ 119 người lo hương khói hơn 1 năm qua. Cùng buổi hôm đó, bốn người cho biết, sau di ảnh của anh chị Thu Minh có cái ví, dưới đáy ví còn 1.570 đô la, một đôi bông tai, đôi nhẫn cưới.
Em nói với bốn người họ:
─ Vốn chị tôi rất thương các em trẻ mồ côi, như vậy tôi và quý vị đem số tiền này tặng cho Trung tâm Mineur Galang I, còn trang sức lễ cưới, tôi sẽ lấy vật làm tin, gửi về quê cho bố mẹ anh Minh.
Từ đầu câu chuyện cho đến lúc này chị Chỉ Hồng vẫn khóc mãi, anh Dũng thì bình tỉnh hơn, các cháu ngơ ngác vì chưa hiểu thấu tình bạn của người lớn, riêng Nhất Biến tuy người ngoài cuộc nhưng trong anh đang trầm mặc suy tư về cảnh tượng lần đầu tiên được nghe qua, quá bi thương cho một kiếp người, vì muốn sống đúng nghĩa làm người phải trả giá quá đắt, ngoài lý giải hai chữ Tự do. Biết rằng biển mênh mông, sóng to gió lớn đầy bất trắc với con thuyền nhỏ không khác nào một lá tre trôi trên dòng sông bị nước cuộn, sóng đào thay cho con đường tuyệt mệnh, thế mới biết người tìm Tự do khuất phục được thiên nhiên và vẫn tay chào chế độ CSVN.
Tôi nói tiếp:
Tôi nói tiếp:
─ Em cảm ơn sự xúc động mạnh của anh chị Dũng, sự ra đi của anh chị Thu Minh đến nay đã trôi qua 5 năm rồi, chúng ta là người của thực tại hãy trở về đời thường đi chị Hồng, mỗi người đều có một lối về đất, dù anh chị của em chưa toại nguyện sống nhờ đất tự do mà đã thác trong lòng biển cả của Thái Bình Dương! Đó cũng là một lối đi xa còn lưu dấu vì dâng hiến cho tha nhân được bình an.
Ở đây không ai hiểu chị Thu bằng chị Hồng, và chị Hồng cũng thừa biết bên cạnh chị còn có em, xin chị Hồng an tâm, chúng ta luôn sống bằng khát vọng tư do, hy vọng gia đình mình sẽ có được, ở đây cũng có anh Nhất Biến sẽ đồng hành trợ lực cho anh chị và các cháu không vì một bụi trần mà vướng cả lối đi.
Anh chị Dũng bảo cháu lớn:
─ Thư con, đến nhà chú Lộc mua 2 con gà và Châu con, đến nhà chú Bình xin một ít nhang đèn, trầm hương để làm giỗ kỵ cho Dì dượng Thu Minh.
Anh chị Dũng nguyên gốc đạo Thiên Chúa, nay làm giỗ cho bạn theo đạo Cao Đài , đúng là tri kỹ không biên giới tín ngưỡng. Nhất Biến cảm nhận được tình người từ xa lạ và chưa hề biết trở thành như quen thuộc, nói:
─ Cả buổi sáng Nhất Biến nghe Viên Dung thuật lại tình tiết câu chuyện vượt biên của anh chị Thu Minh và tôi hiểu được tình bạn của anh chị Dũng, tôi rất ngưỡng mộ quý anh chị, như Viên Dung, từ xa thẳm, trên đường cô độc lặng lẽ đến vùng chiến tranh biên giới nầy để thực hiện sứ mạng của chị mình giao phó. Quả nhiên đây là một việc khó thực hiện, và tình bạn của anh chị Dũng quá lớn đối với anh chị Thu Minh, tôi thấy quý anh chị là bạn chân thành, tuy nghèo khó bên ngoài nhưng hào quang tình bạn sáng rực trong cõi đời ta bà nầy, tôi đoan khó có mấy ai, con người quí trọng hay hèn chỉ lộ vào lúc nguy khốn. Tôi xin thưa với anh chị Dũng, cho phép tôi gốp phần vào ngày giỗ kỵ cho anh chị Thu Minh, nếu được tôi xin đề nghị anh chị đừng mua gà, chỉ xin ít nhang đèn v.v...
Anh chị Dũng đáp:
─ Thực ra hôm nay làm giỗ kỵ cho Thu Minh chỉ là tượng trưng, chúng tôi sẽ lập riêng một bàn thờ hương khói mỗi ngày cho Thu Minh, giỗ kỵ này trong tính cách gia đình, tôi rất cảm kích anh Nhất Biến có nhã ý như tình nhà.
Nhất Biến đáp:
─ Thưa anh chị Dũng, nếu tôi không phải là bạn chí thân của Viên Dung thì không có gì để nói, bởi có cái tình tôi mới cảm kích anh chị, tôi xem ngày giỗ kỵ này là bổn phận của tôi đối với Viên Dung, anh chị đồng ý nhé ?
Anh chị Dũng đáp:
─ Ngoài làng này, không ở đâu có gà, anh Nhất Biến đừng đi, dù có bắt gà rừng cũng đã khó rồi.
─ Thưa anh chị Dũng hãy để tôi làm thử một chuyến, nếu không được sau đó nhờ cháu Thư cũng không muộn.
─ Thôi thì tùy anh Nhất Biến, nhưng thời gian là bao lâu?
─ Thưa anh chị Dũng, chỉ 1 giờ 30 phút thôi ạ. Viên Dung đi cùng tôi nhé?
Tôi chưa hiểu ý của Nhất Biến, tại sao lại rủ rê tôi cùng đi, hình như có vấn đề gì đó, đương nhiên tôi cũng muốn có dịp để hỏi Nhất Biến về tờ báo (Nhân Dân Hàng Ngày) có nhiều bài đề cặp đến lãnh vực Tình báo chiến tranh biên giới 1979, Tình báoTrung Qu ốc là một tổ chức quân đội chiến lược nằm trong lòng chế độ CSVN, đó là những ai. Tôi rất thú vị điều này.
Chúng tôi lên xe, chạy ra khỏi làng đi về hướng biên giới Bắc-Tây trong lãnh thổ Việt Nam, Nhất Biến nói:
─ Chúng ta đến trại chăn nuôigia súc gần đây thuộc quân khu Côn Minh quản lý.
Tôi liền hỏi:
─ Anh, đến đó để mua gà à?
Nhất Biến cười đáp:
─ Không phải đi mua mà đến đó đòi nợ, vì hai năm trước, Nhất Biến có viết hai bài nội dung phát triển chăn nuôi của quân khu Côn Minh tại biên giới Việt Nam, giám đốc trại chăn nuôi tên Khương Đông Thừa, quân hàm Trung tá, y tự hứa "khi nào có dịp đến trại chăn nuôi sẽ tặng một số gia súc", hôm nay có dịp Nhất Biến đến đòi nợ.
Bây giờ tôi mới hiểu ý Nhất Biến muốn giúp anh chị Dũng một số gia súc để chăn nuôi, tôi lợi dụng trên đường đi hỏi về tổ chức Tình báo của Trung Qu ốc:
─ Thưa anh Nhất Biến, sáng nay anh có đề cập đến hồ sơ Tình báo của hai đối thủ Việt Nam và Trung Qu ốc, anh có thể cho Viên Dung biết về tổ chức tình báo Trung Qu ốc, và những bình luận Tình báo trên tờ Nhân Dân Hàng Ngày được không ?
Phù hiệu tình báo Hoa Nam (MSS) Bộ An ninh Nhà nước Trung Qu ốc. Nguồn: Nhất Biến
Nhất Biến đáp:
─ Đối với tổ chức Tình báo Hoa Nam hay Cục tình báo Trung Qu ốc, thuộc Bộ An ninh Nhà nước Trung Qu ốc (MSS) (南中国情报局的情报机构对中国). Nó chỉ tinh ranh hơn các quốc gia nhược tiểu có nhiều Hoa kiều sinh cư, còn đối với những quốc gia khác thì thua xa, như:
1 - Cơ quan tình báo trung ươngHoa K ỳ. (CIA)
1 - Cơ quan tình báo trung ương
2 - Tổng cục tình báo quân sự Nga. (KGB)
3 - Cơ quan tình báo quân sự Anh. (MI)
4 - Israel Mossad.
5 - Cơ quan tình báo Quốc phòng Nhật Bản.
6 - Tổng cục an ninh bên ngoài Pháp.
7 - Cơ quan Bảo vệ Hiến pháp Liên bang Đức.
8 - Cơ quan tình báo quốc phòng Ấn Độ.
9 - Dịch vụ Quốc gia tình báo Hàn Quốc.
Tình báo chế độ CS Trung Qu ốc có tính răng đe, cho nên điệp vụ Tình báo xem dân dưới mắt là kẻ thù, mọi hoạt động theo mô hình cổ kiển gọi là "Ngũ Thập Bách" (5, 10, 100). "Thời cách mạng văn hoá, các cơ quan tình báo Trung Qu ốc khôi phục hệ thống chỉ điểm cổ xưa được sáng tạo từ thời các hoàng đế.
Đó là ngũ trưởng giám sát các thành viên của gia đình mình, thập trưởng đối với các nhân viên hay láng giềng của mình... Hơn nữa có cả đội thiếu nhi theo dõi ngoại tuyến có cả thanh niên. Ngoài ra Tình báo Trung Qu ốc cũng có ưu điểm dựa vào Hoa kiều trên thế giới cung cấp thông tin và đánh cắp tư liệu mật, sau khi đệ nhị thế chiến CS Trung Qu ốc mở mắt ra tiếp nhận giá trị tình báo và tổ chức lại các Bộ, Cục, Sở theo cơ quan tình báo kỹ thuật và khoa học phương tây, như:
01 ‒ Cơ quan chiến lược sử dụng điệp viên bên trong cộng đồng Hoa kiều trên toàn thế giới.
02 ‒ Cơ quan thẩm định và đánh giá lực lượng tình báo của địch.
03 ‒ Cơ cấu tổ chức tình báo quân đội giải phóng Nhân dân Trung Qu ốc.
04 ‒ Bộ 2 tình báo, chỉ đạo các cứ điểm tình báo.
05 ‒ Bộ 3 tình báo vô tuyến điện tử.
06 ‒ Cơ cấu tổ chức Bộ An ninh Quốc gia Trung Qu ốc.
07 ‒ Cục 1 điệp báo trong lãnh thổ Trung Qu ốc.
08 ‒ Cục 2 điệp báo hải ngoại và phản gián anh ninh nội bộ đảng.
09 ‒ Cục 3 các chiến dịch đánh phá Hồng Kông, Macao và Đài Loan.
10 ‒ Cục 4 kỹ thuật tình báo nghiệp vụ Trung Qu ốc.
11 ‒ Cục 5 quản lý các khu vực của Bộ An ninh Quốc gia.
12 ‒ Cục 6 phản gián.
13 ‒ Cục 7 xử lý và phân tích tin tức tình báo.
14 ‒ Cục 8 Viện quan hệ quốc tế.
15 ‒ Cục 9 an ninh nội bộ đảng, quản lý các phòng đặc biệt trong quân đội.
16 ‒ Cục 10 thu thập thông tin và dịch thuật.
17 ‒ Cục 11 tình báo vô tuyến điện tử và an ninh máy tính. theo mẫu (CIA và KGB)
18 ‒ Cục Đối ngoại các quan hệ chính thức với các cơ quan đặc vụ nước ngoài.
19 ‒ Tân Hoa Xã hay hãng thông tấn.
Đến năm 1983 họ phối trí lại lược lượng tình báo, hiện nay các cơ quan tình báo Trung Qu ốc rất lạc quan, vừa nhìn được một góc cạnh cơ cấu tình báo đã mê tưởng đủ sức mạnh, họ cho rằng vừa trải qua cuộc chiến với Việt Nam nhờ cách mạng tình báo. Thật sự người tình báo phải trải qua huấn luyện kỹ năng và đào tạo kỹ thuật điệp vụ từ bình thường cho đến chuyên viên khoa học v.v... khi cài người phải tinh vi, lấy tin xác xuất chỉ có vài quốc gia thực hiện được, tình báo Trung Qu ốc còn quá kém.
Nhờ những năm tháng hợp tác tốt đẹp nhất với chế độ Liên Xô, Mao Trạch Đông khéo léo có được vũ khí hạt nhân từ tay Liên Xô mà không phải nhận bất kỳ cam kết nào, các chuyên gia Liên Xô không được phép nhúng mũi vào các mục tiêu đóng kín, và khác với các đồng nghiệp Đông Âu của mình, một đặc biệt tình báo Trung Qu ốc chưa bao giờ gửi người sang Liên Xô thụ giáo KGB. Trung Qu ốc có 3 trung tâm đào tạo tình báo, như Côn Minh, Thành Đô và Bắc Kinh, đảng CS Việt Nam gửi người qua Trung Qu ốc thường đào tạo tại trung tâm Côn Minh, nếu cấp cao đào tạo tại Thành Đô, những tình báo có thành tích quốc tế được thụ huấn tại Bắc Kinh.
Đầu năm 1987. Tình báo Trung Qu ốc báo cáo về vũ khí lên Quân ủy Trung Qu ốc, cuối cùng các nhà lãnh đạo quân sự chính thức thừa nhận rằng: "Các chủng loại vũ khí thông thường của quân đội Trung Qu ốc không thể đạt được sự cân bằng với Mỹ". Từ đó Bộ tổng tham mưu Quốc phòng Trung Qu ốc xây dựng kế hoạch hiện đại hoá các phương tiện chiến tranh tình báo và thông tin.
Cũng nên nói đến một gốc nhìn về Phản gián.
Khả năng của các cơ quan tình báo Trung Qu ốc được minh hoạ tốt nhất bởi các ấn tượng của mỗi cá nhân và đôi khi tiếp chuyện ngoại giao, như phóng viên của tờ Segodnya và sau đó tờ báo Nhân Dân Hàng Ngày loan tải lại:
─ Có một tình báo GRU về hưu miêu tả sau khi về hưu: "Tôi đã từng đến Trung Qu ốc với tư cách phiên dịch. Cũng như sinh hoạt thường ngày trao đổi tự do bằng tiếng Trung Hoa , lập tức thu hút sự chú ý của các nhân viên Cảnh sát Nhân dân vũ trang, họ hướng về tôi.
Một hôm tại một thị trấn hẻo lánh, tôi định ghé vào quán bar. Có hai người lạ đón tôi ở cửa, họ rất lịch sự hỏi tôi định làm gì. Tôi trả lời trung thực là tôi muốn uống nước. Thế là tôi và hai người cùng vào quán bar, người ta nhường cho chúng tôi một cái bàn nhỏ, và buộc tôi phải uống cùng với 2 người đồng hành.
Một hôm tại một thị trấn hẻo lánh, tôi định ghé vào quán bar. Có hai người lạ đón tôi ở cửa, họ rất lịch sự hỏi tôi định làm gì. Tôi trả lời trung thực là tôi muốn uống nước. Thế là tôi và hai người cùng vào quán bar, người ta nhường cho chúng tôi một cái bàn nhỏ, và buộc tôi phải uống cùng với 2 người đồng hành.
Nửa giờ sau, có thêm một người Trung Qu ốc nhập bọn với chúng tôi, người này nói tiếng Nga rất giỏi. Họ không hề giấu giếm chuyện họ đang phục vụ trong Cảnh sát Nhân dân vũ trang. Câu hỏi đầu tiên là: "Thế anh học tiếng (Trung) ở đâu?" Dĩ nhiên là tôi trả lời: "Ở Đại học các nước châu Á". Họ cười xoà thân thiện nói: "Tất cả các anh đều nói vậy. Thôi được, chúng tôi sẽ không hỏi họ tên thầy giáo của anh". Nhìn chung, chúng tôi hiểu nhau và biết qui luật của một tình báo viên".
Và theo lời kể của một cán bộ tình báo đối ngoại Nga từng nhiều năm công tác tại tổ tình báo ở Trung Qu ốc: "Chúng tôi đã chạm mặt "Ngũ Thập Bách". Kết quả tình thế không thể làm điệp báo ở nội địa Trung Qu ốc, bởi vì có rất đông người tình nguyện bám sát từng bước chân bạn. Họ còn tuyển điệp viên ở đâu đó ngoài lãnh thổ Trung Qu ốc rất dễ hơn, chẳng hạn như các sinh viên Trung Hoa ở Liên Xô ".
Còn về Điệp báo, trinh sát bí mật trong lòng địch.
Trong 10 năm gần đây, các cơ quan điệp báo hàng đầu thế giới ngày càng chú ý đến các công nghệ cao. Bởi lẽ, moi tiền từ ngân sách chế tạo ra hằng loạt vệ tinh do thám mới, xây dựng các trạm chặn thu vô tuyến dễ hơn nhiều là tiến hành hoạt động điệp báo tỉ mẩn và không mấy an toàn. Thường nguy cơ nổ ra các vụ xì căng đan quốc tế, khi điệp viên Trung Qu ốc bị bắt khó giữ uy tín ngoại giao.
Tuy vậy, Trung Qu ốc cũng có con đường riêng: Họ tiếp tục dựa vào hoạt động điệp báo. Dưới đây là lời kể của một cán bộ cơ quan tình báo điện tử của Nga FAPSI, vào đầu thập niên 1980, đã làm việc mấy năm tại trạm chặn thu vô tuyến trên biên giới với Trung Qu ốc, gần Blagoveshchensk: "Các bản điện mật mã của Trung Qu ốc chúng tôi thường "phá thủ công", trình độ của họ không cao.
Trong khi ấy Ấn Độ đã sử dụng các bộ máy mã điện tử, người Trung Qu ốc vẫn bằng lòng với cách dùng mã đơn giản nhất. Dĩ nhiên, cũng có những mục tiêu "không đọc được" như căn cứ bên hồ Lopnor, nơi Trung Qu ốc tiến hành các vụ thử hạt nhân. Những mục tiêu như thế chỉ cần 1-2 lần là đọc được". Trung Qu ốc vẫn hài lòng với chuyện đó, xem ra tất cả phương tiện được đầu tư vào điệp báo không đáng ngại.
Đường vào nông trại quân khu Côn Minh. Ảnh: Nhất Biến
Nhất Biến cho xe chạy vào trại chăn nuôi, dừng xe lại trước văn phòng, vừa xuống xe vào văn phòng gặp tên giám đốc Khương Đông Thừa, chúng tôi chào nhau và giới thiệu, tên giám đốc đưa hai tay mời ngồi:
─ Mời hai anh dùng gì ạ?
Nhất Biến đáp:
─ Xin anh cho hai ly nước dừa là hay nhất, nếu uống rượu sẽ không về đến nhà được, hẹn khi khác nhé? Nhân dịp tôi đi trên lộ trình này, thừa dịp làm một công ba chuyện, như công tác, lại nhớ người cho tôi mạnh sống tại biên giới vòng 1, và nhớ cả anh, trước thăm sau xin vài loại gia súc để tặng ân nhân, tùy ý anh cho bao nhiêu cũng được.
Tên giáo đốc họ Khương liền lấy bút viết trên tờ giấy, cười thân mật nói:
─ Anh, Nhất Biến đến đây thì phải ở đôi ngày mới về chứ, tôi có nhiều thứ để tặng anh như vài vò rượu, các loại mắm cá lóc, thịt muối v.v... Y đưa tờ giấy cho Nhất Biến nói tiếp:
─ Anh xem tặng thế này có ít không ?
Trại bò Trung Qu ốc trong lãnh thổ Việt Nam. Ảnh: Nhất Biến
Nhất Biến cằm tờ giấy lên đọc:
─ 5 con bò tơ, 5 con lợn, 30 con gà, 30 con vịt.
Nhất Biến để tờ giấy xuống bàn nói tiếp:
─ Anh tặng như thế này có nhiều không, hai nữa xe của tôi quá nhỏ làm sao chở cho hết.
─ Anh an tâm, tôi cho xe gia súc chở đến tận nơi.
─ Anh an tâm, tôi cho xe gia súc chở đến tận nơi.
─ Nhưng mà số gia súc này anh báo cáo bằng cách nào?
─ Thưa anh, đây là số gia súc ngoài tiêu chuẩn, nếu hôm nay không tặng cho anh thì ngày sau cũng tặng cho xếp lớn.
Nhất Biến cười, đề nghị:
─ Anh đã thương tôi thì cho nhận tất cả, anh cũng thừa biết tôi độc thân ăn làm sao cho hết, hai nữa ăn ngủ ở đâu cũng sống được, may mà có anh tạo điều kiện cho tôi đáp ân nghĩa với người, tôi muốn tặng cho ân nhân phải sinh lợi lâu dài, nếu để ăn chỉ một lần là hết, ân nghĩa cũng sẽ biến mất, anh nghĩ tôi nói vậy có phải không ?
Tên họ Khương hiểu ý đáp:
─ Quả nhiên anh Nhất Biến sống vì người hơn vì mình, bởi vậy tôi kính trọng anh ở điểm đó, trước đây anh cũng vì cái thân thế hèn này mà viết hai bài báo tức thì trang trại đổi mới thực sự phát triển mạnh, từ đó đến nay tôi có quá nhiều ưu đải của đảng và nhận được huy chương anh hùng. Thú thực tôi muốn tặng anh nhiều hơn nữa, thôi thì thế này, tôi tặng anh 2 con bò Cái giống, 2 con bò Đực giống và một con bò xẻ thịt, lợn cũng như vậy, gà và vịt nguyên số, ngoài ra tôi tặng anh 2 vò rượu, 2 vò mắm cá lóc, 2 vò thịt lợn muối. Dù xa hay gần xe chở đến tận nơi cho anh.
Nhất Biến nói:
─ Thế thì anh cho tài xế biết lộ trình đi và về trên 1.300 km .
Tên họ Khương liền gọi cần vụ:
─ Đồng chí Chu.
Một tên Trung sĩ chạy lên thưa:
─ Dạ có em, Giám đốc gọi em có việc gì ạ?
─ Nhờ đồng chí xuất hàng 2 con bò Cái giống, 2 con bò Đực giống và 1 con bò xẻ thịt, Lợn 5 con cũng như bó, 30 con gà và 30 con vịt, 2 vò rượu, 2 vò mắm cá lóc, 2 vò thịt lợn muối. Nhân tiện nhờ đồng chí gọi bác tài xế đến đây nhé?
─ Dạ.
Tên họ Khương viết vào tờ giấy, 10 phút sau có một tên Thượng sĩ, bước vào văn phòng chào:
─ Thưa Giám đốc gọi em.
─ Tôi nhờ cậu lấy xe chở gấp số hàng do Trung sĩ Chu đang xuất, và lấy xăng trên 200 lít, chở số hàng này theo sự hướng dẫn của đồng chí Quân Ủy Trung Ương , và đây là Sự vụ lệnh cậu cầm lấy, nhớ 15 phút sau lên đường.
─ Dạ, y lệnh.
Lúc này thấy tên Thượng sĩ ngó Nhất Biến và tôi ra vẻ kiêng nể, có lẽ vì y nghe 4 tiếng "Quân Ủy Trung Ương " khi nãy y vào không hề ngó chúng tôi.
Nhất Biến hỏi tên Thượng sĩ:
─ Đồng chí là người thân của Trung tá giám đốc phải không?
─ Dạ phải.
─ Rất tốt chúng ta là bạn, gọi nhau bằng anh em cho thân mật, bây giờ bận nhiều việc cho nên không tiện tâm sự cùng anh, nhưng trên đường đị là dịp tốt nhất chúng ta quen nhau.
─ Dạ, hân hạnh em rất cảm kích anh, em xin phép đi lấy hàng sẽ gặp lại đúng giờ, chào Giám đốc và hai anh.
Chúng tôi ngồi uống trà và nói chuyện với tên họ Khương chưa hết hai tuần trà, tên Thượng sĩ trở lại thưa:
─ Thưa Giám đốc, hàng đã đưa lên xe hết rồi khởi hành nhé?
Tên họ Kương đứng lên bắt tay chúng tôi, và tiễn chân ra đến cửa văn phòng, chúng tôi đáp lễ chào lại.
Nhất Biến nói:
─ Chúc anh bình an, hy vọng ngày nào tôi trở lại trên cầu vai của anh là Thư ợng tá, tôi và anh cùng nhau vui mừng chạm ly nhé?
─ Dạ, chờ anh ngày ấy.
Chúng tôi ra xe, tay vẫy chào tạm biệt họ Khương. Xe chúng tôi chạy trước và xe của tên Thuợng sĩ cần vụ chạy theo sau, hai xe không rời nhau.
Trên đường về Nhất Biến đưa tay ra chỉ:
─ Viên Dung xem cánh đồng cỏ thênh thang. Nơi đây là lãnh thổ của quê cha, đất Tổ nay thuộc về bọn bành trướng Bắc Kinh.
Năm 1979, bè lũ Bắc Kinh xua quân cướp biên giới của Việt Nam, trong lãnh thổ bị mất có thung lũng đồng cỏ tài nguyên sinh ra vàng. . Ảnh: Nhất Biến
Nhất Biến nói tiếp:
─ Lúc trước chưa chiến tranh dân Việt mình sống nhờ chăn nuôi, nay thì người Hán làm chủ. Hôm nay Nhất Biến đến đây chỉ lấy lại được một cộng tơ trên cánh đồng này, rất tiếc không lấy như ý nguyện.
Huỳnh Tâm
Paris 02/06/2012