Máu đào gọi tấc đất quê hương
Chúng
tôi đã từng hiện diện tại chiến trường dãy núi Lão Sơn, đích thân tìm hiểu về
tình hình chiến sự của phía Việt Cộng, qua những tù binh Việt Nam bị Trung C ộng bắt được tại chiến trường, và đối chiếu những tài liệu
lưu trữ của Quân khu Vân Nam về cuộc chiến Việt Nam-Trung Quốc vào đầu tháng 4
năm 1984.
Tháng
4.1984, theo ghi nhận của quân đội Trung C ộng,
hoạt động chiến sự khu vực biên giới Vân Nam giáp Việt Nam chuyển sang giai đoạn
phòng ngự, thời gian này quân đội Việt Nam lợi dụng địa hình Lão Sơn có lợi thế
đã tiến hành pháo kích mạnh mẽ vào các vị trí quân sự của Trung C ộng, phía Trung C ộng
đã tiến hành hoạt động pháo kích đáp trả, báo cáo tổng hợp của quân đội Trung C ộng dựa trên số liệu báo cáo từ các đơn vị cấp dưới cho thấy
tổng số thiệt hại về trang bị hoả lực của phía Việt Nam vượt quá số lượng tổng
số trang bị mà thông tin tình báo Hoa Nam tịch
thu được. Những xác minh cho thấy, pháo binh Việt Cộng dựa trên địa hình có lợi
thế, sử dụng các biện pháp nghi binh, xây dựng trận địa giả nên đã hạn chế được
thương vong, con số thật sự không như các báo cáo do các đơn vị Trung C ộng từ cơ sở báo cáo. Để tăng cường hiệu quả của pháo binh,
Trung C ộng đã tổ chức các đơn vị trinh sát pháo binh ở tuyến trước,
hoặc xâm nhập lãnh thổ Việt Nam, sử dụng các phương tiện trinh sát chỉ thị cho
hoả lực pháo binh, tuy nhiên hoạt động xâm nhập này không đạt kết quả như mong
muốn do hoạt động đối phó của phía Việt Cộng mạnh gấp bội.
Phía Trung C ộng đã đàm phán với phía Hoa K ỳ đặt mua 2 hệ thống radar trinh sát pháo binh Cymbeline chế
tạo những năm 70 của thế kỷ 20, dựa trên đầu đạn bay
về hướng trước, có khả năng xác định tọa độ của đạn cối trong cự ly 10km, đạn
pháo 120mm trong phạm vi 14km, đồng thời có thể theo dõi 20 mục tiêu.
Hoạt
động của radar này đòi hỏi phía Trung C ộng
phải cung cấp cho phía Hoa K ỳ
các thông số bản đồ quân sự khu vực tác chiến để nhập vào chương trình của hệ
thống. Phía Trung
C ộng sau khi cân nhắc, đã
quyết định cung cấp cho phía Hoa K ỳ
thông số mật về hệ thống toạ độ khu vực biên giới Trung C ộng-Việt Cộng bao gồm khu vực bố trí sau này thuộc tỉnh Vân
Nam.
Quân
Việt Cộng chiếm lại thế chủ động trên chiến
trường Lão Sơn, nhờ kế hoạch được gọi là
"84 MB- Bắc Light" trong một nỗ lực tăng cường quân sự và các bộ phận,
một lần nữa nắm lấy kích thước các điểm biên giới Lão Sơn, quy mô lớn phản công
của pháo binh phía trước và phía sau của địch quân, đội quân Việt Nam tích cực
trinh sát, thường lẻn vào các khu địch quân thực hiện phá hoại, quấy rối, tấn
công các mục tiêu quân sự, bắt cóc địch quân, và khu vực này có liên quan đến vụ
đánh bom trúng radar Cymbeline trong bối cảnh đã xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam.
Tài
liệu thứ hai: Buổi tối vào lúc 23 ngày 04 tháng 7 năm 1984, một tiểu đội thuộc
trung đội 7, tiểu đoàn 406, đoàn đặc công 821 Việt Cộng, xâm nhập vào phần đất Trung Qu ốc đang đóng quân gần cao điểm 1134, ngày 05 đã đến địa điểm
tập kết là hang núi Bạch Thạch, tiểu đội đã ở lại thực hiện quan sát một ngày
đêm. Khoảng 0h30 ngày 06.4, tiểu đội để lại một tổ làm công tác cảnh giới, tiếp
ứng, số còn lại chia làm 4 mũi tiếp cận mục tiêu; hướng tiến công thứ nhất: tập
kích vào trận địa cối 160, và trận địa của tiểu đội 3, thuộc trung đội 9, trung
đoàn 122, Sư đoàn 41; hướng thứ hai: từ cánh trái tập kích vào trận địa radar.
Lúc 02h30, hiệp đồng cùng nổ súng, lúc 02h40 trận chiến kết thúc. Phía Trung C ộng: thiệt mạng 10 binh sĩ, và bị thương 49 binh sĩ; phía
Việt Cộng: thiệt mạng 2, bị thương 15 binh sĩ. Đặc công Việt Cộng sau đó rút
lui theo đường cũ. Kết quả điều tra sau này của phía Trung C ộng báo cáo, hoàn toàn bị động trước đòn tấn công của quân
địch.
Sau
trận tập kích, phía Trung C ộng
ráo riết tìm cách xác định lực lượng tấn công, từ kết quả chặn thu liên lạc vô
tuyến điện của Việt Cộng, Trung C ộng
đưa ra kết luận vụ tập kích diễn ra khá tình cờ, chứng minh liên lạc vô tuyến
điện phía Việt Cộng báo cáo lên cấp trên đã phá huỷ một trạm thông tin liên lạc
của quân Trung
C ộng.
Chủ tịch
Quân uỷ Trung ương (Đặng Tiểu Bình) phản ứng trận tập kích của Việt Nam:
Sau
khi hệ thống radar này bị phá huỷ, với mức độ nghiêm trọng của sự vụ, chỉ huy mặt
trận đã phải trực tiếp báo cáo lên Đặng Tiểu Bình. Kinh ngạc trước khả năng xâm
nhập tác chiến của đặc công Việt Nam, họ Đặng nhấn mạnh với viên chỉ huy mặt trận:
Đặc công Việt Cộng ghê gớm vậy sao ? Vậy đặc công của ta thì sao ? Đặc công của
ta thì làm gì?
Phòng
tác chiến Bộ tổng tham mưu ngay trong đêm đã phải bàn bạc, vạch kế hoạch tổ chức
lực lượng trinh sát đối phó với đặc công Việt Cộng. Một số thay đổi sau đó là:
(1) Radar chỉ thị pháo dự bị được đưa vào thay thế; (2) Bắt đầu từ tháng 7 năm
1984, Trung
C ộng chọn lựa lực lượng tinh
nhuệ từ quân khu Vũ Hán sát nhập vào quân khu Quảng Châu, Quân khu Thành Đô,
Quân khu Tế Nam, lực lượng lính đổ bộ đường không, Quân khu Tân Cương, Quân khu
Lan Châu, Quân khu Bắc Kinh, Quân khu Thẩm Dương để thành lập 5 đợt bao gồm tổng
cộng 15 đại đội trinh sát cấp trung đoàn hoạt động biên giới Trung-Việt. Lực lượng
ban đầu tổng số khoảng trên 1000 binh sĩ. Trong số này có Tham mưu trưởng đại đội
trinh sát thuộc Quân đoàn 54, sau này được phong Trung đoàn trưởng Trung đoàn
483, được cho là có rất nhiều thành tích trên chiến trường Việt Nam.
Thẩm
vấn tù binh, nhân chứng của 3 Sư đoàn 313, 356 và 316, trong cuộc chiến ngày 2
tháng 4 năm 1984. Nguồn: Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm.
Theo
những tù binh Việt Nam của 3 Sư đoàn 313, 356 và 316 cho biết:
Từ
ngày 2 tháng 4 đến ngày 27 tháng 4 năm 1984. Trung Quốc tiến hành một đợt bắn phá lớn trên toàn tuyến 6
tỉnh biên giới với trên 28.000 viên đạn pháo. Riêng Hà Giang phải chịu hơn 11.000 viên đạn pháo, ngay cả thị xã Hà Giang nằm sâu trong nội địa 18km cũng bị bắn phá.
Lúc 5
giờ sáng ngày 28 tháng 4, trên hướng Vị Xuyên quân Trung Quốc được 12.000 viên đạn pháo chi viện tấn công vào các
trận địa phòng ngự của ta ở phía tây sông Lô. Do chênh lệch không tương
quan lực lượng, đến hết ngày 30 tháng 4, Trung Quốc chiếm được các cao điểm 1509, cao điểm 772, cao điểm
685, cao điểm 300, cao điểm 400 cao điểm 226 cao điểm 233. Trên hướng Yên
Minh, quân Trung Quốc đánh chiếm thêm cao điểm 1250 (Núi
Bạc) do Tiểu đoàn 3 huyện Yên Minh bảo vệ.
Ngày
15 tháng 5, trên hướng Vị Xuyên quân Trung Quốc tiếp tục mở một đợt tấn công ở phía Đông sông Lô,
chiếm khu vực Pa Hán, cao điểm 1030 do Trung đoàn 266 Sư đoàn 313 bảo
vệ.
Như
vậy, từ ngày 28 tháng 4 đến ngày 16 tháng 5, Trung Quốc đã lần lượt đánh chiếm và tổ chức chốt giữ phòng
ngự, chiếm đóng trái phép nhiều vị trí trên lãnh thổ Việt Nam, bao
gồm khu vực cao điểm 1509, cao điểm 772, cao điểm 685, cao điểm 233, cao điểm
226 Trung
Quốc gọi là Laoshan, cao
điểm 1030 Trung Quốc gọi là Đông Sơn, thuộc huyện Vị Xuyên và cao điểm 1250 Trung Quốc gọi là Giả Âm Sơn, thuộc huyện Yên Minh. Tại hướng
Vị Xuyên, đối phương bố trí 1 Sư đoàn trên tuyến một, 2 Sư đoàn phía
sau hướng Yên Minh, 1 Trung đoàn phía trước và 2 Trung đoàn phía sau.
Trung
đoàn 122, Sư đoàn 313 của Việt Nam bị tổn thất, phải lùi xuống các
vị trí thấp hơn để tiếp tục trước ngày chiến đấu, ngày đầu của tháng 4,
các lực lượng vũ trang Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến hơn 241 khẩu pháo cối,
phá hủy 89 xe vận tải, tiêu diệt thực lực 784 quân địch, bắt sống 251
tù binh và nhiều kho đạn, lương thực dự trữ tại trận địa bị phá hủy.
Rạng
sáng ngày 22 tháng 5, tổng công kích đồng loạt trên ba hướng, nổ súng
tiến công nhưng trận đánh không thành công. Bộ Tư Lệnh Quân khu 2, tức khắc
xuất quân Sư đoàn 313 và 356 mở chiến dịch giành lại cao điểm 685, cao điểm
300 và cao diểm 400.
Ngày
19 tháng 6, Trung Quốc ráo riết chuẩn bị cho chiến dịch tiến công lấn chiếm lãnh
thổ Việt Nam. Trên tuyến biên giới thuộc Hà Tuyên , Trung Quốc tập trung 4 Sư đoàn Bộ
binh và 1 Sư đoàn Pháo binh của Đại quân đoàn, Quân khu Côn Minh áp sát hướng Vị
Xuyên-Yên Minh.
Thẩm
vấn tù binh thứ 2, nhân chứng của Sư đoàn 356,
cho biết:
Trước
tình hình ngày 20 tháng 5, Bộ tư lệnh Quân khu 2 của ta quyết định nhanh chóng xây dựng trận
địa, củng cố lại các đơn vị, kiên quyết chiến đấu ngăn chặn địch,
đồng thời từng bước tổ chức đánh lấy lại những điểm cao bị địch
chiếm đóng.
Ngày
11 tháng 6, quân ta tổ chức đánh địch ở cao điểm 233 và cao điểm 685
nhưng chưa giành lại được các vị trí này.
Tháng
6, Quân khu 2 được giao nhiệm vụ tiến hành tiêu diệt một số vị trí
bị địch chiếm đóng, tiến tới khôi phục các điểm ở Vị Xuyên và Yên
Minh. Bộ tư lệnh mặt trận quyết định sử dụng 3 trung đoàn Bộ binh trong các đơn vị mới lên tăng cường, được sự
chi viện của đặc công và Pháo binh tham gia chiến đấu trong chiến dịch
mang tên "MB84".
Ở phía Đông sông Lô, Trung đoàn 876 Sư đoàn 356 đảm nhiệm tiến công cao điểm 772, Trung đoàn 174, Sư đoàn 316 tiến công bình độ 300 và bình độ 400, ở phía Tây Trung đoàn 141, Sư đoàn 312 tiến công cao điểm 1030.
Rạng
sáng ngày 12 tháng 7, trên cả ba hướng những đơn vị đồng loạt nổ súng
tiến công. Tuy nhiên "do công tác chuẩn bị chưa chu đáo, nắm tình hình và
đánh giá đối phương chưa đúng, quyết tâm và cách đánh chưa phù hợp, biểu hiện sự
nóng vội trong chỉ đạo, chỉ huy", nên trận chiến đấu không thành
công.
Cả
ba Trung đoàn đều bị tổn thất nặng, hơn 100 cán bộ chiến sĩ anh dũng
hy sinh, có cả cán bộ Tiểu đoàn, Trung đoàn. Chiều ngày 12 tháng 7. Bộ Tư lệnh mặt trận phải cho các đơn vị chuyển sang
phòng ngự. Rút kinh nghiệm "MB84", Quân khu 2 quyết định dùng
Sư đoàn 313 và Sư đoàn 356 mở chiến dịch vây lấn nhằm giành lại cao
điểm 685 cao điểm 300, cao điểm 400 với cách đánh mới "sử dụng Bộ
binh, kết hợp Đặc công, có hoả lực Pháo binh chi viện mạnh, từng bước bao vây,
chia cắt lấn sát". Lần này các đơn vị chuẩn bị 4 tháng trước khi
lâm trận.
Ngày
18 tháng 11, Pháo binh ta bắt đầu bắn phá những cao điểm đã bị chiếm
đóng như 685 và 300-400. Sau 5 ngày đêm, Trung đoàn 14 Sư đoàn 313 bắt
đầu tổ chức đánh lấn 300-400, Trung đoàn 153, Sư đoàn 356 được tăng
cường một tiểu đoàn đặc công tiến hành vây lấn cao điểm 685.
Sau
hai tháng liên tục chiến đấu từ tháng 11/1984 đến tháng 1/1985, mặc
dù gặp rất nhiều khó khăn, các đơn vị của ta đã chiếm lại một số
chốt, hình thành thế phòng ngự xen kẽ, bám sát, ngăn chặn địch ở đồi
Chuối, đồi Cô Ích, đồi Đài, A4, A21, khu Cót Ép, khu C và một phần khu E
của cao điểm 685, có những nơi chỉ cách địch 15-20m, cá biệt có nơi 6-8m
(chốt Bốn hầm).
Ở
đây cuộc chiến đấu giành giật từng tấc đất, từng mỏm đá đã diễn ra
rất quyết liệt. Các chốt ở Bốn hầm, đồi Cô Ích hay cao điểm 685 hai
bên liên tục thay nhau phản kích, giành đi giật lại tới 20-40 lần. Sau
khi thay quân, từ ngày 27 tháng 5 đến ngày 30 tháng 5 năm 1985. Trung Quốc mở một đợt tiến công lớn vào các điểm tựa của ta
ở đồi Đài, đồi Cô Ích, bình độ 1100 ở phía Tây sông Lô nhưng bị ta
đẩy lui. Ngay sau đó, ngày 31 tháng 5, quân ta tổ chức đánh chiếm và
chốt giữ lại điểm tựa A6B, sau đó đánh bại 21 đợt phản kích của
địch trong 13 ngày, giữ vững vị trí này cho đến khi chiến tranh kết
thúc.
Từ
ngày 23 đến ngày 25 tháng 9, Trung Quốc mở một đợt tấn công vào các điểm tựa của ta từ đồi Tròn, lũng
840, Pa Hán phía Đông sông Lô đến đồi Cô Ích, bình độ 1100 phía Tây sông Lô.
Trừ ra, Pa Hán bị chiếm và ta phản kích lấy lại sau 1 ngày, các
trận địa khác đều được giữ vững. Trong tháng 10 và tháng 11 năm 1986,
sau khi thay quân, phía Trung Quốc mở thêm nhiều đợt tiến công lấn chiếm nhằm đẩy quân ta khỏi
khu vực bờ Bắc suối Thanh Thủy nhưng đều thất bại.
Từ
ngày 5 đến 7 tháng 1 năm 1987, Trung Quốc sử dụng lực lượng cấp Sư đoàn được pháo binh chi viện mở
chiến dịch nhằm vào 13 điểm tựa của ta ở cả Đông và Tây sông Lô mà mục
tiêu chủ yếu là đồi Đài và đồi Cô Ích. Mặc dù đối phương bắn tới trên
100.000 quả đạn pháo trong 3 ngày để chi viện bộ binh liên tục tiến
công có ngày tới 7 lần, nhưng đều bị bộ binh và pháo binh ta ngăn
chặn ngay trước trận địa.
Từ
sau thất bại này, phía Trung Quốc giảm dần các hoạt động tấn công lấn chiếm. Từ cuối tháng 12
năm 1988, Trung Quốc bắt đầu ngừng bắn phá và từ tháng 3 đến tháng 9 năm 1989 lần
lượt rút quân khỏi các vị trí chiếm đóng còn lại trên lãnh thổ
Việt Nam.
Theo
tổng kết, trong 5 năm (1984-1989) chiến đấu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
trên mặt trận Vị Xuyên-Yên Minh, các lực lượng vũ trang Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng ngàn quân địch,
phá hủy 200 khẩu pháo cối, 170 xe vận tải và nhiều kho tàng, trận
địa… bắt sống 6 tên trong chiến đấu và 319 tên thám báo, trinh sát,
thu nhiều vũ khí và trang bị.
Đại
tướng Tổng tham mưu trưởng Đoàn Khuê
thăm cán bộ chiến sĩ Sư đoàn 312 vừa hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu
ở Vị Xuyên.
Theo
Bộ Quốc Phòng Việt Cộng tâng bốc:
Trong
thời gian 1984-1989, phía Việt Nam đã nhiều lần thay quân các đơn vị
lên chiến đấu ở mặt trận Vị Xuyên-Yên Minh:
-
Quân khu 1 có Trung đoàn 2 Sư đoàn 3 Quân đoàn 14 (mang phiên hiệu
E981/F356) và Trung đoàn 567 Sư đoàn 322 Quân đoàn 26 (mang phiên hiệu
E982/F313).
-
Quân khu 2 có các sư đoàn bộ binh 313, 314, 316, 356, các trung đoàn 247
(Hà
Tuyên ), 754 (Sơn La) cùng
các đơn vị pháo binh, xe tăng, đặc công, công binh, thông tin, vận tải
của quân khu.
- Đặc khu Quảng Ninh có Trung đoàn 568, Sư đoàn 328 (mang phiên hiệu E983).
- Đặc khu Quảng Ninh có Trung đoàn 568, Sư đoàn 328 (mang phiên hiệu E983).
-
Các đơn vị chủ lực Bộ có Sư đoàn 312 Quân đoàn 1, Sư đoàn 325 Quân
đoàn 2, Sư đoàn 31 Quân đoàn 3.
Ngoài
ra nhiều đơn vị nhỏ cấp đại đội, tiểu đoàn cũng được điều động lên
tham chiến trực tiếp hoặc hỗ trợ chiến đấu trong từng giai đoạn ngắn.
Theo
hoạt động thay quân của phía Việt Nam.
Ở
phía Tây sông Lô từ đầu năm 1984 đến tháng 12 năm 1985: Sư đoàn 313 và
356; Tháng 5/1985: Sư đoàn 313; Tháng 12/1985: Sư đoàn 31; Tháng 6/1986:
Sư đoàn 313; Tháng 2/1987: Sư đoàn 356; Tháng 8/1987: Sư đoàn 312; Tháng
1/1988: Sư đoàn 325; Tháng 9/1988: Sư đoàn 316; Tháng 5/1989: Sư đoàn 313.
Ở
phía Đông sông Lô từ đầu năm 1984: Trung đoàn 266 Sư đoàn 313; Tháng
7/1984: Trung đoàn 141 Sư đoàn 312; Tháng 4/1985: Trung đoàn 983; Tháng
11/1985: Trung đoàn 818 Sư đoàn 314; Tháng 2/1987: Trung đoàn 881 Sư đoàn
314; Tháng 9/1987: Trung đoàn 818 Sư đoàn 314 và Trung đoàn 754 Sơn La;
Tháng 6/1988: Trung đoàn 726 Sư đoàn 314; Tháng 10/1988: Trung đoàn 247 Hà Tuyên.
Một đội
Trưởng đội trinh sát C20 của Trung đoàn 876 cho biết.
Nhiệm
vụ những đơn vị trinh sát, cao điểm 772 là nơi trung đoàn đứng đầu chủ công. Khống
chế được cao điểm này coi như nắm được toàn tuyến, tạo nên thế trận phòng ngự
tiến công liên hoàn vững chắc. Phía Trung C ộng
muốn dùng cao điểm 772 làm bàn đạp tràn xuống Vị Xuyên, uy hiếp thị xã Hà
Giang. Ta hiểu rõ điều đó nên quyết tâm giành lại. Địch ở trên cao phòng ngự,
ta ở dưới tiến công nên vô cùng bất lợi. Nhiệm vụ trinh sát, trở nên nặng nề và
nguy hiểm hơn.
Trong
hai tháng trời, trinh sát luồn sâu thăm dò trận địa. Núi cao, rừng thẳm, chỉ có
con đường độc đạo từ Nậm Ngặt đến chân cao điểm 772, họ vừa dò mìn, tránh thám
báo Trung
C ộng, chờ đêm xuống mới hoạt
động. Tại đây, Trung C ộng
bố trí một Trung đoàn Bộ binh với sự yểm trợ của Tiểu đoàn pháo và hệ thống mìn
dày đặc. Các loại pháo 105 ly, cối 160 ly, BM 14, cao xạ 37 ly, pháo Quân khu
tăng cường chuẩn bị đưa vào trận địa, đối chọi với pháo 122 ly, 152 ly, D74 ở
phía bên kia chiến tuyến. Ngày 12 tháng 7 là ngày mở màn chiến dịch. Ba tiểu
đoàn bộ binh của Trung đoàn 876 đánh cao điểm 772. Lực lượng của các Sư đoàn
khác chiếm các điểm cao còn lại. Trận đánh biến thành một vùng thịt băm. Trước
giờ nổ súng, ta tiếp tục ém quân tiến sát phía Trung C ộng, dần chiếm lĩnh trận địa. Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3
dẫn đội đặc công thọc thẳng vào cơ sở chỉ huy địch, làm nhiệm vụ "mở cửa"
điểm D3 trên cao điểm 772. Bộ phận luồn vào sau cao điểm 772 đánh phá trận địa
pháo, kho tàng, hậu cần của địch, tạo điều kiện cho Tiểu đoàn 1, Tiểu đoàn 2
đánh điểm D1, D2 chiếm toàn bộ cao điểm. Vượt đỉnh Cốc Nghè trong mưa lạnh, những
người lính chia nhau từng hơi thuốc, ăn gạo sấy trộn nước mưa, lặng lẽ chờ màn
đêm xuống là xuất kích.
Những
nữ dân quân tự vệ, anh hùng nhỏ hy sinh lớn của
đất nước.
Chúng
tôi thấy, những nữ dân quân dũng cảm tại chiến
trường Lão Sơn 1984 vô tình đã trở thành "Nữ chiến binh thiên cổ",
nơi chôn cất bên Trái của cao điểm 211 đi xuống triền đá 80 m là địa chỉ chính xác.
Những
thập niên 70, 80, gần như toàn dân miền Bắc Việt Nam mặc áo lính, họ là những nữ
sinh viên của trường trung cấp sư phạm Hà Tuyên cũng thế, họ đi tải đạn cho chiến
dịch vì một lý do "ép bức", trên lưng vẫn phải gùi từng viên đạn và
súng, leo qua nhiều triền núi. Họ không phải là nữ quân nhân, nhưng đều là những
người dũng cảm, dù không phải nhiệm vụ của họ nhưng đến lúc hy sinh thân mình
cho công cuộc bảo vệ đất nước.
Khi
quân Trung
C ộng tràn qua toàn tuyến
biên giới Việt Nam, nghĩ đó là nữ quân nhân và tất cả những người Việt Nam ở
khu vực chiến sự không phân biệt nam nữ già trẻ bị diệt sạch.
Đồi
A6A phía Trung
C ộng gọi là 277, quân Trung C ộng khống chế cho đến năm 89, đồi A6B gọi là 211, chốt này
có 12 binh sĩ. Ngày 8 tháng 9 năm 85, liên đoàn 7 trinh sát thu hồi trận địa
211, sau 3 tháng bị quân Trung C ộng
chiếm lại.
Huỳnh Tâm