Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam - Kỳ 2/14 (Huỳnh Tâm)


“…Quý đồng chí có biết không, Tân Hoa Xã đã phổ biến thông điệp kêu gọi toàn dân: "Tích cực bảo vệ biên giới, dùng cường độ tiếng súng uy hiếp địch". Nhưng không ngờ vài Lữ đoàn mới vượt qua biên giới, gặp địa hình phức tạp, cộng với dân quân địa phương cố thủ…”
Chiến trường Lão Sơn hốt xác chiến binh Việt Nam và Trung Quốc

Hai tay vô cớ vịn vào thành ghế, lặng lẽ đứng lên đi đến lan-can cửa toa tàu, đôi mắt hướng về quê hương, hồi tưởng Sài Gòn, Huế và Hà Nội; nơi đồng dã ấy với lũy tre xanh, cây đa đầu đình. Cả ba miền đất Việt, tôi đã thu vào ống kính, luôn gánh theo bên mình không ngại dặm xa xăm, dù quan san cách trở, nhưng lòng vẫn đậm tình quê hương, đứng trên đất xứ lạ bắc nhịp cầu liên lạc tưởng nhớ về Tổ Quốc.
Không ngờ đúng lúc trái tìm xúc động, những cảnh cũ kéo nhau hiện về, quá khứ sống động hồi sinh, tình riêng phận lẻ lại dạt dào. Nào ai có biết người đi xa vẫn rung động và diễn tả trọn vẹn tình tự quê hương. May nhờ bộ nhớ sống động nên tôi một lần nữa lại có dịp thì thầm với đất nước Việt Nam.

Tàu hỏa vùn vụt qua cầu, tôi ngừng suy tư trở về với thực tại, chú ý từ xa thấy một tấm bảng ghi hướng vào thị xã Hợp Phì (合肥) điểm đến đích của hành trình dài 1.571 km. Sau đó chuyển qua hành trình ôtô hơn 252 km, còn xa lắm chúng tôi mới đến chiến trường Lão Sơn. Dọc theo bên đường dây điện thoại quân sự dày đặc. Tiếp theo trên triền núi có những nòng súng phòng không chống máy bay chỉ về hướng Nam. Bầu trời không phận còn xa, đối phương đã phối trí trước chờ địch. Có những tên lính pháo binh lúc nhúc, mặc áo lưới ngụy trang trong hầm trú ẩn, vẫy tay chào con tàu hỏa đi qua. Ở nơi đây cũng lắm sự lạ, mỗi giao lộ, cây cầu đều có lực lượng dân quân vũ trang canh gác, những khe núi cắm cờ đỏ trắng với một chữ thập đỏ, khác nào chuẩn bị nổ súng. Vào địa danh này chưa đầy một phút, lữ khách có thể cảm nhận không khí ngột ngạt, chiến trường chưa đến đã có cảnh giới toàn một màu bi thảm.

Hải Âu 海鸥DF-1, Q:14 gọi :
– Anh NF3.....86 (Viên Dung) nhanh lên vào đây.
Vừa ngồi xuống, Hải Âu nháy mắt, tỏ ý bảo yên lặng để nghe, thực ra tôi không cần nghe vì máy thu âm trong ba lô vẫn tiếp tục, một tên sỉ quan mồm há hốc nói:
– Cuộc chiến Lão Sơn và Giả Âm Sơn vào ngày 2 tháng 4 năm 1984, có tên gọi là "Chiến dịch Lưỡng Sơn", theo thông tin phía địch quân có tên tướng Văn gì đó... tên tướng gì nhỉ quên rồi.
Tôi liền gợi cho y nhớ.
– Có phải Đại Tướng Văn Tiến Dũng không?
– Đúng rồi chính nó. Y nói tiếp:
– Quân đội Việt Nam không có khí thế chiến tranh qui ước, tên Văn Tiến Dũng không thể đem so sánh với Tư lệnh Đại TướngDương Đắc Chí (Yang Dezhi - 杨得志). Ngài là vị anh hùng thao lược Bắc cương năm 1960 và Nam tiến năm 1979. Cho nên quân ta chiếm được Lưỡng Sơn một cách mau lẹ, và dễ dàng, thử hỏi tên Văn Tiến Dũng ớng hèn sĩ yếu làm sao có thể gọi là đối thủ trong cuộc giao chiến tại Lão Sơn, Giả Âm Sơn, Vị Xuyên v.v....

Nói về tương quan lực lượng tham chiến
Việt Nam đưa quân cho tên tướng Văn Tiến Dũng chỉ huy 3 Sư đoàn chính qui gồm có: Sư đoàn 313, Sư đoàn 316, Sư đoàn 356, một phần nhỏ Địa phương quân và dân binh cùng tham chiến.
  

Đại Tướng Văn Tiến Dũng chỉ huy trận chiến Lưỡng Sơn tại biên giới Tây Bắc ngày 2 tháng 4 năm 1984Nguồn: THX.

Về quân ta (Trung Quốc), trước sự chuẩn bị mở hầu bao chiến dịch Lưỡng Sơn vào ngày 2 tháng 4 năm 1984. Tư lệnh Đại Tướng Dương Đắc Chí (杨得志-Yang Dezhi) chỉ huydưới trướng của Đại Tướng gồm có Quân đoàn 14, Quân đoàn 11, Quân đoàn 1, Tập đoàn 67 (集团军67), Tập đoàn 27 (集团军27), Tập đoàn quân 13 (集团军13) và Bộ Tư lệnh Hậu Cần. Ngoài ra còn có Quân đoàn 41, Quân đoàn 42, Quân đoàn 43, Quân đoàn 54, Quân đoàn 55, đóng chốt trước miệng 3 tỉnh Lai châu, Lào Cai, và Hà Giang của Việt Nam.
Quân ta chiến thắng hào hùng, kiểm soát được Lão Sơn, Giả Âm Sơn, Vị Xuyên, và tính đến nay quân ta dưới 500 binh sĩ tử vong, quân địch có hơn 4500 tử vong.

Tôi nghe qua, nhận định thấy tên này bất quá chỉ là con chốt quân cờ đen, phát biểu không trung thực, kiến thức quân sự kém cỏi. Tôi tảng lờ, âm thầm tính nhẫm tương quan lực lượng của Việt Nam-Trung Quốc:
– Lực lượng quân chính qui tham chiến của Việt Nam với quân số 3 sư đoàn, tương đương 1 quân đoàn.
Trong khi ấy lực lượng tham chiến của quân Trung Quốc lên đến 62 Sư đoàn, gần gấp đôi quân số, tràn qua biên giới 6 tỉnh phía Bắc Việt Nam vào ngày 17 tháng 2 nam 1979. Nay Dương Đắc Chí mới kiểm soát được Lưỡng Sơn. Đại Tướng Văn Tiến Dũng chặn đứng quân Trung Quốc ở tại đây cũng khá lắm, trong thời điểm này Lưỡng Sơn chưa phân thắng bại, trận chiến vẫn tiếp diễn. Quân đội Việt Nam muốn thắng, mỗi Sư đoàn phải phấn đấu tiêu diệt 10 Sư đoàn của quân đội Trung Quốc. Tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Trung Quốc hoàn toàn không cân xứng, cũng không thể nói đó là một cuộc chiến tranh qui ước.
Trong chiến tranh binh sĩ tử vong nhiều hay ít căn cứ vào chiến thuật. Tôi đoan chắc trên chiến trường Lưỡng Sơn quân đội Việt Nam lấy 1 đổi 30 quân Trung Quốc, bởi địa thế chừng ấy không gian lại có đến 620.000 quân.

Một gã gò má cao, khắc khoải, trầm ngâm nói tiếp:
– Ngày nay chúng ta là người Hán lại mang nhiều dòng máu với đặc thù riêng, như người anh em hôm qua phát biểu theo tính suy tư của dân tộc Liêu, chính trong tôi đã khó ngửi được cái-con đảng nhân dân Trung Quốc từ lâu, họ độc đảng lại vừa độc quyền luôn đứng trên đấu dân, họ tự cho có quyền độc khẩu, tuyên bố lung tung, bừa bải nào là:
– Việt Nam bất chấp lời kêu gọi của chúng tôi (Trung Quốc) và lặp đi, lặp lại nhiều lần gồm cảnh báo từ tháng 8 năm 1978 đến nay, chính quyền Việt Nam vẫn gửi các lực lượng vũ trang, vi phạm biên giới tại điểm 162 và 705, hành động khiêu khích vũ trang đã giết chết binh sĩ và thường dân trên 300 người tại biên giới của chúng tôi. Tất cả các dân tộc địa phương đề nghị chính phủ nên trừng trị những kẻ xâm lược quân sự tại biên giới như Việt Nam, hãy bắn bỏ bọn này để bảo vệ hòa bình và ổn định biên giới.

Lời tuyên bố của họ, cần phải xoay ngược đầu 180° mới thấy đặc kịt mùi xúi giục thường dân tại biên giới la làng, sau đó đảng CS Trung Quốc lên kế hoạch thực hiện chiến tranh, thế là tam toàn, được lòng dân yêu, bành trướng chiếm được biên giới, bảo đảm được cái ghế lãnh thụ, có phải ăn cướp mới có hòa bình và ổn định biên giới chăng?


Những ký hiệu cao điểm chiến trường Lão Sơn, trên đường đi đến địa danh này chúng tôi tường thuật chi tiết, cống hiến quý bạn đọcNguồn: Hải Âu 海鸥DF-1, Q:14.

Tôi nghe gã xấu xí này nói quá bạo phổi hỏi:
– Anh nói thế không sợ người ta cho giải ngũ hay vào nhà lao à?
– Xì..., tôi chờ giải ngũ, e rằng không có, nếu được dịp ở tù chung thân cũng được, còn hơn chết ngoài mặt trận, hay bị tàn phế ra thân ăn mày, tôi vốn dân tộc Nhà Liêu nếu có chết vì 遼朝 (Nhà Liêu) cũng hài lòng đó mới gọi anh hùng, còn chết bởi Hán nào an tâm, nay tôi "gặp cơn vạ gió tai bay bất kỷ" hì...hì... [1]

Trong toa tàu hỏa bỗng phấn khởi, một gã thanh niên non choèn choẹt có lẽ tân binh, đứng lên dang đôi tay cao nói:
– Tôi cũng hiểu được một phần nào về nội tình cuộc chiến trong lãnh thổ Việt Nam, chính gia đình tôi đã bị chúng nướng hết 3 người anh em chú-bác, tôi là người thứ 4, có thể đi theo những người anh ấy. Nhà nước luôn kích động trực tiếp lòng người, thúc dục liên quan đến chiến trận, mỗi tin nhắn chỉ dùng 50 hoặc 60 từ, ngụ ý thường kêu gọi "Chiến binh tay súng bình tĩnh" theo nghĩa đen người chiến sĩ không thể nhìn thấy khói, mùi máu, thậm chí các hướng tấn công trước mặt. Thực chất khi lâm chiến cả 2 đối thủ đồng gờm, thủ chặt chiến tuyến không nhất định kích thước, không phân định chiến bại, không nhìn thấy bất kỳ con đường sống trước mặt. Cho nên những tin kích động lòng yêu Tổ quốc để rồi chết sẽ thành "tử vì đạo" (chết vì đảng) vô duyên.
Người dân Trung Quốc có thể nhìn thấy, chiến tranh dựa vào sự lừa gạt, riêng chúng ta không muốn đặt bên mình những bí mật của chiến trường hãy tiết lộ với nhau nghe, không nên báo cáo sai tính trung thực trong lòng bởi chiến trường là nơi không cho chúng ta một ý niệm sống và tin tức từ nhà nước đến với chúng ta không bao giờ đúng sự thực.
Nay mai chúng ta tiếp cận chiến trường có thể nhìn thấy những tuyệt vọng, qua 2 lời hứa; hạn chế của những nhà lãnh đạo chiến tranh, cam kết rằng "Thời gian hạn chế, hạn chế chiều sâu". Có ai nghĩ rằng nhà nước chơi chữ, sự thực đã xuất lệnh "Quy định không gian hạn chế chiến trường" theo nghĩa đen chiến tranh cho đến khi nào cụ Đặng Tiểu Bình đứng vững trong nội bộ ổ điếm chính trị Bắc Kinh, sau đó bỏ mặc chúng ta, cho một ít hư ảo tử vì đạo "hy sinh vì đảng", thế rồi hậu chiến tranh, thương binh sống sót tự lê thân xin ăn cũng mặc v.v...!
Quý đồng chí có biết không, Tân Hoa Xã đã phổ biến thông điệp kêu gọi toàn dân: "Tích cực bảo vệ biên giới, dùng cường độ tiếng súng uy hiếp địch". Nhưng không ngờ vài Lữ đoàn mới vượt qua biên giới, gặp địa hình phức tạp, cộng với dân quân địa phương cố thủ. Những điểm này biến thành nơi phòng ngự kiên cố, trận chiến diễn ra khốc liệt, những Lữ đoàn bị đóng cứng, chôn thân trong nghĩa trang. Tôi không hài lòng với sự viện dẫn, tìm mọi lý do, kích động thù hận chủ nghĩa dân tộc, bởi đảng cộng sản TQ, vì nó là ĐCSTQ.

Gã thanh niên có âm thanh kỳ lạ, dõng dạc phát biểu:
– 为了增进-” 友谊, "建议"把中国侵占的黄沙(我西沙两广还给越南越南自古以来已经就拥有主权并实现了有效管理,后来被中国武力侵占了!
"Để tăng cường hữu nghị "Việt-Trung" nâng tầm tình bạn, đề nghị "Ôn Vật" trả lại cho Việt Nam Hoàng Sa, và vùng Lưỡng Quảng, (Quảng Đông và Quảng Tây) từ thời xa xưa cổ đại Việt Nam đã thực hiện chủ quyền của mình. Sau đó bị Trung Quốc nuốt trửng phần đất của Việt Nam".
  

Chúng tôi hình dung trước những bước chân sẽ đến cao điểm Lão Sơn và Vị Xuyên, hai địa danh chiến trường Việt-Trung vẫn tiếp tục đẫm máu không phân biệt binh sĩ tử vong! Nguồn: Hải Âu 海鸥DF-1, Q:14.

Bỗng dưng, có kẻ khen người chê lối phát biểu "phản động" của người thanh niên non choèn choẹt, riêng tôi nghi ngờ lỗ tai bệnh hoạn hay xúc động mạnh, lòng hổ thẹn phải gục đầu xuống ba lô. Một hồi lâu tôi mới ngẩng đầu lên, mắt ngó về hướng cửa của con tàu, để suy nghiệm lời báo động của người thanh niên xa lạ, nói về thân phận Việt Nam, lên tiếng tố cáo đảng CSVN để mất nước, chấp nhận làm thân chư hầu.
Tôi bừng tỉnh và cảm nghiệm chính đảng CSVN đã bán dân tộc và Tổ quốc Việt Nam; trí thức hững hờ, nhân dân im lặng, quân đội chỉ bảo vệ đảng CS làm ngơ Tổ quốc. Tổ quốc đã lâm nguy và sắp đến hồi kết thúc, 75 triệu người Việt Nam (1985) tiếp tục chạy theo phương tiện, sống cho cá nhân! Thử hỏi khi đất nước rơi vào ách nô lệ giặc Hán, viễn cảnh đất nước trong điêu linh, bị trị bởi hai vòng xiềng xích của đảng CS bản xứ và đảng CS Trung Quốc!
Lạ thay trước mặt tôi, có một thanh niên vốn dân tộc Liêu dám bộc bạch những lời kiêng cữ, không sợ hiểm nguy, quả nhiên người thanh niên Liêu truyền nồng ấm tình yêu quê hương Việt vào tim tôi đã khiến tôi bừng tỉnh, đánh thức lương tri ngủ say và mê muội của tôi. Càng nhớ về quê hương, nhớ từng bước chân rảo khắp trên mọi miền đất nước, tôi càng ngẫm nghĩ về 6 tỉnh biên giới của quê hương đã mất. Đây là một phần lãnh thổ chiến lược của Việt Nam đã rơi vào tay Trung Quốc.
  

Chúng tôi thu thập được 15 địa danh của lãnh thổ Việt Nam bị Trung Quốc chiếm từ 1956 đến 1999. Căn cứ theo bản đồ hành chánh, hiện nay Trung Quốc chiếm toàn vùng chiến lược của 6 tỉnh Lai châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh phía Bắc Việt Nam. Nguồn: Hải Âu 海鸥DF-1, Q:14.

Tôi lại gục đầu xuống ba lô muốn khóc, đầu óc liên miên chập chờn, vọng niệm hư giả vẫn không có tiếng ai đáp lại. Một hồi lâu nghe tiếng người thanh niên dân tộc Liêu và gã có gò má cao, khuôn mặt trần ngâm đồng nói:
– Chúng tôi nói thẳng, nói bằng lương tâm, quý ông không hài lòng thì đi chỗ khác hay tránh bọn hủi này, để không mích lòng nhau.
Bốn khẩu súng lục chĩa vào đầu ngươi dân tộc Liêu và gã gò má cao, bốn tay súng đưa thẻ công vụ Quân báo ra và nói :
– Mời quý đồng chí đi theo chúng tôi.
Giọng nói của họ rất khô khan, riêng tôi lẹ làng giúi vào tay người thanh niên dân tộc Liêu, 200 Yuan, đưa tay làm dấu hiệu tặng hai người. Lúc này cả toa tàu yên lặng khác thường, hơi khó hiểu. Trong lòng tự trào một quyết định:
– Khi vào đất Tổ phải làm gì đó cho Quê-hương, từ đây mở rộng giao thiệp với "Hải Âu", bám không rời biên giới Tây-Đông Bắc của Tổ quốc, chính mình phải có một phương thức thực hiện cẩn trọng, đồng giải mã "MB84" tìm cho bằng được trong Bộ chính trị đảng CS Việt Nam có bao nhiêu nhân viên tình báo Hoa Nam. Ít nhất đã đọc qua một lần từ "V" của tình báo Hoa Nam, cho thấy Bộ chính trị đảng CSVN trực thuộc Hoa Nam, bởi thế họ tổ chức bộ máy cai trị đất nước Việt Nam bằng một phiên bản không thể khác CS Trung Quốc!
Trong đầu óc tiếp tục suy nghĩ liên miên, đặt nhiều nghi vấn khác nhau về "MB84" và "V":
– Nếu thế "V" một bộ máy CS Trung Quốc đã làm chủ đất nước Việt Nam, còn "MB84" một tổ chức hoạt động siêu quốc gia, đứng trên chính quyền đảng CS Việt Nam, họ có riêng quân sự, kinh tế, tài chánh, phương tiện sống của nhân dân và quốc gia thuộc về họ.v.v... Thảo nào một tình báo Hoa Nam có qui luật của nó, dù sống hay ở bất cứ nơi nào cũng an toàn dưới bóng CS Trung Quốc. Thế "V" và "MB84" không thể qui tội cho họ phản bội dân tộc và bán đứng Tổ quốc Việt Nam, bởi họ là người Hán đã hoạt động tình báo tại Việt Nam hơn 73 năm qua (1940-2013), chỉ qui tội người Việt Nam quá khờ khạo để cho họ mượn chủ thuyết Cộng Sản biến Việt Nam thành chư hầu, đến nay người Việt vẫn chưa mở mắt ra để soi rọi bóng tối đi tìm sự thật.
Đây là một sự kiện quá khủng khiếp, CS Trung Quốc đã vận dụng CS Quốc Tế để cướp quốc gia lân bang. Họ hành động rất tinh vi, hơn cả suy nghĩ của những nhà thông thái. Giờ đây nhân dân Việt Nam vẫn còn say đắm mùi vị CS chăng, hay vẫn ngủ trong truyền thuyết cách mạng tháng 8, bản tuyên ngôn độc lập 1945 của tình báo Hoa Nam và Hiến pháp đẫm máu ôm chân CS Trung Quốc. Chế độ CS che đậy dã tâm lớn bằng những nhân vật biểu tượng như Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh). Người dân hãy bừng tỉnh để đón cơ hội trở mình, cùng nhau tìm phương thức thoát đại họa CS, và mở cửa tiếp nhận trào lưu tiến bộ "Dân Chủ Đa Nguyên", thế kỷ 21 của nhân loại văn minh.

Ngồi trong toa tàu hỏa của Trung Quốc, tiềm thức trong tôi cứ mãi xoay quanh tầm vóc rộng lớn của lịch sử dân tộc Việt, cảm nhận thế hệ nào cũng đắm chìm trong chiến tranh. Đầu óc quay cuồng suy nghĩ không chịu ở yên, bởi lòng xôn xao không chấp nhận sự gian giảo của đảng CS Trung Quốc đã bày ra trận bố cướp biên giới của Ông-cha đã dầy cong xây dựng đất Tổ Việt! Đến hôm nay tôi mới hình dung hành động của riêng mình, và chuyến đi này cho phép dấn thân hơn.

Có người thúc bên hông, tôi tỉnh lại tâm ý, tự thôi thúc, hứa:
– Nhất định giải mã "MB84" cho bằng được.
Tôi sửa lại thế ngồi, hành trình điền dã còn dài. Tiếp cận chiến trường dù cô độc nhưng lòng tôi vẫn vui và chấp nhận mọi hiểm nguy. Một lần nữa cùi chõ cánh tay của Hải Âu (海鸥DF-1, Q:14) thúc vào bên hông tôi, y nói:
– NF3.....86, có biết một sự kiện khôi hài nhà nước CS Trung Quốc không?
– Hải Âu cứ nói tôi nghe đây.
– Buổi chiều ngày 18 tháng 2 năm 1979, Cục Dự trữ chiến dịch thuộc Quân Ủy trung ương (CPC), nhận lệnh khẩn cấp, mở cuộc tổng tấn công phía trước biên giới Việt Nam di chuyển bằng quân xa. Họ ngụy trang đầy cây lá, hối hả chuyển quân bắt đầu tấn công, binh sĩ không có thời gian nấu ăn phải lên đường. Quân Ủy trung ương giao cho trung đoàn 55 của Quân khu Quảng Châu chuyên sản xuất và lắp ráp ôtô, nhận trách nhiệm nhà bếp và chuyển thức ăn vào chiến trường. Nhà máy ôtô biến thành kho lương thực của bộ binh, và từ đó chiến binh trên trận địa, chiến trường mang dạ dày trống rỗng; chỉ được ăn vào 8-9 giờ ban đêm. Tôi đã mất hai xuất ăn bởi ôtô chuyển thức ăn quá ít, tôi phải chờ chuyến khác nhưng chờ mãi vô ích. Binh sĩ biết rằng cấp trên ăn chận khẩu phần, họ bắt đầu "ăn cắp cơm giòn" đưa đến tình trạng đồng đội nổ súng rồi ôm nhau chết. Họ chết vì miếng "cơm cháy" chứ không chết bởi địch quân, nhưng họ cũng được vinh danh anh hùng liệt sĩ. Tôi thường gặp trường hợp này, lặng lẽ ghi vào sổ lưu bút về căn tính xấu của người Hán. Họ vốn rất ích kỷ, dù nước ở con mương bên đường, họ vận dụng bắp thịt để giải quyết biên giới sử dụng nước.
Vừa rồi tôi thấy NF3.....86 tặng cho hai đồng chí tên tuổi không biết, một số tiền không phải nhỏ, trong lòng họ có cảm ơn bạn không!

Một hiện thực khác trong cuộc chiến tranh VN-TQ người ta gọi "Tự vệ"
Buổi sáng ngày 19 tháng 2 năm 1979, Quân đội tuy được trang bị nhẹ, thế nhưng trong ba lô của những chiến binh lại có những mặt hàng phi chiến đấu, tất cả đều được xếp chồng lên nhau cùng với vũ khí, đạn dược, chai, túi xách, và nước. Những người lính tự động phân phối một vài mẩu tạc đạn, chất nổ cứng. Tìm hiểu ra mới biết do nhu cầu bồi dưỡng cho nên dùng tạc đạn đánh cá ao hồ v.v... Họ không hiểu nhiệt độ đầu mùa Xuân phía Nam rất cao, ban ngày lên đến 25 độ, cái nóng ấy làm nhiều binh sĩ bất cẩn cho nổ tạc đạn vào người thay vì cho cá. Khí trời Việt Nam rất nóng, họ phải tự động cởi đồng phục, hầu hết chỉ mặc quần đùi, áo sơ mi. Cấp lãnh đạo cho rằng không hợp với phong cách quân đội, tức thì binh sĩ được trang bị bằng vải mưa, cho rằng trang bị nhẹ; thực ra binh sĩ không cần áo mưa, họ chỉ cần ăn no.
Tại chiến trường xảy ra những sự kiện không nên có; cấp chỉ huy nhận lệnh khởi hành 20 đoàn quân xa chuyên chở lương thực, và mạng lưới nước cung cấp chiến trường. Việc làm này cũng đã thấy quá khó khăn, do biên giới phía Nam núi non hiểm trở. Quân ủy (CPC) quá ngu muội, trong đoàn quân xa lương thực lại chèn vào xe tăng, xe bọc thép, pháo binh, đạn dược v.v... nếu địch quân phát hiện xem như "tự vệ" thành "thất thủ". Địch thủ chỉ cần đánh vào lương thực và nước là đương nhiên Họ Đặng kêu trời không thấu! Chiến trường sẽ tan vỡ cuộn thành thép, không khác nào bột màu đỏ tung toé trên vỉa hè. Tôi thường thì thầm hỏi lý do nào Đặng Tiểu Bình đẩy chúng tôi về phía trước tuyệt vọng.
Anh NF3.....86, có biết không, những con đường núi không đủ rộng, nhiều nhánh quân đội di chuyển cùng một lộ trình, luôn bị ùn tắc giao thông, không ai chịu nhường ai. Thế là tranh chấp lẫn nhau trên sườn núi; những tiếng nói ồn ào trộn lẫn lời thô lỗ và giọng điệu của kẻ cướp trong người lính Trung Quốc. Công binh đã mở hành lang thứ hai, xe vẫn ùn tắc ở những nơi quá hẹp giống bị khóa nút miệng chai. Xe Quân y tải xác binh sĩ bị ùn tắc lâu ngày, bọc vải nhựa bao tử thi không bền, không đủ sức chịu đựng thời khí nóng trong-ngoài, có những tiếng xì hơi kinh hãi, sau đó bốc hơi mang theo mùi hôi tanh, khiến cho binh sĩ sợ hãi, nản lòng, chưa ra chiến trường đã hết ý chí chiến đấu!
Theo tôi nhận thấy cuộc chiến năm 1979 quá tàn nhẫn. Tại ngã ba giao điểm gần cửa khẩu Hữu Nghị, thường dân Việt Nam vô tình phải hứng chịu pháo kích của ta, làm chói tai, vạn lần tiếng gầm rú của thuốc súng, khói lửa mang theo bạo lực âm thanh nổ long trời lở đất. Trong lúc chúng tôi được lệnh tham gia cuộc chiến gần cửa khẩu Hữu Nghị, đột nhiên lại nhận được lệnh hỗ trợ giải thoát cho Tập đoàn quân 42 tại hướng Nam, chúng tôi phải mở cửa tấn công tổng hợp. Cấp chỉ huy bảo chúng tôi tiếp tục đột nhập sâu vào biên giới Việt Nam, chiếm được một đầu cấu làm phòng ngự cố thủ, cầu đúc bê tông cốt thép, cây cầu dài hơn 100 mét, có khả năng chịu trọng tải hàng chục tấn.
Phía quân đội Việt Nam muốn phản công ngăn chặn chúng tôi, họ sẵn sàng làm nổ tung cầu, họ đã đặt ở đầu cầu của họ hai tấn thuốc nổ, hơn 300 ngòi nổ lắp đặt điện và điều khiển bán tự động. Binh sĩ Việt Nam đang cố gắng tận dụng lợi thế khi quân đội của chúng tôi mới vượt qua biên giới được một nửa. Chúng tôi sử dụng chiến lược nhanh, thổi đạn pháo qua đầu cầu của địch, không cho đối phương kịp phản ứng, do đó chúng tôi đã giành được chiến thắng, nắm bắc cầu cho quân đoàn 4, quân đoàn 12, trung đoàn trinh sát 374, và trung đội Công binh.
Trong ngày ấy chúng tôi không nhận được sự che chở của pháo binh, chúng tôi dùng chiến thuật biển người, đẩy nhiều lớp tấn công vào những trạm kiểm soát biên giới của Việt. Chỉ mười lăm phút sau chúng tôi dập tắt tất cả sức kháng cự của địch quân và họ phải đầu hàng. Sau đó pháo binh Việt Nam bắn trả nhưng chỉ tạo ra những ổ gà dưới đất, tổn hao vỏ đạn thuốc súng. Nhiệm vụ của chúng tôi là ở lại bám cầu, tay cầm vũ khí bảo vệ hai đầu cầu cho đến ngày rút quân.
Những đơn vị phía trước đã chạm địch và giao tranh quyết liệt, tiếng súng và pháo ở khắp mọi nơi, súng máy, súng trường, âm thanh đạn lạnh, gầm thét trong biển máu, với những tiếng pháo gầm bay trên đầu, không khác nào miệng núi phun lửa suốt ngày đêm, những vỏ đạn rơi xuống đất mỗi lúc chồng chất lên cao.
Trong khu rừng xanh, những ruộng mía, xe tăng quân ta xuất hiện, địch phát hiện phá vỡ điểm khiếm khuyết của xe tăng, đưa đến tình trạng tê liệt tháp pháo, những lỗ đạn lớn trên thân xe. Xa xa bên đường có những chiếc ôtô quân sự hiệu Hoàng Hà JN252, Hongyan CQ261, Dongfanghong DFH665, Diên An SX250 bị cháy, xe tăng T54A, B/55 nhìn thấy không khác rùa chết, đôi khi còn ngửi được mùi khét lẹt từ xác cháy của binh sĩ tử vong.

Đoàn tàu hỏa chở quân xa, vũ khí bị loại ra khỏi chiến trường, chuyển tải từ ga Hợp Phì về Côn Minh trang bị lại, chỉ cần nhìn thấy những thứ này cũng biết quân đội Việt Nam đáng gờm. Ảnh: NF3.....86.

Còn 10 cây số nữa thì tàu hỏa vào ga Hợp Phì (合肥).
Tự dưng nói với lòng, tuy đứng ngoài cuộc chiến Việt Nam-Trung Quốc, không vì thế mà làm ngơ trước sự vô cớ quân Trung Quốc xăm lăng, chiếm lãnh thổ của Việt Nam. Lòng phẫn nộ không thể tha thứ đảng CS Việt Nam bán nước, thôi thúc con người một mình một thân đi qua những con hào chiến lũy của bọn bành trường Bắc Kinh và tiếp cận chiến trường để ghi lại những hình ảnh, thước film lịch sử cho hậu thế.
Người ta đi tìm chân lý, riêng tôi tìm lòng cảm xúc yêu mến quê hương bằng hành động của trái tim, cùng những chiến binh Việt Nam nằm xuống vì bảo vệ Tổ quốc. Họ đã hy sinh cho Tổ quốc chưa hẳn họ đã hy sinh cho đảng CS Việt Nam. Họ đã bị đảng CSVN đánh lừa và lợi dụng. Qua những trang hồi ký nhặt được từ chiến trường, trên lãnh thổ của quê hương, mới biết được người chiến sĩ vô danh ấy để lại đôi lời suy tư nhận diện cuộc chiến 1979, và chân dung người chiến sĩ vô danh ước mơ lãnh thổ quê hương vẹn toàn vẫn còn nguyên. Người chiến binh tử sĩ đã đem theo nhiều bí ẩn trong cuộc chiến trên lãnh thổ Tây Bắc-Đông Bắc Việt Nam, mà anh đã một lần tham chiến vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 và ngày 2 tháng 4 năm 1984. Cuộc chiến biên giới này đến nay vẫn chưa nguôi ngoai khói lửa.
Chắc chắn thế hệ mai sau sẽ đánh giá sự kiện chiến tranh hôm nay, bởi tuổi trẻ năng động, cần điểm đứng trong xã hội dân chủ đa nguyên và nguồn sống thanh bình từ cộng đồng đến tâm hồn.

ÿ  Huỳnh Tâm

[1] Một người Liêu đọc thơ của Nguyễn Du.