Tiến trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990 - Chương 22/26 (Huỳnh Tâm)

Tái diễn những hiệp ước bất minh chủ quyền


Ngày 25 tháng 6 Năm 2004, đảng Cộng Sản Trung Hoa công bố: "Cuộc họp lần thứ X của Quốc dân đại hội khóa X bỏ phiếu về việc phê duyệt "Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phân định phía Bắc Vịnh (Vịnh Bắc Bộ) và vùng lãnh hải (Hoàng Sa và Trường Sa) Việt Nam thỏa thuận đặc quyền kinh tế và phân định thềm lục địa" như quyết định trước đây, Việt Nam họp lần thứ năm Đại hội XI . Thứ ba ngày 15 tháng 6 Năm 2004, đã thông qua một nghị quyết phê duyệt các thỏa thuận. Tại thời điểm này, "Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ" giữa Trung Quốc và Việt Nam đã được hoàn thành trong quá trình tố tụng…..".

Từ ngày 25 tháng 6 năm 2004 mãi cho đến nay (2011) không thấy Bộ Ngoại Giao nhà nước đảng CSVN lên tiếng, có lẽ bộ máy chính trị đảng bị thụt lưỡi sợ Bắc Kinh rồi chăng ? Tiếp theo đảng Cộng Sản Trung Hoa công bố như một đảng Hải Phỉ: "Việt Nam, nằm ở phía Tây Bắc Biển Đông là một vịnh bán kính giáp đảo Hải Nam của Trung Quốc, bao quanh bởi trong diện tích đất và Biển khoảng 12.800.000 km². Phía Tây Nam của Trung Quốc cùng chung một làn nước biển. Đây là tiềm năng của biển, tài nguyên vô tận, như dầu khí, sinh vật, cũng là một khu vực đánh cá nổi tiếng của nhân dân Trung Quốc…..".

Lại một lần nữa nhà nước và đảng CSVN làm ngơ, ít nhất cũng phản ứng nửa lưỡi, ở đây nhà nước VN lấy thái độ mắt không thấy tai không nghe, một đôi lời than van với đất nước cũng không có. Quả là vô hạnh cho dân tộc Việt Nam vì đảng CSVN ăn phải trái cấm khẩu của Trung Hoa.
Sau hậu trường chính trị của đảng CSVN, có con dâu tằm Trung Cộng ngấm ngầm xoáy từng lãnh thổ, lãnh hải của đất nước Viết Nam, Bắc Kinh không che dấu tham vọng của mình "cướp đất liền, biển Đông VN" Một khi nói đến chủ quyền quốc gia, ít nhất đảng CSVN phải chiếu theo Hiệp Ước Thiên Tân Pháp-Thanh ký vào ngày 27 tháng 6 năm 1885. Chứng minh phân định Vịnh Bắc Bộ đã có lịch sử 153 năm và hướng dẫn cho Trung Cộng thấy cột mốc tại Vịnh Bắc Bộ vẫn còn đó. Đừng để đảng CS Trung Cộng gào thét rằng: "Thế kỷ trước 70 năm, không có phân định Vịnh Bắc Bộ cho nên ngư dân hai quốc gia tranh nhau không phân biệt đường lãnh Hải. Nhất là thiết bị của ngư dân Trung Quốc rất tốt đánh bắt cá thuận lợi. Cho nên Việt Nam thấy bất lợi bắt đầu có biện pháp kiểm soát, thậm chí chụp hình, vũ trang tàu đánh cá tịch thu tàu ngư nghiệp của Trung Quốc. Tuy Ta và Việt Nam đã có quan hệ tốt hơn, nhưng ngư dân hai bên vẫn tranh chấp, không thể chấp nhận được, về phía Việt Nam liên tục bắt giữ tàu đánh cá của Trung Quốc".
Trên thực tế tàu thuyền đánh cá của ngư dân Trung Hoa có vũ trang xăm phạm lãnh hải VN. Đến năm 1974, hai đảng Việt Cộng và Trung Cộng bắt đầu đàm phán về phân định Vịnh Bắc Bộ, nhằm cụ thể và bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, tiếp theo Trung Cộng đã chưa hài lòng, vào năm 1990 quyết định "Hội nghị bí mật Thành Đô", hai nước ký thêm hiệp nghị "hiệp ước biên giới đất liền 1999", bỗng dưng tăng tốc các cuộc đàm phán mới. Ngày 25 tháng 12 năm 2000, hai nước đồng ký "Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ký hiệp ước phía bắc Vịnh vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và phân định thềm lục địa. Hai đảng CS đồng thỏa thuận....". Người dân Việt Nam hoàn toàn không hay biết Hiệp Ước này ! Ngoài phần mở đầu thỏa thuận cuối cùng tổng cộng 11 lần đàm phán, đầu tiên Trung Cộng buộc trói đảng Việt Cộng, phải công nhận cơ sở cả quy ước pháp luật của Trung Cộng tại Vịnh Bắc Bộ và phân định rõ ràng về phạm vi của Hiệp định. Chúng tôi có phổ biến phần sau trong bài này, Trung Cộng còn kêu gào: "Trung Quốc thắng lợi bởi 21 điều kiện có điểm tọa độ, nhờ vòng tròn đàm phán đem vùng biển Vịnh Bắc Bộ về đất nước Trung Quốc". Trung Cộng đã thực sự chiếm được thế thượng phong về biên giới lãnh hải gọi là "Vùng đặc quyền kinh tế và ranh giới thềm lục địa", cho thấy Việt Cộng tự ý thỏa thuận đồng nghĩa dâng đất nước này cho Trung Cộng, còn một khác Việt Cộng âm thầm nhượng quyền khai thác Dầu Khí cho Trung Cộng đến bờ biển Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam, kể cả nguồn tài nguyên khí đốt, khoáng sản và sử dụng các nguyên tắc bảo tồn nguồn tài nguyên sinh học và các vấn đề khác. Cho đến ngày 16/06/2011 nhân dân Việt Nam vẫn chưa biết hai đảng Việt Cộng và Trung Cộng đi đêm và đã thông qua thỏa thuận nào để phân định ranh giới hàng hải tại Vịnh Bắc Bộ !
Nhân dân VN cũng nên biết các vấn đề phân giới và cắm mốc thủy sản Biển Đông. Tranh chấp ngư nghiệp tại Vịnh Bắc Bộ giữa dân sự Trung Quốc và Việt Nam là một tranh chấp có tính toán của Trung Cộng, cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt cá tại Vịnh Bắc Bộ kể cả Biển Đông. Đương nhiên nhà nước và Việt Cộng vô tư không công bố những địa điểm có tọa độ đã ký trong "Hiệp Ước Biên Giới Việt Nam" với Trung Quốc vào ngày 01 tháng 01 năm 2009. Nếu Việt Cộng công bố thì bất lợi và hậu quả khó lường trước, chính người trong đảng Cộng Sản phụ trách cắm mốc nói: "BCT/BCH TƯ Việt Cộng bán "hiệp ước Vịnh Bắc Bộ". Nếu mai này Hải quân Trung Cộng khép lại Vịnh Bắc Bộ, lúc đó Việt Cộng có cớ nói rằng Trung Cộng xâm lăng, thế là Việt Cộng lau tay sạch sẽ không để lại vết tích cho nhân dân Việt Nam hay biết, cái trò chơi bán nước tinh vi của này". Ngoài ra, còn các thỏa thuận không thành văn giữa hai đảng, cho phép ngư dân Trung Hoa đánh bắt cá trong trong Vịnh Bắc Bộ với những ràng buộc theo luật đại Hán.
Giữa hai đảng Việt Cộng và Trung Cộng đã phân định các vấn đề nghề cá của dân sự vào giải pháp đi kèm với điều lệ đại Hán, do đó mới có "Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ" và "Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ". Dễ hiểu hơn "Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ" đã thi hành, còn "Hiệp định hợp tác nghề cá" cũng đã hiệu lực theo quy ước song phương của hai đảng Việt Cộng và Trung Cộng. Bất lợi nhất cho ngư dân Việt Nam không biết trời tối sáng của Vịnh Bắc Bộ. Nhân dân và ngư dân Việt Nam cứ tưởng rằng "Hiệp định hợp tác nghề cá" tại Vịnh Bắc Bộ là lương thiện, chứ nào ngờ họ che mắt Nhân dân Việt Nam để tìm một giải pháp chạy tội và trốn tránh lịch sử Việt Nam vì lợi ích riêng bỏ mặc đất nước.

Việc đã ký kết các hiệp ước ngầm với Trung Cộng, nếu đem ra thông qua Quốc hội Việt Nam, chỉ là một trò chơi nghị gật gù của Việt Cộng. Trước mắt Việt Cộng cần ổn định lâu dài của đảng và có những thuận lợi khác, như thúc đẩy phát triển quan hệ giữa Trung Cộng và Việt Cộng đã bảo đảm "Đảng còn Nước mất" mặc kệ bay, tất cả vì phù hợp với lợi ích cá nhân và ổn định chính trị cho huynh đệ Việt Cộng và Trung Cộng.
Trung Cộng thừa cơ hội này, đề xuất táo bạo hơn, họ khuyến khích một lượng lớn tàu thuyền đánh cá truyền thống trong sông rạch đẩy ra khơi lớn, từ các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông và Hải Nam thành một tác động sản xuất thủy sản, thành lập nhiều tập đoàn ngư nghiệp. Trước 1975 các tỉnh trên chỉ có hơn 6.640 tàu thuyền đánh cá hoạt động ở phía Bắc miền Tây vùng Vịnh, ngày nay các tỉnh trên với một lực lượng gấp đôi 13.200 tàu thuyền đánh cá, họ còn có vũ khí để tiếp cận những quốc gia lân cận. Họ đang tung hoành vùng biển Đông và làm chủ Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam. Đặc biệt 69% tàu thuyền đánh cá của tỉnh Hải Nam hoạt động tại Vịnh Bắc Bộ, theo hiệp ước "Hợp tác đánh bắt cá theo thỏa thuận", Việt Cộng còn bán bãi biển cho thương gia Trung Hoa, đây mới chính là một tai họa khủng khiếp cho Việt Nam, nó sẽ xuất hiện sau khi Trung Cộng thôn tính được lưỡi Bò Biển Đông.
Một lo ngại khác, cuối năm 2002 tỉnh Hải Nam loại bỏ 570 tàu đánh cá cũ, đến đầu năm 2003 tỉnh Hải Nam mua 1.984 tàu thuyền đánh cá trang bị tối tân nhất cho ngành thủy sản, với một lực lương 1,8 triệu ngư dân, từ năm 2006 cho đến nay (2011) trên biển Đông và Vịnh Bắc Bộ có đến 3.976 tàu thuyền Trung Hoa hoạt động ra vào như chốn hoang vu. Việt Cộng sẽ đối phó thế nào với 3.976 tàu thuyền lạ có trang bị vũ khí trong lãnh hải của Việt Nam? Trong khi ấy tàu thuyền của ngư dân Việt Nam nằm ụ trên bờ, nhà nước Việt Nam khuyến khích ngư dân chuyển đổi hành nghề, có phải đây là một dự án của Việt Cộng dành riêng cho ngư dân Việt Nam rảnh rổi thôi nghề ?

Cột móc Hiệp Ước Thiên Tân 1958 chừng tích lịch sử biên giới lãnh hải tại cửa biển Bắc Luân ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ.

Việt Cộng ký những hiệp ước bán nước tinh vi.
Việt Cộng và Trung Cộng đã đàm phán biên giới lãnh thổ và lãnh hải kéo dài 22 năm, từ ngày 30 tháng 12 năm 1999 đến cuối năm 2003 đã ký hiệp ước khung "Trung-Việt hiệp định biên giới đất liền". Phân giới cắm mốc đã được hơn một nửa của hai bên và tạm xác định được. Và đang tiếp diễn âm thầm đi từng bước, kể cả cắm mốc lại đất liền, Vịnh Bắc Bộ, Biển Đông và ngày không xa sẽ có "Hiệp ước thềm lục địa".
Cho đến nay giữa lãnh hải của Việt Nam và Trung Hoa trên vùng biển Đông còn tranh chấp bằng hình thức "kẻ đi qua người nhắm mắt". Buồn nôn nhất là vào năm 1995 Việt Cộng thành lập "Hội đồng chuyên gia trên biển" để đàm phán và tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cuối cùng cơ chế tham vấn này sống chưa đến 3 ngày trở thành một bóng ma, để lại các vấn đề hàng hải cho Trung Cộng thực hiện mưu đồ riêng v.v… Nhấn mạnh cho đúng hơn, thay vì Việt Cộng làm những việc không nên làm, bởi nó là hội đồng chuyên gia bán Biển Đông, cơ chế này theo nguyên tắc thoả thuận nhượng đất-biển cho Trung Cộng hoạt động quá bí mật ! Chính BCT/BCH TƯ Việt Cộng chưa hề thông qua nhân dân Việt Nam, tự ý tùy tiện lấy quyết định, giải quyết biên giới, sau đó thấy giải pháp không lợi cho cá nhân quan đảng bỏ chạy ! đây là một hình thức đứng trên đầu dân tộc Việt Nam từ năm 1945-2015 và sẽ tiếp tục

Hiệp định biên giới Việt Nam và Trung Hoa.
Ngày 01 tháng 01 năm 2009. Hai Ủy ban Thường vụ phê duyệt (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đồng thông qua "hiệp ước biên giới đất liền", và "Vịnh Bắc Bộ". Theo thỏa thuận quyết định và hiệu lực từ ngày 25/6/2004 trên vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và phân định thềm lục địa của Việt Nam. Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần thứ X Trung Cộng, quyết định phê duyệt bởi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Đường Gia Tuyền (Tang Jiaxuan) cùng mệnh toàn quyền Nguyễn Duy Niên  ngày 25 tháng 12 năm 2000 tại Bắc Kinh "Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thỏa thuận cắt Vịnh Bắc Bộ, lãnh hải thành vùng đặc quyền kinh tế và phân định thềm lục địa v.v…."

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đồng công bố chung hiệp ước biên giới.
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gọi tắt hai bên ký kết, cho việc củng cố và phát triển của hai nước và hai dân tộc Việt Nam-Trung Hoa, cùng láng giềng quan hệ truyền thống, duy trì và thúc đẩy sự ổn định và phát triển của Vịnh Bắc Bộ, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, hai bên cùng có lợi lẫn nhau không can thiệp vào công việc nội bộ, bình đẳng và dựa trên nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, hiểu biết lẫn nhau biên giới, tư vấn thân thiện, giải pháp công bằng và hợp lý cho vấn đề theo tinh thần của Vịnh Bắc Bộ.

Chiếu theo các điều khoản sau đây:
Điều I :
Thứ 1, các bên ký kết theo hiệp ước 1982 "của Liên Hiệp Quốc UNCLOS," được công nhận nguyên tắc của luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế, có tính đầy đủ của Vịnh Bắc Bộ trên cơ sở của tất cả các trường hợp liên quan, phù hợp với nguyên tắc công bằng thông qua hiệp thương hữu nghị, xác định phần biên giới Trung Hoa ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ, vùng đặc quyền kinh tế và ranh giới thềm lục địa.
Thứ 2, trong Hiệp định này, là ở phía bắc lãnh thổ đất của Trung Quốc và Việt Nam bờ biển, bờ biển phía đông của đảo Hải Nam, Trung Quốc bán đảo Lôi Châu và bờ biển phía tây của lục địa Việt Nam bao quanh bởi vịnh nửa kín, phiá Nam biên giới là từ tọa độ địa lý vĩ độ 18 độ 30 phút 19 giây kinh độ Đông 108 độ 41 phút 17 giây. Các cạnh bên ngoài các điểm của Trung Quốc đảo Hải Nam, nổi bật nhất bờ biển Việt Nam trên địa lý tọa độ của vĩ độ 16 độ 57 phút và 40 giây, kinh độ 107 độ 08 phút 42 giây, các đường thẳng nối các điểm. Hai bên nay ký kết để xác định, phân định phạm vi Hiệp định thành phần khu vực.
Điều II :
Hai bên đồng ý rằng hai nước ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ, vùng đặc quyền kinh tế và ranh giới thềm lục địa của 21 điểm ranh giới sau đây được kết nối bởi các đường thẳng tuần tự xác định tọa độ địa lý của nó như sau:
Vịnh Bắc Bộ ranh giới lãnh thổranh giới Khu kinh tế.
Điều III :
Thứ nhất, hiệp định này được cung cấp cho các điểm ranh giới thứ hai 1-9 trong những điểm quan trọng là đường phân chia giữa các ranh giới lãnh hải trong Vịnh Bắc Bộ.
Thứ hai, theo đoạn đầu tiên của ranh giới lãnh thổ bởi theo hướng thẳng đứng trên vùng lãnh hải, đáy biển và lòng đất.
Thứ ba, trừ trường hợp có thỏa thuận của các bên, bất kỳ thay đổi về địa hình không thay đổi theo đoạn đầu tiên của các điểm ranh giới 1-7 của ranh giới lãnh hải giữa các điểm biên giới hai quốc gia.
Điều IV :
Các quy định của Điều II của Hiệp định này, trong 9 đến 21 điểm đầu tiên của ngành công nghiệp các điểm ranh giới giữa hai nước trong vùng đặc quyền kinh tế Vịnh Bắc Bộ và thềm lục địa của giới tuyến.
Điều V :
Các quy định của Điều II của Hiệp định này, các điểm ranh giới 1-7 của ranh giới lãnh hải giữa các điểm biên giới hai được vẽ với các đường màu đen ở hai bên là đồng, quy mô hệ thống đo cho mười nghìn cổng Bắc Luân bản đồ chuyên đề, những 7 điểm đầu tiên đến 21 điểm ngành công nghiệp của hai nước vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ranh giới được vẽ với các đường màu đen của các bên ký kết lại theo hệ thống đo lường chung, một trong những bản đồ địa lý toàn phần. Ranh giới là đường đất.
Cảng Bắc Luân và Vịnh Bắc của bản đồ chuyên đề đầy đủ hình ảnh cho thấy hình ảnh của Hiệp định này. Bản đồ sử dụng tọa độ ITRF-96. Các quy định của Điều II của Hiệp định này, địa lý tọa độ của tất cả các điểm mà họ đã được tất cả được lấy từ số tính trên của bản đồ. Sự phân chia giữa các quy định của Hiệp định này được vẽ trên bản của Hiệp định này, theo minh họa.
Điều VI :
Các bên ký kết sẽ tôn trọng người khác được xác định theo quy định của Hiệp định này, hai nước ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của chủ quyền và quyền tài phán.
Điều VII :
Nếu có dầu, khí đốt hoặc mỏ khoáng sản khác một đơn địa chất cấu trúc trong các quy định của Điều II của Hiệp định này, các đường phân chia, các Bên ký kết phải thông qua tư vấn thân thiện đối với xây dựng, phát triển các mỏ khoáng sản trong việc chia sẻ hiệu quả nhất và công bằng của thoả thuận lợi ích phát triển.
Điều VIII :
North Bay, các Bên đồng ý với việc sử dụng hợp lý tài nguyên sinh học và phát triển bền vững và vùng đặc quyền kinh tế giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ quản lý tài nguyên sinh học, bảo tồn và sử dụng tư vấn về các vấn đề liên quan đến hợp tác.
Điều IX :
Theo Hiệp định giữa Vịnh Bắc Bộ của vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và phân định thềm lục địa của ranh giới giữa các bên liên quan đến các quy tắc của luật pháp quốc tế ở vị trí của Luật Biển không gây bất kỳ ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng nào.
Điều X :
Các bên về việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp định này phát sinh từ bất kỳ tranh chấp thông qua hiệp thương hữu nghị và các cuộc đàm phán sẽ được giải quyết.
Điều XI :
Hiệp định này được sự chấp thuận của các Bên tham gia, và kể từ ngày trao đổi văn kiện phê chuẩn. Trao đổi văn kiện phê chuẩn tại Hà Nội.
Hiệp định này ký kết Ngày 25 Tháng 12 Năm 2000 tại Bắc Kinh, thành hai bản, ngôn ngữ Trung Quốc và Việt Nam, cả hai văn bản có giá trị như nhau.
Cộng Hòa Trung Quốc
Mệnh toàn quyền
( Ký tên )
Đường Gia Tuyền (Tang Jiaxuan)

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Mệnh toàn quyền
(Ký tên)
Nguyễn Duy Niên

Trong văn bản Hiệp định này có cả thảy 11 điều, xét thấy toàn là bất lợi cho đất nước Việt Nam, cho thấy những lố bịch và hồ đồ trong một hiệp định quan trọng mất nước, có liên quan, kết hợp và tương đồng của kẻ cúi đầu dâng hiến cho người cướp chạy. Việt Cộng dâng hiến cho Trung Cộng phần đất trong nội địa và lãnh hải của Việt Nam. Theo Trung Cộng công bố: "Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thay mặt Quốc dân Đại hội, Ủy ban Thường vụ phê duyệt Vịnh Bắc Bộ và vùng lãnh hải, nằm trong đặc quyền Kinh tế và phân định Thềm Lục Địa rộng rãi, được hai đảng Việt Cộng và Trung Cộng đồng thỏa thuận". Bởi quyết định: "Phát sinh chiến tranh biên giới của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (gọi tắt là Trung Cộng) và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gọi tắt là Việt Cộng). Vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 đến ngày 16 tháng 3 năm 1979 Trung Quốc chống lại để "tự vệ" dân sự…..".

Não trạng Trung Cộng mô tả chiến tranh Việt Nam qua từ ngữ "rộng rãi" ám chỉ sau khi xung đột chiến tranh với Việt Nam, thì đất nước Trung Quốc đã được lớn hơn và đảng Trung Cộng luôn nhấn mạnh cuộc chiến tranh từ năm 1979 đến năm 1989. Trong văn bản của hiệp ước "Trung Cộng sử dụng quân đội để "t vệ" dân sự…." thế mà đảng Cộng Sản Việt Nam chấp nhận ký vào văn bản một cách rất vui mừng cho đây cuộc thắng lớn (bán nước thành công).

Trên thực tế Trung Cộng là kẻ cướp lân bang, đảng Cộng Sản Việt Nam là kẻ mời cướp vào nhà, cho nên các lực lượng vũ trang Trung Cộng thu hồi quân trong vòng một tháng, để lại cho Việt Nam một miền đồng hoang, cảnh vật và người tiêu điều xơ xác. Từ đó đến nay Trung Cộng vẫn tha hồ nhâm nhi từ từ một số thành phố quan trọng ở 6 tỉnh miền Bắc Việt Nam. Trung Cộng nắm lấy nhiều cơ hội nhờ nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam cung cấp tin tình báo, đúng ngày 17 tháng 2 năm 1979 phát pháo khởi đầu chiến tranh, đúng ba tháng sau Trung Cộng chiếm toàn bộ trong phần đất lãnh thổ biên giới của Việt Nam và kéo dài đến mười năm sau (1979–1989) Việt Cộng-Trung cộng mới định lại tọa độ chiến trường rồi ngồi lại đàm phán phân chia biên giới, Việt Cộng-Trung cộng là "anh em" tạo ra chiến tranh chỉ là một mưu kế đưa đến sự kiện tiện lợi cho kẻ mua người bán nước Việt Nam.

Hiệp nghị lần thứ nhất hai đảng Việt Cộng-Trung cộng đồng thuận ký kết tổng cộng 1.373 trụ cột mốc biên giới, phần đất Việt Nam bị mất 10.984km². Gồm tài nguyên thiên nhiên, rừng vàng, bạc biển, đất khoáng sản, dầu khí và một phần nhân dân tại biên giới miền núi Tây Bắc. Việt Cộng hạ bút ký, địa lý Việt Nam âm thầm thay đổi, một điểm đen trong cuộc chiến biên giới với Trung Cộng, thế mà đảng CSVN bưng bít không để một tin tức nào lọt qua khỏi vách lá, cho đến hôm nay người dân Việt Nam vẫn còn mù mờ về biên giới không biết mất hay còn! Thực sự Việt Nam đã bị thua đậm, mất quá nhiều, nhất là những điểm tọa độ chiến lược, tài nguyên quốc gia và một phần nhân dân miền Sơn cước phải biệt ly ải đầu Tổ Quốc Việt Nam.

Trớ trêu thay Trung Cộng trở cờ buộc Việt Nam ngồi vào hiệp nghị lần thứ hai, đàm phán tứ tung cuối cùng Việt Cộng đưa tay phát biểu dâng hiến thêm cho Trung Hoa 162 trụ cột mốc, tổng cộng 1.534 trụ cột mốc, phần đất bị mất 12.272km². Gồm tài nguyên thiên nhiên, rừng vàng, bạc biển, đất khoáng sản, dầu khí, canh địa, dân cư, sông ngòi bước theo chân đàm phán đi về Trung Cộng. Lần này Trung Cộng không mất một viên đạn nào cũng vẫn thắng lớn, nhờ có lách khe nước rỉ tin tình báo trong nội bộ Việt Cộng về chiến trường Cambodia.

Kẻ cướp quen tay, buộc Việt Cộng ngồi vào hiệp nghị lần thứ ba, Việt Nam tự động dâng hiến 466 trụ cột mốc, lần này dâng hiến gấp 3 lần trước, tính theo hiệp nghị lần thứ 2. Trung Hoa được hưởng tổng cộng 1.941 trụ cột mốc, nằm trong phần đất lãnh thổ Việt Nam bị mất lên đến con số 15.528km². Theo tình báo Hoa Nam cho biết Việt Cộng bán cho Trung Cộng 466 cột mốc với giá 4,5 tỷ USD. Gồm tài nguyên thiên nhiên, rừng vàng, bạc biển, đất khoáng sản, canh địa, dân cư, sông ngòi, cửa biển, dầu khí, ruộng vườn, điền thổ và mất trắng trên 4 triệu nhân dân Việt Nam sống tại tại 6 tỉnh biên giới tự động trở thành công dân Trung Hoa ! Trên thực tế Việt Nam mất gấp đôi lãnh thổ, chúng tôi sẽ công bố sự thực lãnh thổ bị mất vào những bài sau.

Cuộc chiến tranh biên giới của Việt Nam, Trung Cộng để lại một cảnh tàn phá hãi hùng nhất lịch sử của 6 tỉnh như Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Tiếp theo sau đó một bi kịch khác đất nước Việt Nam trở thành hèn nhát, bởi Việt Cộng đứng đằng sau câu chuyện hậu trường phân giới cắm cột mốc.
Huỳnh Tâm