Hồ Chí Minh bí mật đi cầu viện Trung Cộng và Liên Xô
Mao Trạch Đông cầm tù đoàn tùy tùng của Hồ Chí Minh gần bốn tháng tại Bắc Kinh, từ ngày 16/1/1950-10/5/1950. Dù biết rằng Hồ Chí Minh do Mao và Chu khổ kế đào tạo vẫn phải cảnh giác, một khi con ngựa hoang ra khỏi chuồng. Quyết định của Mao muốn Hồ trung thành tuyệt đối, những thỏa thuận phải bất biến, nhất là hiệp ước khai thác lực lượng dân quân, chiến lược lãnh thổ, lãnh hải và tài nguyên Việt Nam, đổi lại Trung Cộng bảo kê chế độ về mọi mặt, chính trị, quân sự, và tài chính. [1]
Mao Trạch Đông chấp nhận để Hồ trấn thủ vòng trong chiến trường chống Pháp tại Việt Nam, buộc Pháp ký vào hiệp định đình chiến, một đối trọng ngoại giao, Trung Quốc đang cần trên trường Quốc tế không thể thiếu vào lúc Mao mới cướp chính quyền toàn lục địa. Đối với Việt Nam, Hồ Chí Minh là một trong những động lực thực hiện mô thức Mao cướp chính quyền, nhất là miền Nam Việt Nam, một nửa còn lại mà Hồ chưa thanh toán nốt (1950).
Sau chiến tranh Hồ Chí Minh phải hoàn trái vốn lẫn lời thông qua một loạt quyết định viện trợ của Trung Cộng. Về phương diện đối ngoại Quốc tế, Trung Quốc công nhận ngoại giao đồng lúc thúc đẩy Liên Xô hỗ trợ nhiều hơn nữa cho đảng Hồ Chí Minh, tuy nhiên giải pháp Hồ Chí Minh không dễ gì thuyết phục Joseph Staline và sau này Nikita Sergeyevich Khrushchev. Mao Trạch Đông vẫn hy vọng sẽ được Joseph Staline chấp thuận, cho phép Hồ vào khối đồng minh Quốc tế cộng sản. Nội tình giữa Trung Quốc và Việt Nam không phải lúc nào cũng thuận hòa, bởi tất cả viện trợ đều có giá bằng "máu" đổi "vàng" nối liền danh nghĩa cộng sản "anh em".
Đầu tháng 1 năm 1950. Mao Trạch Đông cử một tình báo Hoa Nam, Thi Du Nhật (施俞日) thông thạo tiếng Việt, bí mật đến Việt Nam, tham vấn cho Hồ, do đó không ai biết vị trí chính trị của ông trong đảng ĐCSVN, liên kết với hai đại diện của đảng Hồ tại Bắc Kinh. Theo tài liệu (kbt...) Hoa Nam: "họ không thể giải thích chính xác những ai thi hành dịch vụ viện trợ, hay nhận chỉ thị từ yêu cầu cấp nào của đảng, cũng như mọi phương tiện viện trợ đi qua ngõ nào khó ai biết trước vị trí, bởi họ tạo ra quá nhiều địa chỉ phức tạp bên trong từng công tác nội bộ của hai đảng TQ-VN. Họ thường viện dẫn "ổn định" hay viện trợ "hòa bình".
Liên Xô chọn phương thức ủy quyền chiến tranh cho Trung Cộng, mọi truyền đạt quan điểm duy nhất chỉ có mục đích chiến tranh, tự Trung Cộng quản lý Việt Nam mà không có quyết định cuối cùng nào của Stalin. Vì vậy, có một số vấn đề sâu xa, do đó Trung Cộng đảm nhiệm viện trợ, tự tạo ra cơ hội uy tín riêng không cần thiết phải giải thích hay trả lời viện trợ đến từ đâu. Mọi viện trợ trong khối Quốc tế cộng sản cho Việt Nam, đi vào ngõ Trung Cộng tự nó trở thành tài sản riêng của Trung Cộng, cho nên Việt Nam là con nợ lớn nhất của Trung Cộng. Trong trường hợp này, đại diện của đảng Hồ tại Bắc Kinh và Ủy ban Thường vụ Việt Nam thường đề nghị Mao Trạch Đông, xin chỉ thị khẩn cấp chuyển hàng viện trợ, nhưng Trung Quốc viện dẫn "quan hệ ngoại giao Quốc tế "anh em" chưa cho chỉ thị xuất hàng viện trợ". [2]
Mao Trạch Đông tìm mọi mưu toan làm trì trệ viện trợ: "các lực lượng tiến bộ trên thế giới chống lại cách mạng Việt Nam, chưa thể chuyển viện trợ giúp Việt Nam vào lúc này!" [3]
Năm trước, vào ngày 24 tháng 12 năm 1949. Hồ Chí Minh và trung ương đảng cộng sản Việt Nam, chỉ định một ủy viên chính trị uy tín nhất có bí danh (Ba) đi Bắc Kinh thảo luận về các vấn đề chung và các quyết định liên quan đến quân dụng viện trợ. Cho thấy, tuy đảng cộng sản Việt Nam do Trung Cộng thành lập nhưng khi đụng đến quyền lợi riêng sẽ nẩy sinh ngoại giao đê tiện. Hồ Chí Minh không thể hưởng một mình hàng viện trợ, từ đó mọi thứ đều đồng ý chia nhau, cách tính mặc hàng "tứ-lục" (Trung Cộng 4, Việt Cộng 6). Đại diện Trung Cộng (CPC) và Việt Cộng thường xét lại "tứ lục" theo từng mặt hàng viện trợ đến từ Quốc tế cộng sản.
Mỗi khi Trung Cộng nhận được viện trợ của khối cộng sản, thông báo cho đảng Hồ sang nhận hàng, lần này chính Hồ Chí Minh dẫn đầu một phái đoàn đến Trung Cộng xin giải phóng mặt bằng hàng viện trợ. Sau khi Hồ đến lãnh thổ của Trung Cộng, liền gửi một báo cáo cho Văn phòng trung ương tỉnh Quảng Tây, cho thấy mức độ bang giao đối quyền của Hồ chỉ bằng bí thư tỉnh Quảng Tây, tiếp theo gửi thông điệp cho Quân ủy Trung ương Trung Cộng, báo cáo công tác hải ngoại (Việt Nam) của Hồ.
Ngày 30 tháng 1 năm 1950. Phó Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ thay mặt văn phòng Quân ủy Trung ương (CPC), công tác đảng ngoại vụ, viện trợ Việt Nam. Ông chỉ thị lực lượng vệ sĩ hộ tống phái đoàn Hồ Chí Minh về Bắc Kinh. Cùng ngày, Lưu Thiếu Kỳ báo cáo lên Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai về tình hình của Hồ Chí Minh tại Việt Nam. Lưu Thiếu Kỳ vốn tính đa nghi, âm thầm đối phó với Hồ nếu thấy cần. Hồ Chí Minh yết kiến Mao Trạch Đông về vấn đề viện trợ được trả lời: "Việt Nam yêu cầu tôi hỗ trợ chiến tranh, nếu có thể thực hiện được bởi nó là hàng xóm và anh em, nhất trí hỗ trợ cho cuộc đấu tranh chống Pháp của Việt Nam chúng tôi nhận nghĩa vụ này". [4]
Hồ Chí Minh háo hức, bày tỏ thêm nguyện vọng: "Hy vọng, Mao Chủ tịch thực hiện nghị lệnh giúp đào tạo lực lượng quân đội Việt Nam, và hỗ trợ nhiều hơn nữa". Hồ Chí Minh còn yêu cầu Lưu Thiếu Kỳ, về cơ bản hứa giúp đỡ. Lưu Thiếu Kỳ cho biết: "Đảng của chúng tôi tin rằng viện trợ cho cuộc chiến tranh tại Việt Nam, chỉ nhằm chống lại quân Pháp, đó là trách nhiệm vô biên của nhân dân và nhà nước Trung Quốc vì chủ nghĩa Quốc tế Cộng sản, đây cũng là công cuộc chung của Trung Quốc, tất cả công tác đảng đã bắt đầu, đặc biệt và rõ ràng đường hướng đấu tranh giải phóng và cải cách ruộng đất v.v... nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nhưng chúng tôi quyết tâm hỗ trợ chiến tranh chống Pháp ". [5]
Tháng 10 năm 1950. Trung-Xô hợp tác quân sự, kỹ thuật trong thời kỳ chiến tranh và sau chiến tranh, vai trò đặc biệt của Mao Trạch Đông và Stalin đảm bảo đầy đủ cho quân đội Trung Quốc, nhận được tất cả các loại vũ khí và thiết bị quân sự IU MW. Vào thời điểm đó bao gồm 11 phòng ban và các hoạt động quản lý, giám sát trực tiếp bởi Bộ trưởng Bộ Ngoại thương.[6]
Hồ Chí Minh ẩn số bí mật tại Moscow
Quân ủy Trung ương Trung Cộng, lấy quyết định hổ trợ, tìm kiếm vị trí trên trường Quốc tế cộng sản cho Hồ Chí Minh, chuyến xe ôm của Mao chở Hồ đến Moscow. Tuy nhiên, mục đích của Hồ Chí Minh trong chuyến đi này không giới hạn. Hồ có ý tưởng khác, khi đến Moscow sẽ xin yết kiến riêng với Stalin. Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai, ra sức phóng đại báo cáo láo trước mặt Stalin, về tình hình tiến độ cuộc chiến tranh chống quân Pháp tại Việt Nam, để tìm kiếm sự hỗ trợ của Liên Xô và nhiều quốc gia trong khối Cộng sản.
Trên đường đến Bắc Kinh, Lưu Thiếu Kỳ đã nhắc nhở Hồ Chí Minh: "không cần thiết phải yết kiến Stalin, bởi có Chủ tịch Mao và Chu Ân Lai hỗ trợ. Hồ cần, tìm lợi thế trong chuyến đi bí mật này, hy vọng, sau khi đến Moscow sẽ tiếp nhận được mọi ủng hộ viện trợ và củng cố vị trí chính trị trong khối Quốc tế Cộng sản". [7]
Ngày 03 tháng 2 năm 1950, Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ chấp nhận cho Hồ Chí Minh tháp tùng đi Liên Xô: "Sẵn sàng đem bạn đến Moscow, thậm chí yêu cầu Bộ Ngoại giao Liên Xô đón bạn theo nghi lễ cần thiết của một nguyên thủ quốc gia, lãnh tụ đảng cộng sản Việt Nam". [8] Một điều không lành, bất ngờ đến với Hồ Chí Minh, đã nhận được bức điện tín của Stalin: "không đồng ý thái độ của Hồ", riêng Mao Trạch Đông nhận qua điện thoại, chê trách: "Hồ tầm thường chưa đủ uy tín lãnh tụ quốc gia, trong khối Quốc tế cộng sản không có thành phần này, và Hồ có những cử chỉ khiếm nhã quá đáng". [9]
Sáng ngày 6 tháng 2 năm 1950. Stalin và Trung ương Bộ Chính trị Liên Xô đón tiếp phái đoàn Mao Trạch Đông tại Nghị viện nước Nga và Hội đồng liên bang. Buổi tối chiêu đãi tại Điện Kremlin. Trong những buổi tiếp tân không có Hồ hiện diện, vì nhiều lý do, Stalin không nhiệt tình, đã từ chối tiếp Hồ Chí Minh. Sau khi Hồ đến Moscow được ông Vischinski thay mặt đảng cầm chân tại nhà khách chính phủ phía trái quảng trường đỏ. Trước đó KGB trình lên Stalin, hồ sơ của Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Ái Quốc: "tài liệu xác chứng Hồ Chí Minh chỉ là bóng ma của Mao Trạch Đông, bởi Thành và Quốc là người của Liên Xô, biết đọc viết Nga ngữ thành thạo đã chết từ năm 1933." [10]
Stalin không những khinh miệt Hồ, còn quyết định không mời Hồ Chí Minh tham dự những buổi chiêu đãi cùng các lãnh thụ Quốc tế cộng sản, điều này làm Hồ khó chịu kéo dài nhiều năm cho đến khi Stalin qua đời, thất vọng lớn của Hồ không được Stalin đáp ứng. Do đó Mao Trạch Đông thuyết phục Stalin, cuối cùng Hồ Chí Minh được đảng chan rưới hồng ân, một ân huệ cuối cùng trước đó nhiều tuyệt vọng. Tuy nhiên, Stalin xem xét lại những hồ sơ "cầu viện" của Hồ Chí Minh trước khi gặp, không ngờ Stalin trực tiếp từ chối. Ông nói với Hồ Chí Minh: "Tôi đã thảo luận các vấn đề viện trợ với đồng chí Chủ tịch Mao, Mao sẽ đứng đầu hỗ trợ cho Việt Nam, chủ yếu là Trung Quốc chịu trách nhiệm chống Pháp". [11]
Stalin xem Hồ như bầy tôi tớ, nói: "muốn được Liên Xô chấp thuận ký hiệp ước, như "Hiệp ước hữu nghị Trung-Xô, Liên minh và Tương trợ". Không thể được, bởi trường hợp của đồng chí rất phức tạp không thể có hiệp ước Xô-Việt hữu nghị (дружба) vào lúc này ". Stalin thành thực từ chối, không chỉ có vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu Stalin tặng một photo chân dung để kỷ niệm cũng không thể đạt được.
Thời điểm đó, dường như Stalin cẩn thận đối với bất kỳ yêu cầu nào của Hồ Chí Minh, do đó chuyến thăm bí mật của Hồ tại Liên Xô không nhận được bất kỳ mong đợi kết quả nào. Hồ rất lo ngại những cản trở bang giao trong khối Quốc tế Cộng sản.
Trên đường về Bắc Kinh, ngồi cùng xe với Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai. Hồ Chí Minh nói: "Tôi miễn cưởng chấp nhận chỉ thị của ngài Stalin, dù không viện trợ trực tiếp cho tôi, tuy nhiên vẫn hy vọng, bởi nay mai chúng tôi sẽ ký một hiệp ước khác, tất nhiên hỗ trợ cuộc chiến tranh ở Việt Nam, hiện nay chỉ có một phía giúp đỡ từ Chủ tịch Mao".
Mao Trạch Đông trực tiếp trình bày với Stalin:
"Chúng tôi là láng giềng gần, là đảng anh em, hy vọng các nước cung cấp viện trợ quân sự càng nhiều càng tốt để chúng tôi thực hiện nghĩa vụ Quốc tế, tất nhiên ý kiến cá nhân của tôi, chỉ vì hy vọng những đảng anh em có quyết định đoàn kết chặt chẽ qua trung tâm Quốc tế". [12]
Mao Trạch Đông thấu hiểu được thất vọng của Hồ, ông đưa ra một giải pháp viện trợ quân sự: "Đối với hiện tình Việt Nam cần có những cố vấn lỗi lạc quân sự, chính trị và viện trợ thiết bị quân sự dồi dào, tôi đồng ý với bạn (Hồ). Sau khi trở về Bắc Kinh, chúng tôi thảo luận cụ thể với Trung tâm nghiên cứu viện trợ sẽ lấy quyết định chính thức".
Ngày 04 tháng 3 năm 1950. Hồ Chí Minh sau khi trở về Bắc Kinh nhận tin. Quân ủy Trung ương Trung Cộng (CPC), mở phiên họp đặc biệt thảo luận, lấy quyết định đồng ý gửi cố vấn quân sự hỗ trợ cuộc đấu tranh chống Pháp. Hồ Chí Minh lập tức nhận được kết quả, Mao hỗ trợ chính thức cho Việt Nam.
Theo báo cáo tháng 2 năm 1949, đảng cộng sản Liên Xô đã thành lập Trung ương Cục viện trợ Á Châu chỉ định Trung Cộng dẫn đầu hành động, tuyên truyền chủ thuyết Cộng sản, hướng dẫn tìm kiếm ảnh hưởng chính trị cho các quốc gia không cộng sản và giúp đỡ các nước Á Châu trong khối cộng sản, bao gồm Việt Nam. Quân ủy Trung ương Liên Xô, và Quốc tế cộng sản bắt đầu nghiên cứu các vấn đề của những quốc gia cần giải phóng. Đào tạo cán bộ lãnh đạo bao gồm các nước Đông Nam Á và Trung Cộng.
Tháng 6 cùng năm, Lưu Thiếu Kỳ đến thăm Liên Xô, Stalin lại một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của Trung Cộng: "Cộng sản Quốc tế, hy vọng Trung Quốc làm được nhiều hơn ở Đông Nam Á, trong tương lai vùng đất đó sẽ là thuộc địa hay bán thuộc địa của Trung Quốc".
Lưu Thiếu Kỳ đồng ý lời giáo huấn của Stalin, hỗ trợ và giúp đỡ những đảng cộng sản Á Châu, thực hiện các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Theo nguyên tắc cơ bản của Trung Cộng "nay viện trợ ngày mai hưởng lợi". Chủ yếu viện trợ cho Hồ do Trung Cộng cầm được hầu bao của Việt Nam, hiểu rõ tình hình chế độ cai trị độc đảng của Hồ.
Từ trái sang phải (hàng đầu): Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, La Quý Ba, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng. Nguồn ảnh: Ký giả Đinh Đăng Định.
Ngày 16 tháng 1 năm 1950. Trung Quốc gửi tướng La Quý Ba (罗规播) đứng đầu phái bộ quân sự đến Việt Nam. Trên thực tế Quân ủy Trung ương Trung Cộng đã quyết định hỗ trợ cho Hồ Chí Minh có điều kiện (cướp nước VN). Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC) và Hồ Chí Minh đã ký hiệp ước. "Kế hoạch chiến tranh Việt Nam". Khi kết thúc chiến tranh, Việt Nam chính thức trả nợ cho Trung Cộng vốn lẫn lời theo từng bước viện trợ.
Hồ Chí Minh trở lại Việt Nam, trên chiến trường đã hiện diện quân đội Trung Cộng đang khẩn cấp lập căn cứ tại Việt Bắc. Trong khi đó, những toa tàu hỏa đầu tiên hiệp ước Trung-Việt, vừa chuyển đến Yến Sơn (燕山) Vân Nam (云南), chuyên chở thiết bị vũ khí nặng, quân dụng với một lực lượng hùng hậu, cố vấn quân sự chuyên nghiệp, chú ý nhất lực lượng cố vấn kỹ thuật vũ trang, và lực lượng cố vấn huấn luyện phật tử cộng sản của "Bác".
Đầu tháng 7 năm 1950. Tướng Trần Canh (陈赓) đứng đầu phái bộ chính trị đến Việt Nam hơn 20 cố vấn, thay mặt Quân ủy Trung ương (CPC) thẩm định chiến trường Việt Bắc, và bắt đầu chuẩn bị lãnh đạo cuộc chiến tại các tỉnh biên giới Việt Nam-Trung Cộng.
Tháng 8 cùng năm. Tướng Vi Quốc Thanh (韦国清), phái bộ chiến tranh, đứng đầu nhóm cố vấn đến Việt Nam. Từ đó chiến tranh tại Việt Nam lan rộng bởi động lực của Mao, Hoa Nam và Hồ Chí Minh chỉ đạo chống quân Pháp, như một câu chuyện ngụ ngôn người Hán "con kiến xoay quanh cối xay tìm thóc" (蚂蚁看看围绕水稻米勒), ý nói: chỉ vì cướp nước Việt Nam sinh ra chiến tranh bất chính.
Tất cả diễn biến trên cho thấy đảng Hồ Chí Minh, hoàn toàn lệ thuộc Bắc Triều, thế nhưng miệng đảng khoác lác, hô hoán chính đảng của "Bác" thực hiện cuộc kháng chiến "thần thánh" chống Pháp 1946-1954 để giành độc lập cho Việt Nam. Nhân dân Việt Nam phải mang ơn và thần phục "Bác". Theo ghi chú công tác của Hoa Nam: "Không có Mao Trạch Đông mưu kế, Hồ không thể có mặt tại Việt Nam" (没有战略毛泽东, 胡志明不能出现在越南 - một hữu chiến lược Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh bất năng xuất hiện tại Việt Nam).
Vào năm 1952. Tức 6 năm sau ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946, và 2 năm trước ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, Hồ đã khởi động thực hiện Cải Cách Ruộng Đất theo chỉ thị tối mật của Mao. Thế nhưng Hồ Chí Minh lại tráo trở, gửi thư xin chỉ thị của Stalin về Cải Cách Ruộng Đất v.v... lúc ấy Stalin đang mắc phải triệu chứng lâm sàng, hôn mê nghiêm trọng, mọi việc lãnh đạo Liên Xô đều do Ban Bí Thư điều hành.
Lúc 09:50, sáng ngày 5 tháng 3 năm 1953. I.V Stalin qua đời, nguyên nhân tử vong do xuất huyết não. Theo nhà sử học và Chyhyryn "kẻ âm mưu giết người cần được xem xét N.S. Khrushchev". Các nhà sử học tin rằng "cái chết của Stalin, l.p. Beria. Gần như tất cả các nhà nghiên cứu đồng ý rằng cộng sự của Stalin đã góp phần vào cái chết của ông" (không nhất thiết phải cố ý). Ngày 30 tháng 10 năm 1961. Quốc hội XXII CPSU, lấy quyết định "không thể để quan tài, và cơ thể xác ướp của Stalin tồi tệ trong lăng". Vào đêm 31 tháng 10 đến 1 tháng 11 năm 1961, xác ướp của Stalin được lấy ra khỏi lăng và chôn cất gần bức tường điện Kremlin.
Cục Lưu trữ Liên bang dân sự tại Moscow, quan tâm: "Những lá thư của Hồ Chí Minh gửi cho Stalin chỉ là một động tác giả, Hồ muốn gửi thân phận của mình cho người kế nhiệm Stalin chú ý đến Hồ". [13]
Còn một ghi chú khác (mkgt...) của KGB, bình phẩm về Hồ: "vốn Hồ Chí Minh không đọc viết được Nga ngữ. Hồ copy nội dung đã định trước, đó là chuyện rất bình thường của một gián điệp". [14]
Ngày 30 tháng 10 năm 1952. Hồ Chí Minh gửi bức thư thứ nhất cho I.V Stalin:
Tạm dịch:
Đồng chí Stalin kính mến.
Tôi đã bắt đầu soạn thảo đề án cải cách ruộng đất của Đảng Lao Động Việt Nam, và sẽ giới thiệu với đồng chí trong thời gian tới.
Tôi gửi tới đồng chí một số yêu cầu, và hi vọng sẽ nhận được chỉ thị của đồng chí về những vấn đề này.
1. Cử một hoặc 2 đồng chí Liên Xô tới Việt Nam để làm quen và tìm hiểu thực trạng ở đó. Nếu như các đồng chí đó biết tiếng Pháp đủ để có thể giao tiếp với nhiều người. Từ Bắc Kinh tới chỗ chúng tôi đi đường mất khoảng 10 ngày.
2. Chúng tôi muốn gửi tới Liên Xô 50-100 du học sinh, với trình độ văn hóa lớp 9 ở Việt Nam, trong số họ có người là Đảng viên và cũng có người chưa phải là Đảng viên, độ tuổi của họ từ 17-22. Đồng chí nhất trí về vấn đề này chứ.
3. Chúng tôi muốn nhận từ phía các đồng chí 10 tấn thuốc kí ninh (thuốc sốt rét-thanhnam) cho quân đội và dân thường, có nghĩa rằng 5 tấn trong nửa năm.
4. Chúng tôi cần những loại vũ khí sau.
(a) Pháo cao xạ 37 li cho 4 trung đoàn, tất cả là 144 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu pháo.
(b) Pháo trận địa 76,2 li cho 2 trung đoàn, tất cả là 72 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu
(c) 200 khẩu súng phòng không 12,7 li và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu.
Sau khi nhận chỉ thị của đồng chí về những vấn đề trên, tôi dự định vào ngày mùng 8 hoặc là mùng 9 tháng 11 sẽ rời khỏi Moscow.
Gửi tới đồng chí lời chào cộng sản và lời chúc tốt đẹp nhất.
Hồ Chí Minh
30-10-1952
đã ký.
Ngày 31 tháng 10 năm 1952. Hồ Chí Minh gửi bức thư thứ hai cho I.V Stalin:
Tạm dịch:
Đồng chí Stalin thân mến:
Xin gửi ngài chương trình cải cách ruộng đất của Đảng lao động Việt Nam. Chương trình hành động được lập bởi chính tôi dưới sự giúp đỡ của đồng chí Lưu Thiệu Thức, Văn Thành Sơn. Đề nghị ngài xem xét và cho chỉ dẫn.
Gửi lời chào cộng sản.
Hồ Chí Minh, 31/10/1952. [15]
Theo tài liệu của Hoa Nam, hai bức thư trên không có giá trị ngoại giao, đó chỉ một thằng mù đi thăm dò con đường Quốc tế cộng sản, cho nên không có hồi đáp nào! Cùng thời gian ấy Hồ Chí Minh báo cáo lên Mao Trạch Đông một kế hoạch"Việt diệt tuyệt thư" (越南灭绝信), có tất cả 7 mục chính do Hồ và nhóm cố vấn chính trị Hoa Nam, liên kết lên kế hoạch hành động:
1 - "Việt diệt lục" (越录): Lọc máu, khai tử văn hóa Việt Nam, tế nhị đưa văn hóa Hán vào Việt Nam qua nhiều hình thức khác nhau, với khẩu hiệu "bám rễ, thấm sâu" cải tạo xã hội, tẩy xóa phong tục tập quán, đề cao giá trị con người và lịch sử Trung Quốc.
2 - "Việt kí" (越记): Viết lại lịch sử Việt Nam, đưa đảng "Bác", và tư tưởng Mao đứng lên trên lịch sử Việt Nam, đốt phá di tích văn hóa, địa lý, lăng tẩm, cung điện.
3 - "Dập tắt" (淬火): Tiêu diệt những đảng phải của người Việt, xóa bỏ mầm mống phiến loạn. khủng bố các cộng đồng địa phương chống đảng.
4 - "Kỷ lục" (记录): Tuyên truyền cổ điển, đấu tranh cướp chính quyền, xây dựng chế độ cộng sản, hướng dẫn quần chúng yêu "Bác" mến đảng "hơn mẹ hơn cha".
5 - "Bên trong" (内经): Đối Nội, tiêu diệt các nhóm phản động, hướng dẫn dư luận mãi mãi đấu tranh bảo vệ đảng của "Bác".
6 - "Bên ngoài" (外传): Đối Ngoại, thủ đoạn ngoại giao "trước mặt nghị, sau lưng đánh", đảng thuyết phục và chiến thắng nhân dân.
7 - "Truyền đạt" (地传): Vận dụng độc đảng của "Bác" và tư tưởng Mao, giáo dục nhân dân và giới trí thức biết phục tùng đảng.
Đảng của "Bác" đào sâu tâm lý yếu đuối của nhân dân, rót vào sự sợ hãi và kỹ thuật khủng bố của đảng, biến "bản sắc dân tộc Việt Nam" thành nhu nhược, con đường Việt Nam điêu linh đã đến sau lưng mà "Việt diệt tuyệt thư" (越绝书) của Hồ đã quyết định: Xóa lịch sử, văn hoá, địa lý, ngôn ngữ Việt, đưa đảng trị nhân văn Việt Nam.
Đảng cộng sản Việt Nam bí mật hành động theo sự hướng dẫn của những cố vấn Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC), định hướng những thế hệ tương lai chỉ biết "Hồ" không cần biết đến Tổ quốc Việt Nam.
Đảng của "Bác" tạo ra mô hình xã hội thô sơ, giáo dục nhiều thế hệ bằng kiến thức tập trung Cộng sản. "Trung Quốc Hóa Việt Nam" (中国和省越南), theo lý thuyết "kích thước A" (吴内传 - ngô nội truyện). Hồ không ngần ngại thực hiện đơn đặt hàng của Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC), chấp thuận huy động nhân lực "một chiều" (维甲) theo trật tự ngôn ngữ Hán, đây là điệp vụ lớn nhất của Hồ Chí Minh từ trước đến nay.
Hồ Chí Minh trình lên Mao Trạch Đông kế hoạch "Việt Diệt Tuyệt Thư", nội dung cướp nước và diệt tuyệt dân tộc Việt Nam. Nguồn: Hoa Nam.
Năm 1974. Một bắt tay đồng thuận theo di chúc Hồ của Mao, cho phép đảng của "Bác" xuất bản sách giáo khoa địa lý của học sinh lớp 9, gián tiếp chuyển nhượng quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, cho nên ngày nay, Trung Quốc sử dụng những bản in này làm tài liệu Biển Đông trình trước Liên Hiệp Quốc.
Nhân dân Việt Nam không thể để mất lãnh hải, trước nhất cùng nhau đứng lên đấu tranh, yêu cầu đảng "Bác" phải trả lại cho tổ quốc Việt Nam Hoàng Sa, Trường Sa, mặt khác sử dụng quyền công pháp Quốc tế về luật biển trước Liên Hiệp Quốc, và công bố những tư liệu lịch sử, chứng minh chủ quyền của Việt Nam. Đáng trách nhất từ khi có đảng "Bác" chưa bao giờ thông qua ý kiến của dân, bất cứ sự kiện nào có liên hệ mất còn của đất nước. [16]
Đảng của "Bác" đã mang bệnh truyền nhiễm cướp, bán nước, đến nay đã mấy đời thừa kế, vẫn tiếp tục thực hiện di chúc cướp phần trí tuệ của nhân dân Việt Nam.
Cho thấy đảng và "Bác" quá bất lương đã là thủ phạm cướp bán nước Việt Nam. Nguồn: NXB giáo dục Hà Nội 1974.
Để tuyên truyền "đường lưỡi bò", bằng phương thức giáo dục lâu dài, và có tính chính đáng của Trung Quốc về "chủ quyền Biển Đông", Trung Cộng không ngần ngại đưa những tài liệu vô lý vào chương trình Sách Giáo Khoa bậc trung học, cho thấy luận điệu ngang ngược về Biển Đông mà hằng ngày Trung Quốc vẫn tuyên truyền giáo dục qua sách báo, đều thể hiện nội dung: "Cực nam Trung Quốc nằm ở bãi ngầm Tăng Mẫu (khu vực có tên tiếng Anh là bãi ngầm James, chỉ cách Malaysia 80km về phía tây Bắc), gần vị trí 4 độ vĩ bắc. Biển Nam Hải (cách Trung Quốc gọi biển Đông của Việt Nam) trong bản đồ Sách Giáo Khoa được xác định bằng "đường lưỡi bò", bao trùm lên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam"... hầu hết sách Sách Giáo Khoa địa lý của các bậc trung học cơ sở, lẫn trung học phổ thông, đều có tài liệu phi lý này! [17]
Phần viết về quần đảo Hoàng Sa trong quyển II Sách Giáo Khoa, giáo trình địa lý lớp 8 của Trung Quốc. Nguồn: NXB Giáo Dục Hồ Nam.
Từ khi có đảng "Bác", những Tự Điển tiếng Việt loại này đã xuất hiện "tự do" theo ý của "Bác". Bất cứ ai cũng có thể xuất bản "độc lập", bởi có "Bác" chỉ đạo. Người cộng sản "Hạnh phúc" nhất tự xuất bản vô trách nhiệm, cũng như "Bác" vô trách nhiệm yêu đảng trên hết, tất không yêu đất nước! Chế độ độc đảng cộng sản hồ đồ đưa đất nước Việt Nam vào con đường chư hầu của Trung Cộng.
Chính "Bác" mới là thủ phạm tiêu diệt văn hóa Việt Nam, dùng văn hóa Hán để thực hiện tẩy sạch văn hóa Việt, đến nay kẻ cướp văn hóa rất tài tình, hướng dẫn lòng dân xa lánh đất nước, nhân dân thờ ơ cảnh giác, không chịu thấy những điều tệ hại của đảng "Bác". Trung Cộng cho rằng thời đại huy hoàng đã chiến thắng mặt trận văn hóa trên đất nước Việt Nam, thực sự văn hóa Hán đã ngự trị trên đất nước Việt Nam khi có đảng "Bác" mà không tốn kém một giọt máu nào!
Bất cứ ai đã đọc những cuốn Tự Điển dưới đây, đều nhận thấy được dễ dàng, tiếng Việt đã chết dưới tay Hoa Nam. Không không, đúng hơn là chết dưới tay đảng "Bác".
Ngoài bìa in đậm Tự Điển Việt Nam, trong ruột nội dung ngôn ngữ Hán toàn trị, ca tụng đảng "Bác" quang vinh "thần thánh", những Tự Điển này tuyên dương công trạng Trung Cộng cướp văn hóa Việt Nam và cả lãnh thổ, lãnh hải. Đã là tự điển mà chưa có một từ ngữ nào lý giải về những cuộc chiến tranh đẫm máu nhất trong lịch sử Việt Nam cận đại, như công hàm 14/9/1958 do "Bắc" bật đèn xanh cho Phạm Văn Đồng ký, năm 1964 sang nhượng Vịnh Bắc Bộ, năm 1974 chiến tranh Hoàng Sa, năm 1978 bán lãnh thổ tại biên giới Bắc-Đông Việt, năm 1984 bán lãnh thổ tại biên giới Việt Bắc, năm 1988 bán lãnh hải Trường Sa. Hội nghị Thành Đô ngày 3 tháng 9-1990, và 10 hiệp ước của Trương Tấn Sang ký bán "toàn diện", vào ngày 19 tháng 6 năm 2013 tại Bắc Kinh.
Ngày xưa đã có một lần Ông-Cha ta cả tin người Hán, cho mượn bộ chữ Khoa Đẩu trên mu lưng Rùa, sau khi người Hán đem về nước, tạo ra một bộ chữ mới là chữ Hán ngày nay, người Hán không trả lại mu lưng Rùa, chẳng những thế còn hủy phá phi tang, từ đó dân tộc Việt Nam mất tuyệt bộ chữ Khoa Đẩu, nếu còn ngày nay sẽ được thể cách hoá bộ chữ, mỗi ngày thăng tiến theo trào lưu văn hóa, không ngừng làm đẹp cho văn hiến của đất nước.
Hiện nay tình trạng văn hóa còn thê thảm hơn cả Ông-Cha ta ngày trước, nội dung trong những cuốn Tự Điển có hơn 55%, từ ngữ của đảng "Bác" và Trung Cộng. Nhà nước cộng sản xuất bản Tự Điển bởi mục đích hướng dẫn ca tụng Mao-Hồ, được xem một thứ thánh kinh để phật tử cộng sản tra cứu lời răng của đảng "Bác"! Không vì tra cứu để hiểu nghĩa đúng theo văn hiến Việt. Bạn đọc hãy thấy, từ chữ (A) đã có đảng của "Bác" lềnh khềnh chiếm toàn bộ tự điển.
Điển hình cho những loại tự điển này, đã chính thức đánh phá và tiêu hủy căn bản giá trị văn hóa Việt Nam. Người ta nói: "Một toa thuốc sai lầm chỉ giết chết một người, một nền giáo dục sai lầm, giết chết cả một dân tộc". Nói cho cùng, cộng sản không có một triết lý giáo dục nào đáng để khả tín, bởi chế độ nhồi sọ. Nguồn: NXB tổng hợp TP. HCM.
Mỗi quốc gia chỉ cần một bộ Tự Điển hoàn bích, 5 năm bổ túc từ ngữ mới cho hợp thời đại, đôi khi thêm nét chữ cho một từ ngữ cũng vẫn phải giữ nguyên hình ảnh "bản sắc" ngôn ngữ. Bất tất đều do Hàn Lâm Viện Ngôn Ngữ Quốc Gia chịu trách nhiệm soạn thảo, kiểm duyệt... thế mà vẫn bị những nhà kiên khảo chê trách trước nhân dân cả nước đều biết. Mỗi thành viên Hàn Lâm phải tuyên thệ trước pháp luật, chứng thực đầy đủ tư cách kiến thức, bổn phận canh tân văn hóa, và bảo tồn văn hiến nước nhà.
Trái lại Việt Nam có đảng "Bác" đức cao vòi vọi hơn thần thánh, chỉ cần lời phán ủy nhiệm quyền cho một ông nhà giáo thất học nào đó, tự kiểm duyệt, tự phát hành, tự soạn một lúc 8 bộ tự điển (Tự điển chính tả phổ thông, Từ điển tiếng Việt, Từ điển Từ và Ngữ Hán-Việt, Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Từ điển Việt-Pháp, Từ điển Pháp-Việt, Từ điển thành ngữ, tục ngữ Pháp-Việt, Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt-Pháp). "Bác" quá tài tình, chưa đến "Trăm năm trồng người) đã đạt trăm vạn lần thành quả, bất cứ ai cũng có thể làm được Tự Điển không cần đến Hàn Lâm Viện Ngôn Ngữ Quốc Gia.
Sự thực đau buồn, mỗi ngày nhìn vào văn hóa Việt Nam thấy nặng đầy những con chữ quằn quại, đau đớn, và nông nỗi hơn nữa Tự Điển lý giải một chiều, thiếu thực tế, không có tính Hàn Lâm v.v...!
Đảng "Bác" của Bộ Chính Trị, Trưởng Ban Tuyên giáo TW, Chủ tịch Hội đồng Lý luận TW, cùng nhau thực hiện "ánh sáng các giá trị văn hóa, minh triết, khoa học - Học thuyết của Chủ tịch Hồ Chí Minh", thì ra đảng "Bác" hung hăng, thực hiện "Việt diệt tuyệt thư" (越南灭绝信), ngõ hầu đưa dân tộc Việt Nam đến trước xác chết mất nước.
ÿ Huỳnh Tâm
Tham khảo:
[2] 他们无法解释究竟是谁实施援助服务,接收指令,从任何一方的请求,以及任何和所有的公共援助要经过艰难的车道人知道,因为他们创造了太多复杂的两面在每一个中国-VN的两个内部工作小组,经常提到的援助“稳定". 授权入选中国苏维埃方法, 传达战争, 越南管理者的独特视角, 但没有最终决定. 因此, 有急救的一些深层次问题,从而创造机会, 中国自己的声誉是没有必要的解释和答案来自援助,通常阻止了国际社会的任何援助生产到越南,到中国网关本身成为中国人的私有财产,所以越南是中国最大的债务国. 在这种情况下, 在北京, 胡锦涛和越南常委会在党的代表通常会建议毛泽东, 请将指标的紧急援助, 但中国引“邦交他的国际我没有辅助指标".
[4] 越南战争中, 支持该请求, 如果可能的话, 因为它是一个邻居, 兄弟, 同意支持对法国在越南, 我们从这一义务接收的斗争.
[6] 我们党认为, 援助越南战争, 只打了法国, 让人民的无限责任, 中国政府为新共产国际, 这也是原因中国人一般情况下, 各方已开始工作, 并特别明确的方向解放斗争和土地改革vv...极其困难的情况下, 但我们有决心, 支持发动战争法国.
[7] 观众不需要斯大林, 毛泽东周恩来和支持. 这个秘密行程, 所以希望, 抵达莫斯科后, 胡锦涛将更新的优势, 加强在共产国际高层位置.
[8] 莫斯科准备为您带来连问外交部苏联外交部欢迎您有需要的礼仪的国家元首, 在越南共产党的领导.
[9] Озеро тривиально достаточно авторитетный национальный лидер в международном коммунистическом блоке без этого компонента, и Хо есть чрезмерно неприличный жест.
[10] 事实, 毛泽东的推荐胡志明的只是鬼,由苏联和中国的成员谁也自1933年以来死亡.
[11] 我已经讨论了援助问题上, 毛主席将前往支援越南, 中国主要负责反法.
[12] 我们是近邻, 姐妹党, 国家希望提供军事援助, 尽可能为我们履行国际义务, 当然我个人的看法, 我希望党我已决定由国际中心联合.
[13] (Такие письма, отправленные на Сталина, Хо Ши Мин является просто обманом Напоминаем преемником внимание профиля).
[14] (Хо Ши Мин, который не русский язык грамотности. Ху копия предопределило содержание, которое является очень распространенным история шпиона). http://www.microsofttranslator.com/bv.aspx?from=ru&to=vi&a=http%3A%2F%2Fsubscribe.ru%2Fdigest%2Ftravel%2Ftowatch%2Fn802529830.html.
[15] Cục Lưu trữ Liên bang dân sự quốc gia Nga:
[16] voatiengviet.com/content/tq-dua-sach-giao-khoa-vn-ra-lam-chung-ve-chu-quyen-bien-dong/1935536.html.
[17] soha.vn/quoc-te/trung-quoc-day-gi-trong-sach-giao-khoa-20140609104633559.htm