Chiến lũy Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam
“...chính họ từng thổ lộ trân quí quê hương Việt Nam, họ mang hơi thở đất Việt vào đời ly hương, họ oán hờn đảng CSVN sắp đặt, xua đuổi người dân xa quê hương để rồi vào sống đất thù Trung Quốc...”
Nhất Biến cho xe chạy chậm lại, cua tay lái một phần tư vào đến đầu cổng Tây Hàng làng, phía sau bác tài xế chở gia súc cũng đánh xe lăn bánh theo, cả hai xe dừng trước nhà anh chị Dũng. Nhất Biến phóng xuống xe, cả nhà và các anh Trương Hoán Tùng, Phó Như Bá, Hứa Bông Linh trố mắt nhìn chúng tôi một cách ngạc nhiên, bởi 2 giờ trước họ không biết chúng tôi đi đâu, nhưng bây giờ lại thấy có thêm một Molotova của quân đội Trung Quốc, sản xuất nhái theo xe Nga.
Lúc này những chú Bò vô tư rống từng tiếng thật lớn, heo, gà, vịt cũng hòa vào, thế là trong làng lần đầu tiên có những tiếng gia súc làm náo động, mỗi khi gia súc rống tiếng kêu, như thể báo hiệu đã đến nơi xẻ thịt, trước khi chết cất lên đôi lời trăn trối với đồng bọn, cũng có thể chúng vui mừng đã thoát khỏi cái trại chăn nuôi gia súc của CS Trung Quốc. Tuy là vật cũng có thiên tính, nhưng bộ não của nó có giới hạng, chúng nó biết sống với người và chết cho người, dù chết ở Tây Hành làng cũng toại nguyện, ít nhất kiếp sống trên đất Việt trả xác cho Việt.
Nhất Biến hỏi tên ông thượng sĩ Trung Quốc:
Nhất Biến hỏi tên ông thượng sĩ Trung Quốc:
─ Bạn có thể cho biết quý danh để gọi nhau thân mật hơn nhé?
─ Dạ, tên em là Tô Trì Phương ạ.
─ Tên bạn rất đẹp, chỉ cần đọc qua là nhớ liền.
─ Em, đa tạ anh Hai, trong lúc này em sẽ là cần vụ đắc lực của anh Hai, và em cũng đã được nghe Trung tá Giám đốc Khương Đông Thừa, ngợi khen về anh rất nhiều, nay có dịp gặp anh Hai cho phép em kết bạn đúng là vinh dự lớn.
─ Chúng ta là huynh đệ tốt, mời Phương vào nhà.
─ Thưa anh Hai, chúng ta cho gia súc xuống được chưa?
─ Phương để đó không vội.
Chúng tôi vào nhà chào mọi người và giới thiệu thượng sĩ Phương để làm quen, Nhất Biến nói:
─ Nhờ anh Trương Hoán Tùng, Phó Như Bá, Hứa Bông Linh tiếp bạn Phương, chúng tôi vừa kết nghĩa hôm nay.
─ Nhờ anh Trương Hoán Tùng, Phó Như Bá, Hứa Bông Linh tiếp bạn Phương, chúng tôi vừa kết nghĩa hôm nay.
Anh Tùng, hiểu ý của Nhất Biến muốn nói chuyện riêng với anh chị Dũng, anh Tùng bắt tay Tô Trì Phương và hướng dẫn về văn phòng nhà làng, nói văn phòng cho có vẻ lịch sự, thực ra đó là nhà riêng của ông chủ Tây Hành làng, đương nhiên nhà lớn hơn những ngôi nhà trong làng, có hai bộ bàn ghế để tiếp khách, một cái tủ nhỏ đựng hồ sơ, và vật dụng văn phòng v.v...
Sau khi Nhất Biến vào nhà, anh Dũng hỏi:
Sau khi Nhất Biến vào nhà, anh Dũng hỏi:
─ Anh, Nhất Biến làm tôi khó hiểu, những thứ gia súc trên xe từ đâu mà có?
Nhất Biến cười đáp:
─ Đây là quà làm lễ giỗ cho anh chị Thu Minh, gồm có 2 con bò Cái giống, 2 con bò Đực giống và một con Bò, một con Heo xẻ thịt, Gà và Vịt mỗi loại 30 con, 2 vò rượu, 2 vò mắm cá lóc, 2 vò thịt Heo muối. Xin anh chị tiếp nhận, cũng nhân đây thưa anh chị rõ, tất cả những lễ vật này do tấm lòng của tôi dâng hiến. Viên Dung thay mặt anh chị biết được nguyên nhân có những thứ này từ đâu rồi, anh chị an tâm tiếp nhận nhé ?
Anh chị Dũng đáp:
─ Anh, Nhất Biến à. Chúng tôi rất bất ngờ bởi vô công được tiếp nhận lộc lớn, tưởng vài con gà, vịt là đủ làm lễ gỗ cho vợ chồng Thu Minh, bây giờ phải sử trí ra sao, tôi có một đề nghị thế này xin Nhất Biến đồng ý nhé?
─ Anh chị Dũng cứ nói đi, vì tất cả đã thuộc về anh.
─ Tôi muốn gia súc này chia ra cho mọi người cùng hưởng, bởi tôi hiểu tính tình của vợ chồng Thu Minh thường cứu khó và đem hạnh phúc đến cho mọi người. Chúng ta thay mặt Thu Minh lấy quyết định thế này: Tất cả chia đôi tặng Tây Hành làng một nửa và tặng anh Phó Như Bá, Hứa Bông Linh một phần, chúng ta chỉ giữ lại một Bò một Heo xẻ thịt, Gà và Vịt mỗi loại 10 con, 1 vò rượu, 1 vò mắm cá lóc, 1 vò thịt Heo muối. Đêm nay cả làng hưởng dụng phần lẻ này, anh Nhất Biến có ý kiến nào không?
Nhất Biến không ngờ anh chị Dũng có lòng nhân ái không vì vật mà quên người cùng khổ, đáp:
─ Tôi rất tán đồng đề nghị của anh chị Dũng, chúng ta chưa thân mà đã hiểu nhau rất nhiều, việc làm này quả nhiên tế nhị đúng với cung cách sử thế tình người, lấy cái nhân cách sống của mình dâng hiến cho người, có lẽ đêm nay cả làng rất náo nhiệt. Lần đầu tiên tôi gặp anh là đã kính trọng, tôi học được ở nơi anh chị một tấm lòng vì tha nhân.
Chị, Chỉ Hồng nói:
─ Xưa nay người dân trong làng lấy sức người lao động cày bừa nương bái thay cho súc vật, hôm nay họ có bò và heo giống, ắt cả làng không bao giờ quên hạnh phúc này, và tôi hình dung được sinh hoạt tập thể chiều nay cho đến đêm, họ xem như một ngày hội ban ân đến với làng, xưa nay dân làng ăn Tết rất đơn sơ, dù đã khá hơn những năm trước, dân làng cũng vẫn lưu trữ lương thực phòng cơ khi bị mất mùa, đặc biệt đêm nay người dân tộc thiểu số sẽ nhảy múa thâu đêm, rồi ngày mai tiếp tục kiếp tầm dâu, họ vẫn hài lòng. Tôi đa tạ anh Nhất Biến đem lại cho làng một sinh khí sống mới, bớt khổ đau.
Nhất Biến nói:
─ Đôi lời của chị làm tôi cảm động lắm. Thưa anh chị cho phép tôi đến nhà anh Tùng mời mọi người tập hợp lại rồi phân phối số gia súc này nhé ?
Anh chị Dũng đáp:
─ Phải đấy, anh Nhất Biến mời quý vị ấy đến đây, và nhờ anh Tùng thông báo cho dân làng biết, chiều nay sẽ có một buổi khao lễ hội bất thường do ông chủ làng tổ chức.
Năm phút sau quý anh Trương Hoán Tùng, Phó Như Bá, Hứa Bông Linh và Tô Trì Phương đồng đến nhà anh Dũng, mọi người nhìn nhau chưa biết chuyện thế nào là buổi khao lễ bất thường?
Anh Tùng nghĩ thầm:
─ Cái thằng em kết nghĩa Cao Dũng này cho ra một tin quá đột ngột, thử hỏi tài sản ở đâu mà khao đải cả làng trên 1500 miệng ăn, chuyện này quá khó thực hiện!
Đôi mắt anh Tùng ngơ ngác, nhìn anh Dũng mà lòng buồn hay vui chưa rõ, anh Dũng nói:
─ Thưa đại ca Tùng, anh Nhất Biến có tặng cho gia đình tôi một xe gia súc, chúng tôi nhã ý tặng lại cho làng một nửa và tặng hai anh Bá, Linh một phần, số còn lại đem ra chiêu đãi dân làng vì đã tám năm qua, dân trong làng không có dịp quây quần cùng nhau chia sẻ những niềm vui buồn ở đây, một buổi sinh hoạt tập thể như thế này nhất định dân làng có những nụ cười hướng về tương lai, nhân dịp tốt mình nên tạo điều kiện để dân làng phấn chấn.
Anh chị Dũng, đôi nụ cười mang theo nguồn sống bình an, nói tiếp:
─ Tôi thay mặt anh Nhất Biến kính tặng Tây Hành làng một đôi Bò giống, một đôi Heo giống, và mỗi làng có 10 con Vịt giống, không tặng Gà bởi Gà làng nào cũng có, tiếp theo anh Bá và Linh cũng nhận số gia súc như Tây Hành làng và nhận thêm 1 vò rượu, 1 vò mắm cá lóc, 1 vò thịt Heo muối.
Phần còn lại, chiều nay khao bà con Tây Hành làng, gồm 1 Bò, 1 Heo, 30 con Gà xẻ thịt và 1 vò thịt Heo muối, 1 vò mắm cá lóc, 1 vò rượu. Theo ý quý anh thế nào ?
Sau khi mọi người nghe qua lời anh Cao Dũng mới hiểu hết ý, những tràng vỗ tay hướng về Nhất Biến và Cao Dũng, anh Tùng phát biểu:
─ Tôi không thể ngờ trước rằng chúng ta vừa vui, vừa làm được một việc nghĩa ngoài khả năng, nhất là nay làng đã có gia súc thay cho sức người và tương lai cung cấp thịt cho dân làng. Tôi thay mặt dân làng đa tạ Nhất Biến và hiền đệ Cao Dũng, còn một người khác nữa, nếu không có hiền đệ Tâm thì không có Nhất Biến, tất cả chúng ta hình như có một mối liên hệ nào đó gặp nhau trong rừng sâu, nước độc, một nơi cuối cùng của biên giới Tổ quốc Việt Nam. Quả nhiên vô cùng cảm động, tôi xin chào anh em, đi thông báo cho dân làng biết, nhất là trưa nay lao động bái bế nương dâu, xin chào sẽ gặp lại.
Hai anh Phó Như Bá, Hứa Bông Linh cũng xúc động không thua gì anh Tùng, nhưng có những ái ngại riêng không biết số gia súc này phải đem về làng bằng cách nào vì đường về còn hơn 750 km, mừng hay vui, phước hay họa không thể cán đáng việc này, tuy nhiên cũng có đôi lời:
─ Hai anh em chúng tôi không biết lấy tình nghĩa nào để đền đáp quý anh, chị, em tuy nhiên quà tặng thì đã thấy rồi, nhưng khổ nổi đường xá xa tắp, đi bộ còn khó khăn huấn chi bây giờ dắt theo nào là Bò, Heo, Vịt với Rượu, Mấm, Heo muối. Nếu ở gần đây thì anh em chúng tôi không bao giờ từ chối của ngàn vàng này.
Nhất Biến hiểu được ý và lời chân thực của anh Linh, đáp:
─ Thực ra mọi việc tôi đã chuẩn bị chu đáo rồi, anh đừng suy nghĩ nhiều, sáng mai anh Linh và anh Bá trở lại làng là hay nhất, bởi đừng để súc vật mất nước và lương thực đem theo có hạn.
Tô Trì Phương nói tiếp theo lời của Nhất Biến:
Tô Trì Phương nói tiếp theo lời của Nhất Biến:
─ Quý anh an tâm, tôi là cần vụ của đại ca Nhất Biến, đương nhiên là nhận nhiệm vụ chở những tặng phẩm này về đến làng của quý anh bảo đảm an toàn.
Hứa Bông Linh suy nghĩ thầm:
─ Lời hứa của tên họ Tô nguyên là Trung sĩ trong quân đội Trung Quốc đang ở chiến trường VN, quả nhiên có phần an tâm, nhưng chưa biết rõ thân thế Nhất Biến là một nhân vật thế nào mới đem tài sản tặng cho những người chưa hề chia sẻ mọi niềm vui buồn trong cuộc sống tị nạn tại biên giới, mà bọn Trung Quốc thường miệt thị người tị nan bằng tiếng gọi thô bỉ "bọn tù lỏng VN". Nay chỉ biết Nhất Biến là một người tốt, đối sử không phân biệt người, và càng không thể hiểu Nhất Biến với chú Tâm có những liên hệ như thế nào ? Ngờ vực người tốt thì mình không có, nhưng muốn hiểu người tốt mình lại càng khó hiểu.
Bỗng tứ phía trong làng có những tiếng loa:
─ Loa, loa ... Thông báo từ trưa nay toàn dân nghỉ lao động. Loa, loa ... Làng của chúng ta được tặng một đôi Bò giống, một đôi Heo giống, 10 con Vịt giống và 1 Bò, 1 Heo, 10 con Gà xẻ thịt, kèm theo 1 vò thịt Heo muối, 1 vò mắm cá lóc, và 1 vò rượu, tất cả do anh chị Cao Dũng và người bạn có tên Nhất Biến tặng. Loa, loa ... Toàn dân tụ hợp trước nhà làng vào lúc 12 giờ trưa, mục đích bàn thảo buổi khoản đãi này. Loa, loa ... tin vui, tin mừng đến với làng xin mời Bà con đến đúng giờ, đừng bỏ qua cơ hội loa, loa ...
Chúng tôi đồng đến nhà làng tham dự buổi họp, cũng là dịp tiếp cận với dân làng. Theo anh Dũng cho biết:
─ Sau khi nhà làng phát loa ra, người dân nhận được tin vui, họ đến nhà làng ăn mặc trang nhã như ngày hội hay ngày Tết, họ phát biểu chân thực và đơn giản, vốn sống của họ không phân biệt sắc tộc, hiện trong làng có đến 8 nhóm dân tộc gồm: Việt, Mèo, Tày, Dao, Pu Péo, Lô Lô, Thái, Mông, Choang v.v....
Người dân Tây Hành làng tụ thập trước nhà làng để nghe tin vui và giới thiệu những người bạn của làng. Ảnh: Nhất Biến.
Bên trái chúng tôi, có một nhóm phụ nữ dân tộc Tày đội nóng lá, chăm chú nghe ông chủ làng giải thích buổi hội bất thường, họ xôn xao đồng tình, bàn đến buổi hội hôm nay đem đến cho họ những ước mê mới.
Dân tộc Tày . Ảnh: Nhất Biến.
Có vài gia đình dân tộc Choang lạc lõng đến vùng biên giới tạm cư, gặp phải chiến trang ngày 17/02/1979 từ đó trở thành tị nạn, họ xông xáo đề cử ra một số người chịu trách nhiệm trước làng chăn nuôi gia súc thay vì đi lao động nương bái, và họ đề nghị tổ chức sinh hoạt thật vui không kém ngày Tết.
Dân tộc Choang. Ảnh: Nhất Biến.
Sau khi tham dự buổi hội tại nhà làng, những nam giới dân tộc Mèo háo hức, theo tục lệ mỗi khi có lễ lạt hay ăn cỗ, họ cạo đầu bằng rựa để vá, búi tóc, có như vậy mới thể hiện được tinh thấn hòa ái và kính trọng người khác.
Dân tộc Mèo. Ảnh: Nhất Biến.
Hôm nay tôi gặp lại bốn người bạn trẻ làm kẻ cướp bất đắc dĩ, vì thù hận người Hán hiếp đáp người Việt Nam tị nạn, bốn bạn trẻ này đã từng kết nghĩa huynh đệ với tôi và anh Minh trong rừng thiên nước độc. Buổi kết nghĩa hiếm có trong đời tôi, cả thảy sáu người cùng ngồi bệt xuống bãi cỏ uá vàng bên lề, dưới gốc cây đại thụ, dùng đôi tay như dao với mác cứ thế mà xé từng miến thịt gà, uống chung một bầu rượu, và ăn cơm gà do chị Chỉ Hồng bỏ vào ba-lô để chúng ta hưởng dụng trên đường đi, hôm nay chỉ thiếu anh Minh. Bây giờ mới có thời gian hỏi ra mới biết tên họ của bốn huynh đệ, nào là Nguyễn Văn Lành, Trần Ái, Lê Phước, Cao Mỹ. Tên của bốn huynh đệ cho tôi một cảm tình khó quên.
Huynh đệ gặp nhau chưa hết lời, từ xa anh Dũng đi tới nói với Lành, Ái, Phước, và Mỹ:
─ Bốn chú thi nhau xẻ Bò và Heo còn Gà đã có người khác làm rồi, đặc biệt sau khi xẻ thịt mấy chú trao cho mỗi họ tộc một phần thịt, còn lòng Bò, Heo trao cho tộc Mèo, nói chung mỗi họ tộc tự làm thực đơn riêng hợp khẩu vị.
Lành, Ái, Phước, và Mỹ đáp:
─ Chúng em vâng lời anh, xin hứa thực hiện chỉ 2 giờ là phân phối đến tận từng họ tộc, chào anh Tâm chúng em sẽ gặp lại anh.
Cả bốn liền chạy, anh Dũng gọi giật lại nói:
─ Bốn chú chạy đi đâu vậy?
─ Thưa anh, chung em chạy về nhà anh.
─ Không phải, mấy chú đến nhà làng để nhận Bò, Heo nói chung xẻ thịt tại đó.
─ Dạ rõ.
Bốn bạn trẻ biến mất trong tầm mắt của tôi, hỏi:
─ Thưa anh Dũng bốn bạn trẻ ấy là người thế nào với anh?
─ Bốn thanh niên ấy rất năng động, trong làng có việc to hay việc nhỏ đều nhờ đến họ, anh nghe họ kể về Cậu và anh Minh kết nghĩa huynh đệ tại rừng suối Trung và từ đó họ không còn xuất hiện ở suối Trung nữa, nhờ có Cậu chỉ con đường sinh lộ mới, và họ đã chọn lựa cách sống với làng, chỉ vài tuần lễ mà bốn người họ đã làm được nhiều việc cho làng, như đêm hôm qua mưa bảo, họ phải thức trắng để dựng lại những ngôi nhà bị sập đổ v.v... Họ là những thanh niên để chúng ta yêu quý.
Tôi đến nhà làng phụ làm bò, heo với Lành, Ái, Phước, và Mỹ các bạn rất khoẻ chỉ mười phút đã đưa hai chú bò, heo nằm trên những tàu lá chuối xanh, đun nước từng thùng nhỏ, xẻ thịt Heo nước không được đun nóng nổi bọt, có thế thịt mới thơm, còn xẻ thịt Bò cần đun nước nóng sôi bọt vì da bò dày, các bạn xẻ thịt rất nghề. Trong lúc xẻ thịt có vài thiếu nữ sắc tộc xinh xinh, hát những bài ca dân gian tặng cho Lành, Ái, Phước, và Mỹ, dù làm mệt cho mấy có các em ca hát đương nhiên anh hùng kiệt sức cũng cam, quả nhiên tiếng hát giọng âm kim đem đến cho người nghe hứng khởi. Hỏi ra mới biết đó là những bài ca hẹn tình đêm nay.
Đến 4 giờ chiều người dân trong làng tập trung lại chia cho nhau những thực đơn khác lạ và trao đổi thực đơn hợp khẩu vị, mỗi họ tộc ẩm thực khác nhau, trăm muôn ngàn vẻ trình bày trên trăm mâm cơm rất thịnh soạn. Nhân dịp tiếp cận bà con, mới thấy cộng đồng Tây Hành làng có sức mạnh về đa văn hóa và tập tục cổ truyền, thể hiện theo từng họ tộc, những ai có tham dự ở đây mới cảm thấy hứng thú, biết nhiều về văn hóa tổng hợp của bách Việt.
Hàng trăm câu chuyện nói về văn hóa, tập tục và đời sống riêng của Tây Hành làng, quả nhiên trong đời sống của cộng đồng có đặc thù riêng. Ẩn chứa trong những thông điệp về cuộc sống của cộng đồng, những câu chuyện về ẩm thực của các dân tộc thiểu số rất thú vị, tiếp theo những câu chuyện về tình yêu đôi lứa tại làng người Việt tị nạn cũng nẩy lửa tình tự đi vào lòng dân gian sinh động, kể cả gia đình, đời sống tâm linh, họ thoải mái chung sống hài hòa, hầu như mọi người bộc lộ tình người không biên giới và không còn tiếng nói riêng cho sắc tộc. Tự nó không có ý nghĩa nữa, cho nên mọi người mượn lời ca "Sli" diễn tả tâm hồn mới.
Mỗi bàn 20 phần ăn, trên 1.500 khẩu phần, phân chia bình đảng, ngoài ra ai muốn dùng thêm tự do. Ảnh: Nhất Biến.
Dân tộc thiểu số ở đây hầu như tự hòa vào văn hóa Việt Nam, những sinh hoạt lớn trong cộng đồng đều do người Việt tổ chức, nói lên tinh thần sống đùm bọc với nhau.
Tôi là người ngoài cuộc sống tại làng tị nạn này, cảm nhận được trung tâm văn hóa không nhất thiết phải ở thành phố hay thủ đô, văn hóa hiện diện mọi nơi và từng hoàn cảnh, cần thiết văn hóa bảo cổ canh tân, lưu truyền trong dân gian phải kết liền sinh động, tránh mọi khác biệt, khuyến khích văn hóa đa dạng từng vùng và miền đưa vào văn học.
Mâm sôi ngũ sắc, tượng trung cho sự biến hóa ngũ Hành, ăn sôi để nhớ ơn Trời, Đất, Người,
Vạn vật và sự sống . Ảnh: Nhất Biến.
Vạn vật và sự sống . Ảnh: Nhất Biến.
Tôi được biết, dân tộc thiểu số vô tình khám phá ra mâm sôi ngũ sắc, lưu truyền cho đến ngày nay, văn hóa này phải thuộc về họ, một sắc tái "văn hóa nhớ ơn và vinh danh" cần phát triển. Họ đã lấy quyết định "Mâm sôi ngũ sắc" làm mục phiêu văn hóa cũng là yếu tố tâm linh và tính nhân bản.
Quả nhiên rượu ché "Rượu cần" không thể thiếu hôm nay. Ảnh: Nhất Biến.
Khi người dân có cơ hội giao lưu trao đổi với nhau về văn hóa với những dân tộc khác, thì văn hóa càng giàu vô tận. Cần thiết nhất các dân tộc lấy bình đẳng làm điểm phát triển văn hóa, như Tây Hành làng không còn phân biệt cộng đồng Việt hay Mèo, Tày, Dao, Pu Péo, Lô Lô, Thái, Mông, Choang v.v....Như hôm nay họ thể hiện qua những tác phẩm dân gian, múa ca hát chung nhiều nội dung khác nhau, họ bày tỏ tình yêu chân thực, thông qua cung bậc tiếng ca hát để tâm sự một nỗi tình riêng nam nữ. Tiếng ca hát tự nhiên thay cho lời công bố của tuổi lập gia đình, đầy bản sắc thiên nhiên của con người cần phải có. Tình yêu nhảy múa trong điệu lượn mang theo hình ảnh mộc mạc, dung dị, nhận và cho của đôi Nam Nữ trong giờ phút thiêng liêng nhất cuộc đời. Như bài ca "Sli" phiên âm Việt ngữ như sau:
"Nhi an hai cô
Nhi an à lên
Đáo a chiều hố a sâu sân
Nhi an a mong
Có a thuồng luồng a che
Núi a lấy bóng dâm.
Ư nhi an hai anh
Nhi an chúng em lê móng ứ sao cho ơ núi kia
Nhi an chim phượng a đến trúc châu
Ồ lê a na lú nơi nhi an…"
Lời bài ca âm hưởng dân giã, đầy chất tự nhiên của tình yêu, lời hát ân tình gần gũi với một không gian xã hội thiên nhiên và thực tại, tình yêu đắm đuối trử tình, chứa chan thắm nắng đẹp như cỏ hoa núi rừng Tây Bắc, những trò chơi dân gian rất thu hút tính trẻ như ném vòng hoa chọn người yêu trong ngày hội.
Tây Hành làng trở nên sinh động hơn nhờ một cộng đồng hợp quần, tuy có nhiều sắc tộc, ngôn ngữ khác nhau nhưng trong ấy chung sống một cảnh ngộ. Người trong cuộc mới biết khao khác nhu cầu tự do, chính họ từng thổ lộ trân quí quê hương Việt Nam, họ mang hơi thở đất Việt vào đời ly hương, họ oán hờn đảng CSVN sắp đặt, xua đuổi người dân xa quê hương để rồi vào sống đất thù Trung Quốc, bởi thế họ gửi lòng tin một ngày về lại cố hương, bởi Tổ quốc chưa bao giờ từ chối con dân!
Một thâu đêm của tuổi tình xuân nhảy múa. Nhỡ mai này qua tuổi tiếc nuối, thân mệt mỏi chỉ lấy mắt nhìn con cháu hồi tưởng một thời quậy phá tự nhiên. Đến lúc tuổi chân phải trên mặt đất, chân trái dưới mặt đất chỉ biết cười một kiếp sinh quá ngắn ngủi. Cả làng già trẻ sống một đêm nhất dạ đế vương cho đến mặt trời bình minh mới chịu giải tán về nhà.
Lần đầu tiên tôi tham dự có cảm tưởng đang sống trên miền đất thanh bình, có mấy ai biết được người dân Tây Hành làng gắn bó đời lam lũ, tiếp nhận quá nhiều điều gian khổ, họ sống đem thân đấu tranh với rừng núi, khí hậu và xã hội loài người Trung Quốc, những nét riêng khác người dân trong làng chung một số phận do chiến tranh bứng gốc, dời họ đến miền đất không phải là nơi chôn nhau cắt rốn. Bởi thế thi hào Nguyễn Du nói không sai "Sống nhờ đất khách, thác chôn quê người".
Paris 23/06/2012
Huỳnh Tâm