VIỆT CỘNG LUÔN TRUYÊN TRUYỀN RẰNG HỒ CHÍ MINH ĐƯỢC UNESCO PHONG LÀ DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI (năm 1990).
NHƯNG TẠI SAO CHÚNG CHƯA BAO GIỜ ĐƯA RA KHOE TRƯỚC CÔNG CHÚNG BẰNG TƯỞNG LỤC NÀY?
Mỗi khi có bất cứ chuyện gì lớn hay nhỏ, Việt cộng không bao giờ im lặng bỏ qua chuyện lễ hội ồn ào trống kèn, để đánh bóng cho một chế độ mục rữa, thối nát và đầy rẫy tuyên truyền lừa bịp của chúng.
Hà Nội receives UNESCO world heritage certificate for doctoral steles
Hà Nội nhận được giấy chứng nhận di sản thế giới của UNESCO cho Bia Tiến Sĩ
Gióng Festival’s Heritage certificate received
Giấy chứng nhận Di sản Lễ hội Thánh Gióng:
http://hanoi1000yrs.vietnam.gov.vn/Home/Giong-Festivals-Heritage-certificate-received/20111/4943.vgp
1000th Thang Long-Hanoi celebration anniversary begins
(UNESCO) trao giấy chứng nhận công nhận Hoàng thành Thăng Long - Di sản văn hóa thế giới.
Thế thì cái Giấy Chứng Nhận, hay gọi là Bằng Tưởng Lục của UNESCO nếu vinh danh cho Hồ chí Minh, mà Việt cộng hơn 20 năm qua đã "khiêm tốn" không muốn mang ra khoe, hiện đang "cất dấu" ở đâu, .???:))
Trong danh sách 55 huy chương vinh danh các danh nhân và tưởng niệm các sự kiện lịch sử thế giới của UNESCO.
Hoàn toàn không có tên Hồ Chí Minh.
Năm 1989, UNESCO chỉ vinh danh 100 năm sinh nhật Thủ tướng Jawaharlal Nehru của Ấn Độ, với huy chương dưới:
Danh sách đầy đủ của UNESCO gồm 55 huy chương vinh danh các danh nhân
và tưởng niệm các sự kiện lịch sử thế giới:
Sau khi nhận được comment của bạn
"sen linyu" ở cuối bài với đường LINK dẫn:
[ Nhân chuyến thăm này, Tổng Giám đốc UNESCO đã trao tặng phía Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh cuốn sách văn bản Nghị quyết của Đại hội đồng UNESSCO khóa 24 họp từ 20/10 đến 20/11/1987.Trong đó có Nghị quyết 18.65 ghi tại trang 134 và 135 về việc tôn vinh Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới.].....Trả lời comment ở dưới bài của "sen linyu" :
Đây là TRAO TRẢ LẠI hồ sơ tập sách văn bản nghị quyết đề nghị vinh danh của chính phủ Việt Nam đã nộp lên UNESCO, và UNESCO đã bác bỏ, không thông qua . Chứ không phải là Trao Bằng Công Nhận Vinh Danh ... Việt cộng lại tiếp tục chơi chữ để lừa bịp dân ngu lần nữa với bản tin này.
Việt cộng tiếp tục xảo trá, lừa gạt qua:
Việc kỷ niệm 100 năm ngày sinh HCM và kèm theo những đoạn văn mập mờ kèm theo :
... Khóa họp Ðại Hội đồng UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (tiếng Anh: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization, viết tắt UNESCO) lần thứ 24 tại Pa-ri, từ ngày 20-10 đến 20-11 năm 1987, đã thông qua Nghị quyết 24C/18.65 về Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là
"Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam",
vào năm 1990.
Và cũng không đưa dẫn một Bằng Chứng Nhận nào của UNESCO về việc vinh danh HCM !!!
Về nghị quyết của UNESCO vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh
Dùng kiểu nói lập lờ nhằm qua mặt các đại diện UNESCO, và mục đích chính là để đánh lừa người nghe:
Trong lễ khai mạc kỷ niệm 1000 năm Thăng Long,Bí Thư Trung Ương Hà Nội, Phạm Quang Nghị đã lắt léo "chơi chữ" khi phát biểu :
"Hồ Chí Minh được nhân loại tôn vinh anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới...."
Phạm Quang Nghị đã không dám nói trực tiếp là : (UNESCO vinh danh Hồ Chí Minh)
Dùng kiểu nói lập lờ như thế nhằm qua mặt các đại diện UNESCO, và mục đích chính là đánh lừa được người trong nước khi nghe có cảm tưỏng rằng Hồ Chí Minh đã thật sự được UNESCO tôn vinh là danh nhân văn hóa thế giới, vì PQ Nghị đã phát biểu lời này ngay trước mặt Bà Irina Bokova, tổng giám đốc UNESCO. Bà Bokova đã không hề biết nên công chúng sẽ suy diễn rằng ( Bà Bokova: IM LẶNG KHÔNG PHẢN ĐỐI CÓ NGHĨA LÀ ĐỒNG Ý, XÁC NHẬN )
Hồ Chí Minh thật sự sinh ngày, tháng, năm nào ?
Chính vì cái lý lịch ngày sinh mập mờ cuả HCM .Đó là nguyên nhân chính mà UNESCO vào năm 1990 đã quyết định hủy bỏ,không hề công nhận hay vinh danh cho HCM theo yêu cầu đề nghị (NGHỊ QUYẾT VINH DANH HCM của Bộ ngoại giao CSVN đưa ra năm 1990)
UNESCO đã xác định là không hề xem HCM là một danh nhân văn hoá như các báo và truyền thông CSVN đã tuyên truyền bịa ra nhằm lừa gạt nhân dân trong nước bao lâu nay.
1) UNESCO đã HUỶ BỎ NGHỊ QUYẾT VINH DANH và
UNESCO đã xác định là không hề xem HCM là một danh nhân văn hoá như các báo và truyền thông CSVN đã tuyên truyền bịa ra nhằm lừa gạt nhân dân trong nước bao lâu nay.
1) UNESCO đã HUỶ BỎ NGHỊ QUYẾT VINH DANH và
2) TỪ CHỐI KHÔNG THAM DỰ (Lễ kỷ niệm 100 năm Hồ Chí Minh) và
3) KHÔNG CÔNG NHẬN Hồ chí Minh là danh nhân Thế giới khi Chính Phủ Hà Nội đã mời tham dự lễ kỷ niệm 100 năm sinh nhật Hồ Chí Minh vào năm 1990.
http://portal.unesco.org/en/ev.php-URL_ID=29008&URL_DO=DO_TOPIC&URL_SECTION=201.html
http://www.rfa.org/vietnamese/people_stories/Has_UNESCO_honored_HoChiMinh_NAn-05192008110454.html?searchterm=None
http://www.rfa.org/vietnamese/people_stories/Has_UNESCO_honored_HoChiMinh_NAn-05192008110454.html?searchterm=None
Nghị quyết của UNESCO về trường hợp ông Hồ Chí Minh:
http://unesdoc.unesco.org/images/0007/000769/076995E.pdf
Phóng ảnh bức thư tiếng Pháp của Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam gửi tổng giám đốc UNESCO
Phóng ảnh bức thư tiếng Pháp của Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam gửi tổng giám đốc UNESCO
http://www.rfa.org/vietnamese/people_stories/HoChiMinh2.pdf
Phóng ảnh bức thư tiếng Việt của Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam gửi tổng giám đốc UNESCO
Phóng ảnh bức thư tiếng Việt của Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam gửi tổng giám đốc UNESCO
http://www.rfa.org/vietnamese/people_stories/HoChiMinh.pdf
UNESCO đã từng đính chính và xác nhận việc ĐÃ KHÔNG và CHƯA BAO GIỜ vinh danh cho Hồ Chí Minh để trả lời với một số báo chí ngoại quốc và cảĐài phát thanh RFA những năm trước đây.
UNESCO đã từng đính chính và xác nhận việc ĐÃ KHÔNG và CHƯA BAO GIỜ vinh danh cho Hồ Chí Minh để trả lời với một số báo chí ngoại quốc và cảĐài phát thanh RFA những năm trước đây.
(NGHỊ QUYẾT VINH DANH HCM (Pháp ngữ) của Bộ ngoại giao CSVN đưa ra năm 1987)
Võ đông Giang |
Thông lệ của UNESCO:
Câu chuyện bắt đầu với ngày sinh của ông Hồ và thông lệ của UNESCO,là tưởng niệm ngày sinh thứ 100, hay chia chẵn cho 100, của những nhân vật kiệt xuất của các nứơc thành viên, theo đề nghị từ các nứơc ấy, nên trứơc hết, thiết tưởng phải nói về ngày sinh của ông Hồ, mặc dù ai cũng nói rằng ông sinh ngày 19 tháng năm năm 1890.
Nhà báo Bùi Tín nói:“Tôi theo dõi vấn đề này đến 15 năm nay và hiện nay tôi cũng vẫn chưa xác định được ngày sinh đúng của ông Hồ là ngày nào, bởi vì ổng khai đều là chính thức cả đến 5 chỗ, mà 5 chỗ đó là 5 ngày sinh khác nhau.
Và ngày sinh gốc thì ngay sổ sinh ở quê ổng là làng Kim Liên cũng là khác, theo ngày âm lịch mà chuyển sang (dương lịch) cũng không phải là Ngày 19-5-1890.
Thế rồi ngày mà ổng sang Moscow đáng lẽ phải khai đúng với Quốc Tế Cộng Sản III (Đệ Tam Quốc Tế) cũng lại khai khác đi là Tháng 4 chứ không phải là Tháng 5.
Thế rồi đến ngày khi ở Pháp khi ổng trả lời phỏng vấn trên tờ Le Paria với tờ L'Humanité cũng lại khác nữa.
Cho đến nay thì tôi nghĩ là không ai có thể chứng minh được ngày sinh chính thức của ông Hồ là ngày nào, nhưng chỉ biết đích xác Ngày 19 Tháng 5 là một ngày giả.”
Những vận động của CS Hà Nội
Sau khi đề nghị Đại hội đồng khóa 24 của UNESCO thông qua nghị quyết kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của ông Hồ, và ghi tên ông Hồ vào danh sách danh nhân thế giới sẽ đựơc tổ chức kỷ niệm vào năm 1990.
Đề nghị ấy đựơc đại hội đồng khóa 24 của UNESCO chấp thuận và phần bịên minh của ông Võ Đông Giang được ghi nguyên văn trong bản nghị quyết. Văn bản này đựơc ghi lại trong hồ sơ lưu trữ của đại hội đồng khóa họp thứ 24 tại Paris từ 20 tháng 10 đến 20 tháng 11 năm 1987, ở trang 134, mục 18.65, và phóng ảnh đựơc đính kèm.
@Đường link và hình chụp văn bản ở trên dẫn tới hồ sơ này để các bạn dễ tham khảo.
Phần cuối bản nghị quyết đề nghị tổng giám đốc UNESCO có các bứơc đi thích hợp để kỷ niệm ngày sinh thứ 100 của chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời hỗ trợ các họat động kỷ niệm đựơc tổ chức nhân dịp này, nhất là với những họat động ở Việt Nam.
Như vậy, nghị quyết vinh danh ông Hồ Chí Minh của UNESCO là có thật, theo đề nghị của phái đòan Việt Nam và dựa trên những điều phái đòan Việt Nam đưa ra để biện minh. Cùng với ông Hồ, còn có một số nhân vật khác, trong đó ở Á Châu, có ông Nehru của Ấn độ. Vấn đề thứ hai là UNESCO, nhất là ông tổng giám đốc đã thực hiện nghị quyết ấy thế nào, vì từ khi có nghị quyết đến khi dự trù thực hiện, còn gần ba năm nữa.
Cộng đồng người Việt Hải ngoại phản đối:
Tiến sĩ Nguyễn Văn Trần kể lại:
Khi chúng tôi ở Paris hay tin được có cái quyết định vừa được ban hành thì anh em chúng tôi ở Paris lập tức họp lại với nhau và thảo luận cái phương pháp nào, tìm cách chống lại nghị quyết của UNESCO.
Xét đến 2 tư cách :
1) Hồ Chí Minh là một nhà văn hoá ?
2) Hồ CHí Minh là một người giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân Pháp?
Thì chúng tôi vận động dư luận Việt Nam phản đối cả hai điểm đó.
@ Điểm thứ nhứt: Hồ CHí Minh không phải là nhà văn hoá : Căn cứ vào trình độ học vấn của Hồ Chí Minh thì tất cả tài liệu chúng tôi có đưa ra là Hồ Chí Minh chỉ học qua Lớp 3, không thể là nhà văn hoá được. Và tác phẩm Ngục Trung Nhật Ký mà nhà cầm quyền Việt Nam đưa ra cho đó là tác phẩm của Hồ Chí Minh thì được Giáo sư Lê Hữu Mục chứng minh rằng tác phẩm đó không phải là một tác phẩm thật của Hồ Chí Minh. Vấn đề văn hoá thì chứng mình rõ ràng rồi, tất cả ai cũng thấy, mấy người khác cũng nhìn nhận chuyện đó.
@ Điểm thứ 2: Bây giờ chứng minh ông Hồ không phải là nhà giải phóng thì họ cũng nhìn nhận bởi vì Hồ Chí MInh có công đánh đuổi thực dân Pháp nhưng mà để thiết lập một chế độ cộng sản chứ không phải là một chế độ thật sự như người Việt Nam mong muốn. Điều đó họ thấy rõ. Chúng tôi họp đồng bào ở vùng Paris và tổ chức một uỷ ban để phản đối UNESCO về việc chấp thuận làm lễ cho Hồ Chí Minh ở Paris, tại trụ sở UNESCO.
Uỷ Ban đó chúng tôi chọn cái tên là : UỶ BAN TỐ CÁO TỘI ÁC Hồ Chí Minh.
Anh em bầu tôi làm tổng thư ký.”Ông Nguyễn Văn Trần cũng cho biết là chủ trương của cộng đồng người Việt hải ngọai và họat động của ủy ban đựơc sự ủng hộ mạnh mẽ của Hội Cựu Chiến Binh Pháp và Quốc Hội cũng như Chính Phủ Pháp, vì một số cựu chiến binh khi đó đã tham chính hay trở thành đại biểu dân cử, và họ biết rất rõ về Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của ông Hồ Chí Minh.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Trần : “Và chúng tôi liên lạc được với Hội Cựu Chiến Binh và Hội Những Người Bạn Đông Dương (L'ANAI) do Tướng Simon làm Hội Trưởng. Ông giới thiệu những người trong quân đội Pháp, những công chức ở đây mà bây giờ họ là dân biểu và thượng nghị sĩ.
Chúng tôi viết thư với tư cách là Uỷ Ban Tố Cáo Tội Ác Hồ Chí Minh, chúng tôi viết thư cho những vị đó. Tất cả thư từ đều được trả lời rất là thuận lợi, tức là những vị dân cử lúc nào cũng yểm trợ lý do tranh đấu của chúng tôi.”
Quyết định của UNESCO
Đến Tháng 5 Năm 1990, thì tình hình đã rõ, có nghĩa là UNESCO quyết định không thực hiện nghị quyết mặc dù họ không thể công khai hủy bỏ nghị quyết ấy, vì chưa đến kỳ họp đại hội đồng.
Cơ duyên đưa đến kết quả này đựơc ông Trần kể lại:
Cơ duyên đưa đến kết quả này đựơc ông Trần kể lại:
Tiến sĩ Nguyễn Văn Trần : “Đến Năm 1990 thì biến cố Đông Âu đã làm cho tất cả những người có thiện cảm với Hồ Chí Minh, người Pháp có thiện cảm với Hồ Chí Minh thì đều thay đổi hết. Có cái cơ may nữa là ông Tống Giám Đốc M'Bow (người Phi Châu da đen) hết nhiệm kỳ và không được bầu lại, và ông Frederico Meillor (người Tây Ban Nha) được bầu làm tân Tổng Giám Đốc UNESCO. Ông Meillor là người không có cảm tình với cộng sản như ông M'Bow nên đó là một thuận lợ cho chúng tôi.
Và yếu tố mà tôi nghĩ là có tính quyết định, đó là chúng tôi chứng minh được Ngày 19 Tháng 5 không chắc là cái ngày sinh thật của Hồ Chí Minh*
Và UNESCO là một tổ chức văn hoá - khoa học thì không thể chấp nhận một điều không chính xác.
Sau đó UNESCO mời chúng tôi lại để trả lời. Giám Đốc Đông Nam Á Sự Vụ lúc đó là một người Lào đã trả lời chúng tôi rằng:
"Chúng tôi không có quyền huỷ bỏ cái nghị quyết. Chúng tôi chỉ làm được một việc là không thi hành cái nghị quyết đó và chúng tôi thông báo cho ông biết rằng:
− Thị Xã Paris không tham dự,
− Chính Phủ Pháp không tham dự,
− UNESCO không tham dự, và
− UNESCO không tổ chức cái lễ đó tại trụ sở UNESCO và
− UNESCO cũng không thi hành cái nghị quyết là sẽ trợ cấp một khoản cho Hà Nội (tổ chức tại Hà Nội)
“Vâng. Tôi tham dự cái buổi lễ đó vào buổi sáng Ngày 19-5-1990. Tuyệt nhiên không có một đại diện nào của UNESCO tham dự ở đấy cả.
UNESCO KHÔNG CÓ một đại biểu nào đến dự cả.”
Nhà báo Bùi Tín sau đó đã đến trụ sở của UNESCO ở Paris để tìm hiểu thêm và cho biết:
“Tôi đã đến tận UNESCO để tìm và tôi đã gặp bà Elisabeth là người phụ trách thư viện của UNESCO lớn lắm và bà nắm tất cả hồ sơ chính thức của UNESCO, và bà ấy cũng biết ngay và trả lời tôi trong khoảng 40 phút về nội dung của vấn đề này.
Bà xác định rõ là lúc đầu có một nghị quyết có thật của UNESCO nhưng mà nghị quyết đó là thông qua cái đề nghị viết sẵn của đoàn Việt Nam đã nộp.
Thế nhưng trước ngày kỷ niệm hoặc một năm thì cả một phong trào chống đối rất là mạnh mẽ, do đó mà UNESCO chủ trương là không đứng ra để tổ chức cái đó nữa và để cho Việt Nam muốn tổ chức như thế nào thì tuỳ nhưng mà không được lấy danh nghĩa UNESCO.
Lúc bấy giờ ông Tổng Thư Ký UNESCO nói rằng nếu muốn xoá bỏ nghị quyết đó thì phải có Đại Hội Đồng UNESCO, mà Đại Hội Đồng UNESCO thì 5 năm mới họp một lần, do đó phải 3 năm nữa mới có thể trình vấn đề đó được. Cho nên chủ trương của chúng tôi là như thế này, tức là không cung cấp tài liệu và tài chính cho cái kỷ niệm này và cũng không tham dự chính thức cái tổ chức này ở bất cứ đâu, và ngay ở Pháp là trụ sở của UNESCO cũng sẽ không tổ chức gì hết.
Nếu phía Việt Nam muốn thì phải thuê một cái phòng nhỏ của UNESCO và cũng không được niêm yết một tài liệu nào nói rõ là UNESCO chủ trương tổ chức lễ kỷ niệm này để coi ông Hồ là danh nhân văn hoá thế giới.
Những hoạt động và vai trò cuả Bà Ms. Elizabeth Longworth ( UNESCO ) |
Tuy nhiên :Trong báo AN NINH THẾ GIỚI có bài viết về lể kỷ niệm này của tác giả Văn Chấn , số 177 ra ngày 18/5/2000, trang 34, nguyên văn như sau:
"Về phần nội dung buổi lễ, ta có thay đổi chút ít. Đồng chí đại sứ của ta không đọc bài diễn văn dài về Bác, mà thay vào đó là đồng chí Nguyễn Kinh Tài, (1)*đại sứ bên cạnh UNESCO, đọc diễn văn ngắn nói về ý nghĩa lễ kỷ niệm, đọc quyết định của đại hội đồng UNESCO về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác.
Chủ tịch Hội đồng người Việt tại Pháp phát biểu ý kiến về công lao của Bác Hồ đối với dân tộc và thế giới;
Cuối cùng là chương trình xem văn nghệ do đòan cải lương trong nứơc sang phục vụ."
Chú thích :(1)*đại sứ bên cạnh UNESCO ?? Đoạn văn mập mờ tối nghĩa nhưng bài báo chủ yếu là có chữ UNESCO đệm vào lập lờ.
Quyết định không thi hành Quyết nghị của Unesco với những ngăn cấm như trên đây đã được Văn Chấn, tác giả bài báo của An ninh thế giới, số 177 thừa nhận nguyên văn như sau:
" .. Điển hình là một số người Việt nam lưu vong ở Pháp, Mỹ và một số nước đã tụ tập nhau ở Paris thành lập cái gọi là "Ủy ban chống tôn vinh HCM" ( thật sự là Ủy ban tố cáo tội ác HCM, nhưng tác giả sợ phạm húy nên cải " tố cáo tội ác" thành " chống tôn vinh") do các tên Nguyễn Văn Trần, Nguyễn Thừa Thính, Chu Vũ Hoan.. Chúng tích cực vận động một số nhơn vật hữu phái trong chánh quyền các nước ký tên vào thư yêu cầu Tổng Thư ký Unesco hũy bỏ quyết định kỷ niệm ngày sanh của bác. Chúng viết bài cho các báo phản động người Việt nam xuyên tạc, bôi nhọ cuộc đời bác..
Đã sắp đến ngày kỷ niệm, nhưng Ban lãnh đạo Unesco vẫn chưa dứt khoát lại còn gây sức ép thuyết phục ta đồng ý tổ chức kỷ niệm ở bên ngoài trụ sở Unesco vơí lý do nhiều ý kiến phản đối. Với thái độ kiên quyết của phía ta lảnh đạo Unesco chấp nhận một thỏa hiệp: bỏ một vài hoạt động hình thức tuyên truyền chánh trị, không treo ảnh bác trong hội trường, trong triển lãm ảnh bác ở hành lang Unesco, trong giấy mời phải ghi là đến xem văn nghệ,...
Ba ngày trước lễ kỷ niệm, tình hình lại không diễn ra như ta mong muốn. Tổng Thư ký Unesco mời đại diện phía ta đến gặp và yêu cầu hoãn lễ kỷ niệm với lý do ta không giử đúng lời hứa vì trong giấy mời có in hình bác và ghi " Nhân dịp kỷ niệm 100 ngày sanh HCM, danh nhơn thế giới"
Cuối cùng ta trả lời với ông Tổng Thư ký là đã thay đổi ... Tuy nhiên ta cho in 100 giấy mời mới thôi (để mời người ngoại quốc) còn giấy cũ gởi cho Liên hiệp Việt kiều yêu nước - hội ngoại vi của Hà nội - phân phối.
Về phần nội dung buổi lễ ta có thay đổi chút ít. Đồng chí Đại sứ của ta không đọc bài diển văn đã dọn sẳn mà thay vào đó Đồng chí Nguyễn Kinh Tài, Đại sứ bên cạnh Unesco đọc bài diển văn ngắn nói về ý nghĩa lễ kỷ niệm, đọc Quyết định của Đại Hội đồng Unesco về kỷ niệm 100 ngày sanh của bác. Chủ tịch Hội đồng người Việt tại Pháp ( Hội Liên hiệp Việt kiều yêu nước) phát biểu ý kiến về công lao của bác đối với dân tộc và thế giới, cuối cùng là chương trình xem văn nghệ do đoàn cải lương trong nước phục vụ "
( An ninh thế giới - số 177 trang 14 )
Trong phần cuối Văn Chấn khoác loác hôm ấy có đến 2000 người tham dự nhờ các võ sĩ ngăn chận những người đến phá".
Sự thật là hôm ấy không quá 70 người tham dự và hoàn toàn không có ai muốn đánh phá và ngăn chận nhóm "Việt kiều yêu nước " tham dự.
Nhận xét:
- Buổi lễ 19 /5 /1990 hoàn toàn do Tòa Đại sứ Hà nội tại Paris tổ chức trong một căn phòng của Unesco do họ thuê mướn.
- Không có đại diện của Unesco và chánh quyền Pháp đến dự.
- Buổi lễ đã không được thực hiện đúng theo tinh thần Quyết Nghị " Hồ Chí Minh là một danh nhơn thế giới" mà chỉ là một buổi trình diển văn nghệ bình thường. ( Đại sứ Phạm Bình của Hà nội không được quyền đọc diển văn và không được quyền nói về HCM như là một danh nhơn).
- Đảng cộng sản Việt nam và nhà cầm quỳên Hà nội đã không biết lấy làm xấu hổ về những hành động lật lọng và gian trá của mình đối với một cơ quan văn hóa quốc tế (Về vụ tráo trở thiệp mời)
Những sự thật vẫn không thể nào che dấu mãi được nhưng Cộng sản vẫn tiếp tục cái trò đê tiện này để tiếp tục xảo trá,tuyên truyền lừa gạt nhân dân.
Tài liệu liên quan:
- Nghi viên Thượng viện Pháp chất vấn chính phủ v/v Unesco định tổ chức vinh danh HCM (Lần nhất)
- Nghi viên Thượng viện Pháp chất vấn chính phủ v/v Unesco định tổ chức vinh danh HCM (Lần thứ 2)
LINKS Tài liệu liên quan:
- Nghi viên Thượng viện Pháp chất vấn chính phủ v/v Unesco định tổ chức vinh danh HCM
- Nghi viên Thượng viện Pháp chất vấn chính phủ v/v Unesco định tổ chức vinh danh HCM (2)
- UNESCO. General Conference; 24th; 1987 - pdf - us
- Nghi viên Thượng viện Pháp chất vấn chính phủ v/v Unesco định tổ chức vinh danh HCM (2)
- UNESCO. General Conference; 24th; 1987 - pdf - us
http://cncs-hcm.blogspot.com/2007/05/t-chc-unesco-khng-vinh-danh-h-ch-minh.html
- Records of the General Conference, 24th session, Paris, 20 October to 20 November 1987, v. 1: Resolutions Actes de la Conférence générale, vingt-quatrième session, Paris, 20 octobre-20 novembre 1987, v. 1: Résolutions:
http://unesdoc.unesco.org/images/0007/000769/076995f.pdf
- Revised provisional agenda as prepared by the Executive Board at its 126th and 127th sessions (126 EX/Decision 6.1 and 127 EX/Decision 6.1) 14 p.; 24 C/1 PROV. REV. :
http://unesdoc.unesco.org/images/0007/000752/075222fo.pdf
- Organization of the work of the twenty-fourth session of the General Conference :
http://unesdoc.unesco.org/images/0007/000752/075227fo.pdf
- Records of the General Conference, 24th session, Paris, 20 October to 20 November 1987; v. 3: Proceedings
- Revised provisional agenda as prepared by the Executive Board at its 126th and 127th sessions (126 EX/Decision 6.1 and 127 EX/Decision 6.1) 14 p.; 24 C/1 PROV. REV. :
http://unesdoc.unesco.org/images/0007/000752/075222fo.pdf
- Organization of the work of the twenty-fourth session of the General Conference :
http://unesdoc.unesco.org/images/0007/000752/075227fo.pdf
- Records of the General Conference, 24th session, Paris, 20 October to 20 November 1987; v. 3: Proceedings
Publ Year: 1988
Imprint: Paris, UNESCO, 1988
Actes de la Conférence générale, vingt-quatrième session,
Paris, 20 octobre-20 novembre 1987,
v. 3: Comptes rendus des débats; Actas de la Conferencia General, vigésima cuarta reunión, París, 20 de octubre-20 de noviembre de 1987,
v. 3: Actes literales
Conference: UNESCO. General Conference Meeting session: 24th
http://unesdoc.unesco.org/images/0007/000770/077024mo.pdf (139M0)Trích: Unesco chia ra từng nhóm nhỏ. Những nước XHCN đã đề nghị như sau:
"page 1342
24 C/COM.I/DR.6 -Viet Nam, Angola, German democratic Republic, Byelo-Rusian SSR, Bulgaria, Cuba, India,Poland, czechoslovakia, Ukrainia SSR, USR, Democratic Yemen, Congo - proposes that Unesco asociate itself with the commemoration of the 100th anniversary of the birth of Ho Chi Minh, 28 October 1987, 2 pages"
Phiên họp thứ 24 ngày 20/10/1987 đến 20/11/1987 :
Cuộc họp quyết nghị: - ghi nhận (noter) thông báo của Việt nam; - khuyến cáo ( recommander) các nước hội viên tham gia kỷ niệm; - yêu cầu (prier) Ngài Tổng giám đốc UNESCO ủng hộ (soutenir) việc kỷ niệm, Mời (inviter) những chính khách, tổ chức chính trị.
Giám đốc Unesco, Hội đồng và chính phủ Pháp KHÔNG ủng hộ, và không thực thi đề nghị này, cấm và không đứng ra tổ chức buổi lễ "vinh danh" HCM.
(Unesco Không có SOUTENIR, không có Inviter ai cả )
- Approved Programme and budget for 1988-1989
Publ Year: 1988
Collation: (556 p. in various pagings)
Original Language: English
Other Lang. versions: Arabic; Chinese; French; Russian; Spanish
Conference: UNESCO. General Conference
Meeting session: 24th session Meetings (date): 1987 Document code: 24 C/5 APPROVED
fre/search_formhttp://unesdoc.unesco.org/ulis/search_form.html
Tải xuống - download - pdf
fre/search_formhttp://unesdoc.unesco.org/ulis/search_form.html
Tải xuống - download - pdf
- UNESCO. General Conference; 24th; 1987 :
Tải xuống - download - us - pdf
Các bạn muốn biết thêm chi tiết, sự thật, hãy liên lạc trựctiếp đến :
- Sở Lưu trữ và quản lý hồ sơ UNESCO7 Place de Fontenoy, 75.352 Paris 07 SP - Pháp
- Service des archives et de la gestion des dossiers de l'UNESCO7, place de Fontenoy, 75352 Paris 07 SP - France
MAP (Bản Đồ)
Tél.: /55
Email : j.boel@unesco.org
j.boel@unesco.org
Horaires d'ouverture :
Jeudi et vendredi de 14h à 18 h sans rendez-vous préalable.
Sur rendez-vous du lundi au vendredi de 9h à 12h30 et de 14h à 18h.
Fermé les jours fériés français
bpiweb@unesco.org
Phone hay Email hỏi chi tiết để biết sự bưng bít và xuyên tạc Sự thật của Đảng Cộng Sản Việt Nam:
1. Xin số Ref. Nghị quyết vinh danh HCM (chứ không phải đề bạt, khuyến cáo năm 1987) một số nhân vật quốc tế, Ngày ký , Ai ký : Có hay không ?
2. UNESCO có đứng ra tổ chức vinh danh không, có tham dự không, có chi tiền không, thiệp mời tham dự có nhân danh Unesco không, Chính phủ Pháp có tham dự không, ai tham dự ?
3. Chuyện gì đã xảy ra khiến "đề bạt vinh danh" bị UNESCO hủy bỏ
Qua CẢNH CÁO 5 Điểm gởi cho sứ quán VN khi sứ quán đơn phương đứng ra tổ chức "buổi văn nghệ" ? (vì sự thật về hcm không phải vậy; có thể liên hệ Unesco Paris để biết : "Cảnh cáo 5 điểm" mà Unesco gởi cho Sứ quán VN tại Paris; có tài liệu -factures- nào của Unesco chứng tỏ hổ trợ chi phí nào về "vụ vinh danh" này không vào năm 1990)
4. Kể từ 1987 đến nay (2012) và mãi về sau, như các vị khác được Unesco vinh danh thực sự, có bao giờ Unesco CHI TIỀN, ĐỨNG RA TỔ CHỨC, CHO MƯỢN PHÒNG UNESCO (chứ không phải cho VN mướn) để tổ chức "lễ kỷ niệm" sinh nhật hay vinh danh HCM ở Paris, VN và ở các nước khác không ?
TỔ CHỨC UNESCO KHÔNG VINH DANH HỒ CHÍ MINH
Sử gia: Trần Gia Phụng
Theo tài liệu được đưa lên Internet vào cuối tháng 5-2005 của tiến sĩ Phan Văn Song, hiện cư ngụ tại Paris, thì vào năm 1987, do sự vận động của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và những thành phần thiên tả trong UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc), ông Hồ Chí Minh(1890-1969) được đề cử vào “Danh sách danh nhân văn hóa thế giới” của tổ chức UNESCO, nhân dịp kỷ niệm một trăm năm sinh niên nhà chính trị nầy (1990). Lúc đó, Tổng giám đốc UNESCO là ông M’Bow, người Phi Châu.
Quyết định đề cử Hồ Chí Minh vào “Danh sách danh nhân văn hóa thế giới” bị cộng đồng người Việt hải ngoại phản đối khắp nơi trên thế giới. Riêng tại Paris, nơi đặt trụ sở của UNESCO, Uỷ Ban Tố Cáo Tội Ác Hồ Chí Minh được thành lập, do ông Nguyễn Văn Trần làm Tổng thư ký. Uỷ ban nầy đã hoạt động tích cực như sau:
1) Vận động người Việt và báo chí Việt ngữ ở hải ngoại (Bắc Mỹ, Úc Châu, Âu Châu, Nhật Bản) viết thư cho UNESCO vạch trần tội ác của Hồ Chí Minh và chế độ cộng sản trong nước, đồng thời phản đối việc đề cử Hồ Chí Minh vào danh sách danh nhân văn hóa thế giới. Ý kiến phản đối lên đến khoảng 20,000 thư, đều được Giám đốc phụ trách vùng Đông Nam Á của UNESCO chuyển cho Đại diện của Hà Nội tại UNESCO. Ngoài ra, có người còn viết sách tố cáo ông Hồ đã ăn cắp thơ (đạo thơ) của người khác làm thơ của mình trong sách Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù). (Lê Hữu Mục, Hồ Chí Minh không phải là tác giả “Ngục trung nhật ký”, Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, Canada, 1990.)
2) Liên lạc và kêu gọi Uỷ Ban Tương Trợ Việt-Miên-Lào và Hội Cựu Chiến Binh Đông Dương lên tiếng tố cáo Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam đã vi phạm nhân quyền đối với tù binh Pháp sau chiến tranh Đông Dương. 3) Liên hệ với Thị xã Paris và một số dân biểu, nghị sĩ Pháp để đề nghị họ đưa vấn đề ra trước Quốc hội Pháp, nhắm yêu cầu chính phủ Pháp có ý kiến với UNESCO về đề nghị vinh danh HCM, vì trụ sở của tổ chức nầy đặt tại Paris.
Trong lúc cuộc vận động đang diễn tiến, thì vào cuối thập niên 80, có ba sự kiện quan trọng xảy ra:
1) Trong nội bộ UNESCO, ông tổng thư ký M’Bow, thôi giữ chức tổng giám đốc, và ông Frédéric Mayer, người Tây Ban Nha đắc cử chức Tổng giám đốc. Ông Mayer không ủng hộ nhóm thiên tả, và không ủng hộ việc đề cử Hồ Chí Minh vào “Danh sách danh nhân văn hóa thế giới”.
2) Tại Việt Nam, số người vượt biên càng ngày càng cao. Từ năm 1975 đến năm 1989 (trước thời điểm Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc ra lệnh khóa sổ các trại tỵ nạn, không nhận người vượt biên), số người vượt biên đến được nơi tạm dung lên đến khoảng 900,000 người, không kể số người tử nạn trên đường vượt biên.(theo thống kê do Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc đưa ra năm 2000, được nhà báo Giao Chỉ ghi lại trong bài “Lịch sử 30 năm định cư tỵ nạn 1975-2005”, nhật báo Người Việt Online, ngày 1-4-2005.)
3) Các nước cộng sản Đông Âu bắt đầu lung lay và sụp đổ từ cuối năm 1989.
Cuộc vận động của Uỷ Ban Tố Cáo Tội Ác Hồ Chí Minh, phản ứng của Cộng đồng người Việt khắp thế giới, và ba sự kiện trên đây đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến UNESCO và cuối cùng UNESCO quyết định không thi hành việc đề cử Hồ Chí Minh vào “Danh sách danh nhân văn hóa thế giới”.
UNESCO cũng thông báo cho nhà cầm quyền Hà Nội biết, đại để như sau:
1)- UNESCO không tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm sinh niên của Hồ Chí Minh tại Paris, cũng như tại Hà Nội.
2)- Thuận cho Tòa Đại sứ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ở Paris thuê một phòng tại trụ sở UNESCO để tổ chức sinh nhật HCM, nhưng UNESCO không cử đại diện tham dự lễ.
3)- Trong buổi lễ, ban Tổ chức không được tuyên truyền rằng UNESCO đã đề cao Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa thế giới, không được treo ảnh Hồ Chí Minh trong hội trường.
4)- Thiệp mời chỉ được ghi là “Tham dự buổi văn nghệ”.
Tuy UNESCO quy định như vậy, nhưng theo cung cách cộng sản, tòa Đại sứ CHXHCNVN vẫn lén lút làm giấy mời có nội dung vinh danh Hồ Chí Minh để gởi cho người Việt, còn in 100 giấy mời chính thức đề là “tham dự buổi văn nghệ” để gởi người ngoại quốc, nhắm tránh bị UNESCO khiển trách.
Trong cuộc nói chuyện trước Cộng đồng Việt Nam tại Montreal, vào ngày Chủ nhật 25-4-2004, bác sĩ Nguyễn Ngọc Qùy, một nhà hoạt động chính trị kỳ cựu tại Paris, đã cho biết rằng sau khi UNESCO quyết định như trên, để vớt vát, tòa Đại sứ CHXHCNVN tại Paris đã thuê một phòng tại trụ sở UNESCO ở Paris để tổ chức buổi trình diễn văn nghệ vào ngày 12-5-1989, đúng một tuần lễ trước sinh nhật của Hồ Chí Minh. Trong buổi trình diễn văn nghệ nầy, có khoảng 70 người hiện diện, bao gồm cả ban tổ chức và nhóm “Việt kiều Yêu nước” là tổ chức do CSVN lập ra. UNESCO và Pháp không cử đại diện đến dự. Chỉ có hai nước gởi người đến tham dự là Cambodia và Lào.
Trong buổi trình diễn văn nghệ nầy, ông Đại sứ CHXHCNVN tại Pháp là Phạm Bình không đọc diễn văn, mà chỉ có ông Nguyễn Kinh Tài, đại diện CHXHCNVN tại UNESCO đọc bài viết ngắn về ý nghĩa buổi lễ, ca tụng sự nghiệp của Hồ Chí Minh, nhưng theo đúng tinh thần quyết định sau cùng của UNESCO, là không đề cập gì đến vấn đề danh nhân văn hóa thế giới.
Trong lúc đó, trong khi phí CSVN đang trình diễn văn nghệ, thì phái đoàn của Uỷ Ban Quốc Tế Trần Văn Bá do ông Trần Văn Tòng, Chủ tịch UBQTTVB, cùng với các học giả Olivier Todd, Jean Francois Revel, thành viên sáng lập UBQTTVB và bà Anne Marie Goussard, Tổng thư ký Hội Quốc tế Nhân quyền, đến gặp ban Giám đốc UNESCO để hỏi rõ mục đích và ý nghĩa của buổi sinh hoạt văn nghệ nầy tại một phòng họp của UNESCO.
Đại diện UNESCO xác nhận với phái đoàn Uỷ ban Quốc tế Trần Văn Bá rằng, đây là buổi văn nghệ do Tòa Đại sứ CHXHCNVN tổ chức, chứ không phải là lễ vinh danh Hồ Chí Minh của UNESCO. Sau khi ban Giám đốc UNESCO xác nhận như trên, trong cuộc họp của Uỷ ban Quốc tế Trần Văn Bá tại trung tâm Maubert Mutualité (Paris 5ème) vào lúc 6 giờ chiều cùng ngày 12-5-1989, ông Olivier Todd đã lên diễn đàn tường trình lại cuộc tiếp xúc với Ban Giám đốc UNESCO. Trong khi tường trình, ít nhất ông Olivier Todd đã hai lần nói rõ rằng Ban Giám đốc UNESCO xác nhận rằng UNESCO không tổ chức vinh danh Hồ Chí Minh, và cũng cho biết buổi trình diễn văn nghệ nhân kỷ niệm một trăm năm sinh niên Hồ Chí Minh vào chiều hôm đó, là do sáng kiến của Tòa Đại sứ CHXHCNVN mà thôi.
Sự kiện UNESCO không tổ chức lễ vinh danh Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa thế giới là thành quả của những vận động của cộng đồng Việt Nam hải ngoại và nhất là Uỷ Ban Tố Cáo Tội Ác Hồ Chí Minh tại Paris. Điều nầy cho thấy cộng đồng người Việt hải ngoại là một đối lực chính trị quan trọng đối với chế độ cộng sản hiện nay ở trong nước. Chỉ tiếc là sau khi thành công trong việc vận động UNESCO không thi hành việc vinh danh Hồ Chí Minh, cộng đồng người Việt hải ngoại và Uỷ Ban Tố Cáo Tội Ác Hồ Chí Minh không trình thuật toàn bộ nội vụ và kết quả, thật rõ ràng và thật rộng rãi trên khắp thế giới, để tránh việc tuyên truyền mờ ám và đánh lận con đen của CSVN.
@ Như thế, tổ chức UNESCO chưa bao giờ vinh danh Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa thế giới. Đó là sự thật của câu chuyện được các người tham dự tại chỗ kể lại. Nếu ai chưa tin, thì có thể liên lạc thẳng với những người trong cuộc, đã từng chứng kiến tại chỗ việc nầy, hiện còn sống ở Paris để hỏi cho rõ. Ngoài ra, hồ sơ của UNESCO vẫn còn đó, rộng mở cho tất cả những nhà nghiên cứu, kể cả những nhà nghiên cứu của CHXHCNVN. Thời đại nầy là thời đại khoa học kỹ thuật thông tin tiến bộ, mọi dữ kiện đều được ghi nhận cụ thể, nên mọi người có thể sưu tra dễ dàng trong các văn khố, nhất là những nguồn tin không thuộc loại bí mật quốc gia như việc vinh danh một nhà hoạt động chính trị, chẳng cần gì phải để thời hạn lâu ngày mới công bố.
Nói thêm cho rõ: Nếu UNESCO quả thật có vinh danh ông Hồ Chí Minh, thì phải có văn bản vinh danh cụ thể, chứ không phải bằng lời nói suông. Trong trường hợp đó, chắc chắn nhà nước CHXHCNVN sẽ tổ chức lễ tiếp nhận văn bản nầy rất long trọng, chứ không im tiếng như lâu nay, và chắc chắn nhà cầm quyền CHXHCNVN sẽ làm ảnh sao (photocopy) văn bản nầy, công bố lên khắp mạng lưới thông tin toàn cầu để thu phục lòng người khắp trên thế giới. Hơn nữa, ảnh sao nầy sẽ được treo khắp hang cùng ngõ hẻm tại Việt Nam, kể cả bắt treo kèm với hình ông Hồ tại nhà của mỗi người dân. Người Việt Nam còn nhớ rõ, mỗi khi một di tích ở Việt Nam được UNESCO thừa nhận là di sản văn hóa thế giới như Mỹ Sơn (Quảng Nam), cổ thành Huế, Vịnh Hạ Long..., nhà nước CHXHCNVN đã làm lễ đón nhận sắc bằng của UNESCO ồn ào cờ trống suốt cả tháng trời, quảng cáo khắp thế giới, huống gì là chuyện ông Hồ.
TRẦN GIA PHỤNG (Toronto, Canada)
Lật tẩy việc CSVN mạo danh UNESCO Để lường gạt Quốc tế và 84 triệu Dân VN suốt bao năm qua (Ngày tháng: 06/11/2005)
1. Về Chủ Tịch Hồ Chí Minh
‘‘Bao nhiêu sao sáng bấy nhiêu anh hùng vì dân, mà bác Hồ ngôi sao sáng vô ngần, cuộc đời của bác chói ngời gương người cộng sản, quyết làm theo lời bác dạy khuyên. Quê hương yêu dấu Bắc – Nam chung một dòng máu, đoàn kết bên nhau đàn cháu ngoan của bác Hồ,…, nguyện xứng cháu của bác Hồ Chí Minh!’’.
Có thể nói rằng không ai là người Việt Nam lại không biết đến CT Hồ Chí Minh, các thế hệ thanh, thiếu niên, nhi đồng lại càng được giáo dục kỹ lưỡng về ông. Những bài hát như trên là xuất hiện ở mọi lúc mọi nơi, dù ông mất đã hơn 30 năm nay. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong sách giáo khoa các cấp cũng luôn nói tới ông từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ. Tất cả đều nhằm mục đích làm cho mọi người hiểu rằng: không bao giờ được quên công lao to lớn của ông đối với dân tộc và kêu gọi hãy ‘‘Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.’’.
Tài Liệu Giáo Dục Công Dân lớp 7, Nhà Xuất Bản Giáo Dục năm 1997, trang 53 có một bài đọc thêm nhan đề: Tinh Hoa Của Dân Tộc Việt Nam Góp Phần Vào Tinh Hoa Thế Giới, nội dung khẳng định một sự kiện là:
Vào năm 1990, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Hồ Chủ Tịch, Tổ Chức Giáo Dục, Khoa Học Và Văn Hóa của Liên Hiệp Quốc, tức UNESCO (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization), đã ra một nghị quyết công nhận ông là danh nhân văn hóa thế giới. Trong đó có đoạn: ‘‘Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hiện tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng cho nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ…’’. (Trích nghị quyết UNESCO, sách đã dẫn).
Trong bài Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Danh Nhân Văn Hóa Của Nhân Loại, bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Dy Niên, nguyên chủ tịch ủy ban UNESCO Việt Nam, viết vào tháng 5 năm 2000 vừa qua cũng tiếp tục khẳng định như vậy. Xem website:
Bài viết này CSVN đã phải tháo gỡ xuống
Dù có ý đọc kỹ nhưng tôi không thấy cả hai bài viết trên ghi cụ thể đấy là nghị quyết số mấy?
Ký ngày nào và ai đã ký nó?
Ký ngày nào và ai đã ký nó?
Như thông thường đối với việc trích dẫn một nghị quyết quan trọng như thế. Tuy nhiên ở nước ngoài, vì có điều kiện được tiếp cận với những nguồn tài liệu khác thì tôi lại thấy những bài viết quả quyết rằng: không hề có một nghị quyết nào như vậy cả! Ðiều đó có nghĩa là Hồ Chí Minh chưa bao giờ được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới, mà ông mới chỉ có tên trong danh sách được đề cử, rồi dừng lại ở đó thôi.
Nhận thấy đây là một vấn đề lớn nên làm rõ, vì dù ai có chấp nhận hay không thì trong thực tế ông cũng đã là nhân vật lịch sử của Việt Nam trong thế kỷ thứ 20 vừa qua. Còn cái lịch sử ấy đã và sẽ tiếp tục diễn ra như thế nào? Tốt hay xấu? v.v… thì đó không phải là mục đích chính mà tôi muốn đề cập đến trong bài viết này.
Ngoài ra còn là vấn đề bức xúc hơn, nó liên quan đến sự nghiệp trồng người của dân tộc: những học sinh lớp 7 kia rồi sẽ lớn lên và với thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay, thì việc các em được tiếp cận với những nguồn tài liệu khác là rất dễ dàng. Khi ấy liệu các em còn biết tin vào đâu? Nguồn nào đúng, còn nguồn nào sai? Nếu chúng tự phát hiện ra sự thật lại ngược hẳn với những gì đã được dạy dỗ từ nhỏ đến lớn thì sao? Từ đó rất có thể chúng sẽ oán trách các thế hệ cha anh đã lừa dối chúng, rồi cứ theo cái vết mòn ấy, biết đâu chúng lại đi lừa dối tiếp những thế hệ sau, thì hậu quả sẽ tai hại biết nhường nào? Cả một dân tộc cứ đi lừa dối lẫn nhau mãi như vậy thì dân tộc ấy sẽ đi về đâu?
Chính vì những lý do trên mà ở phần dưới đây, tôi xin được nêu ra một số câu hỏi liên quan đến thân thế và sự nghiệp của CT Hồ Chí Minh, nhưng đến nay vẫn chưa được làm rõ. Tôi rất mong các nhà nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước, vốn quan tâm đến lịch sử Việt Nam hiện đại, nhất là đến thế hệ trẻ Việt Nam tương lai hãy giải đáp giúp. Tôi nghĩ rằng đây không chỉ đơn thuần là mối quan tâm của riêng tôi - một độc giả, mà còn là của hàng chục triệu phụ huynh học sinh đang có con cháu mình đi học ở Việt Nam. Mặt khác theo tôi, nếu những việc mới diễn ra trong thế kỷ 20 vừa qua, thậm chí chỉ mới 11 năm nay thôi mà chúng ta không làm rõ được, thì nói gì đến việc đi tìm hiểu, xác minh những chuyện lịch sử xa vời có từ hàng trăm, hàng ngàn năm trước? Những câu hỏi của tôi là:
1 - Có phải trước khi xuống tầu buôn Pháp làm phụ bếp vào ngày 5 tháng 6 năm 1911, thì chàng trai 21 tuổi Nguyễn Tất Thành, với tên mới là Văn Ba đã có sẵn ý định ra đi tìm đường cứu nước hay chưa?
Nếu anh Ba đã có sẵn mục đích rõ ràng như sau này anh kể lại: ‘‘…Tôi muốn được đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào ta…’’ thì thật đáng quý biết bao. Tuy nhiên nó lại mâu thuẫn với một sự kiện sau do những tài liệu ở nước ngoài viết rằng: Ngày 15.9.1911, khi vừa đặt chân đến cảng Mác-Xây (Marseille) – Pháp, tức là chỉ hơn 3 tháng sau khi rời bến Nhà Rồng - Sài Gòn, thì anh Thành đã vội vàng viết đơn xin được vào học nội trú Trường Thuộc Ðịa (Ecole Coloniale). Nhưng đã bị nhà trường từ chối với lý do: Ðơn không được xét vì anh là đối tượng di chuyển tự túc đến Pháp chứ không phải được tuyển chọn từ xứ Ðông Dương sang, theo như quyết định ban hành ngày 30.4.1910 của Bộ Thuộc Ðịa Pháp. (lá đơn này do ông Nguyễn Thế Anh sưu tầm được trong văn khố Pháp ngày 2.2.1983, có sao chụp lại cẩn thận. Cũng cần lưu ý rằng theo những tài liệu trong nước thì: Trường Thuộc Ðịa là nơi chuyên đào tạo những tên Việt gian phản động, tay sai của thực dân Pháp lúc bấy giờ.).
Nếu câu chuyện trên là có thật thì sẽ có thêm một câu hỏi hệ quả là: nếu năm 1911 Trường Thuộc Ðịa chọn anh Thành, thì 9 năm sau anh có còn chọn con đường của Lênin cho cách mạng Việt Nam nữa hay thôi? (theo suy luận chủ quan của tôi thì có lẽ là anh Thành sẽ thôi!).
2 - Phải chăng lý do chính rời nước ra đi của anh Thành là bởi trước đó một năm, trong gia đình anh đã có một biến động lớn diễn ra?
2 - Phải chăng lý do chính rời nước ra đi của anh Thành là bởi trước đó một năm, trong gia đình anh đã có một biến động lớn diễn ra?
Ðó là: năm 1910, cha anh là ông Nguyễn Sinh Huy, tức cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (1863 – 1929), tri huyện Bình Khê - Bình Ðịnh, trong một cơn say rượu đã sai người đánh chết anh nông dân tên là Tạ Ðức Quang bằng roi và gậy. Sở mật thám Pháp sau khi điều tra xong đã kết ông vào tội ngộ sát khi đang say rượu. Hội Ðồng Nhiếp Chánh tại Huế sau đó đã ra quyết định kỷ luật: hạ bốn bậc trong ngạch quan lại thời bấy giờ, bị triệu hồi về Huế, rồi cuối cùng là ông bị sa thải luôn. (bà Thanh con gái ông cũng kể : ông là người nghiện rượu nặng, hồi nhỏ bà vẫn thường bị bố đánh rất đau bằng roi, có khi lại còn quẳng cả roi đi để đánh bằng tay.).
Một số tài liệu lịch sử trong nước thì viết rằng: “…Cụ Sắc nhà nghèo, ham học, thông minh, thi đậu phó bảng,‘‘bị ép’’ ra làm quan. Có lần cụ nói: “Quan trường là chốn nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn.”. Cụ thường làm những việc trái ý bọn quan lại, nên bị cách chức.”(!?).
Như vậy là giữa hai nguồn tài liệu đã có những điểm mâu thuẫn lớn cần làm rõ, nhất là lý do ra khỏi chốn quan trường của ông: phải chăng ông ra khỏi đấy vì như ông nói là không muốn bị ‘‘nô lệ hơn’’ trong số những người nô lệ? Hay là bởi rượu đã đưa ông ra? Và vì bị ra khỏi chốn ấy nên ông lại càng uống nó nhiều hơn? (nếu đúng là do say rượu làm chết người ta, thì cũng khó lòng mà làm vừa ý ai được!).
Một số tài liệu lịch sử trong nước thì viết rằng: “…Cụ Sắc nhà nghèo, ham học, thông minh, thi đậu phó bảng,‘‘bị ép’’ ra làm quan. Có lần cụ nói: “Quan trường là chốn nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn.”. Cụ thường làm những việc trái ý bọn quan lại, nên bị cách chức.”(!?).
Như vậy là giữa hai nguồn tài liệu đã có những điểm mâu thuẫn lớn cần làm rõ, nhất là lý do ra khỏi chốn quan trường của ông: phải chăng ông ra khỏi đấy vì như ông nói là không muốn bị ‘‘nô lệ hơn’’ trong số những người nô lệ? Hay là bởi rượu đã đưa ông ra? Và vì bị ra khỏi chốn ấy nên ông lại càng uống nó nhiều hơn? (nếu đúng là do say rượu làm chết người ta, thì cũng khó lòng mà làm vừa ý ai được!).
Cũng qua những sách báo ở trong nước kể lại thì : khi từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội sau chiến thắng Ðiện Biên Phủ (tháng 10.1954), ông đi thăm rất nhiều vùng quê trên miền Bắc, đi ra nước ngoài, v.v… Nhưng riêng quê ông thì mãi tới ngày 16.6.1957, tức là phải gần 3 năm sau ông mới về thăm lần đầu. Có một cái gì đó không ổn trong tinh thần vì nước quên … quê của ông không? Hay ông ngại cán bộ, chiến sỹ và nhân dân biết tấn bi kịch trên của gia đình mình?
3 - Ai là người đã viết cuốn Những Mẩu Chuyện Về Ðời Hoạt Ðộng Của Hồ Chủ Tịch vào mùa xuân năm 1948?
Cuốn sách ghi tác giả tên là Trần Dân Tiên. Năm 1985, giáo sư Hà Minh Ðức đã xuất bản cuốn Những Tác Phẩm Văn Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, trong đó có đoạn: ‘‘…Ðáp lại tình cảm mong muốn của đồng bào và bạn bè trên thế giới. Hồ Chủ Tịch với bút danh Trần Dân Tiên đã viết tác phẩm Những Mẩu Chuyện Về Ðời Hoạt Ðộng Của Hồ Chủ Tịch…’’. (Hà Minh Ðức, sách đã dẫn, Tr 132, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1985).
Như vậy có nghĩa là tác giả Trần Dân Tiên và Hồ Chủ Tịch thực ra chỉ là một người. Giáo sư Nguyễn Khánh Toàn, người biết rất rõ ông từ những năm 30, khi cả hai cùng học tập và làm việc ở Liên Xô đã viết lời tựa cho cuốn sách cũng đã khẳng định như vậy. Tôi tin là hai giáo sư ấy viết đúng, vì 2 lẽ: Thứ nhất, đó là việc rất quan trọng mà nếu nói sai thì chính hai giáo sư có thể sẽ bị mang họa, chắc chắn là hai ông đã cân nhắc rất kỹ trước đó. Thứ hai, cứ theo tư duy lôgic mà suy luận: nếu ông Trần Dân Tiên và cụ Hồ là hai người thì nay ông Trần Dân Tiên kia đâu? Còn sống hay đã chết? Nếu sống thì bao nhiêu tuổi rồi? Vợ, con ra sao? Nếu chết thì chết vào năm nào? Hiện chôn ở đâu? v.v…
Còn một khi lại chỉ là một người thì xét theo khía cạnh nào cũng đều không ổn. Chúng ta hãy nghe một vài đoạn Chủ Tịch Hồ Chí Minh viết về … Hồ Chủ Tịch như sau : ‘‘…Bác Hồ của chúng ta vô cùng khiêm tốn; Bác không muốn kể cho ai nghe về hoạt động của mình; rồi Bác Hồ được nhân dân ta coi là cha già của dân tộc; Bác còn vĩ đại hơn Lê Lợi, Trần Hưng Ðạo vì đã đưa dân tộc ta vào kỷ nguyên xã hội chủ nghĩa…’’! và nữa: ‘‘…Một người như Hồ Chủ Tịch của chúng ta với đức tinh khiêm tốn nhường ấy và đang lúc bề bộn biết bao nhiêu công việc, làm sao có thể kể cho tôi nghe bình sinh của Người được?…’’! (Trần Dân Tiên, sách đã dẫn). Cũng cần lưu ý rằng vào năm 1948 thì ‘‘vị cha già của dân tộc’’ ấy mới có 58 tuổi !
Trong thực tế nhân loại cũng đã có những người dùng quyền lực hay tiền bạc để bắt người khác ca ngợi mình. Nhưng nếu Hồ Chủ Tịch lại tự mình đứng ra làm việc đó thì quả là chuyện … xưa nay hiếm! Theo tôi chỉ với một‘‘đóng góp’’ấy thôi thì cũng đủ để ông vi phạm hàng loạt những giá trị văn hóa mà ông cha ta từ bao đời nay vẫn hằng nâng niu, trân trọng.
Tôi cũng không rõ là những người đang‘‘giữ gìn và bảo vệ tư tưởng Hồ Chí Minh’’có coi đây như là một trong những‘‘yếu tố cấu thành’’ nên tư tưởng của ông hay không? Và giả sử ở dưới cõi âm kia, nếu ông gặp các vị cách mạng đàn anh khác như Stalin, Mao Trạch Ðông, v.v…thì không nói. Nhưng nếu không may, ông lại gặp Trần Hưng Ðạo, Lê Lợi thì biết ‘‘ăn, nói’’ thế nào cho phải với những vị anh hùng chân chính của dân tộc ấy đây?
Một điều nữa đáng lo ngại hơn: trong cuốn Dàn Bài Tập Làm Văn lớp 7 (NXB Giáo Dục 1997, Tr 39). Tức là 12 năm, sau khi tác phẩm của giáo sư Hà Minh Ðức nói trên được xuất bản, thì các tác giả biên soạn cuốn sách giáo khoa kia vẫn tiếp tục mập mờ, mà không chịu viết thẳng ra đấy là hai hay chỉ có một người. Nếu cứ cung cấp thông tin và bắt các thầy cô giáo dạy học sinh theo kiểu này, thì đến ngay như người lớn cũng còn bị nhiễu loạn chứ nói gì đến trẻ con?
Trong thực tế nhân loại cũng đã có những người dùng quyền lực hay tiền bạc để bắt người khác ca ngợi mình. Nhưng nếu Hồ Chủ Tịch lại tự mình đứng ra làm việc đó thì quả là chuyện … xưa nay hiếm! Theo tôi chỉ với một‘‘đóng góp’’ấy thôi thì cũng đủ để ông vi phạm hàng loạt những giá trị văn hóa mà ông cha ta từ bao đời nay vẫn hằng nâng niu, trân trọng.
Tôi cũng không rõ là những người đang‘‘giữ gìn và bảo vệ tư tưởng Hồ Chí Minh’’có coi đây như là một trong những‘‘yếu tố cấu thành’’ nên tư tưởng của ông hay không? Và giả sử ở dưới cõi âm kia, nếu ông gặp các vị cách mạng đàn anh khác như Stalin, Mao Trạch Ðông, v.v…thì không nói. Nhưng nếu không may, ông lại gặp Trần Hưng Ðạo, Lê Lợi thì biết ‘‘ăn, nói’’ thế nào cho phải với những vị anh hùng chân chính của dân tộc ấy đây?
Một điều nữa đáng lo ngại hơn: trong cuốn Dàn Bài Tập Làm Văn lớp 7 (NXB Giáo Dục 1997, Tr 39). Tức là 12 năm, sau khi tác phẩm của giáo sư Hà Minh Ðức nói trên được xuất bản, thì các tác giả biên soạn cuốn sách giáo khoa kia vẫn tiếp tục mập mờ, mà không chịu viết thẳng ra đấy là hai hay chỉ có một người. Nếu cứ cung cấp thông tin và bắt các thầy cô giáo dạy học sinh theo kiểu này, thì đến ngay như người lớn cũng còn bị nhiễu loạn chứ nói gì đến trẻ con?
Hồi đất nước còn chiến tranh, tôi đã được một sỹ quan QÐND Việt Nam cho xem cuốn nhật ký của anh, trong đó có đoạn:
‘‘Ngày 2 tháng 9 năm 1969.
Hôm nay Ðài Tiếng Nói Việt Nam báo tin Bác Hồ bị bệnh nặng. Bác ơi! Chúng cháu hiểu là chúng cháu thật có lỗi với Bác, vì đất nước đến lúc này vẫn còn bị chia cắt. Ðơn vị của chúng cháu đã được vinh dự nhận lệnh vào miền Nam chiến đấu, chỉ vài hôm nữa thôi là lên đường. Cháu xin hứa với Bác rằng: dù phải trải qua gian khổ, hy sinh đến đâu thì chúng cháu cũng quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ mà đảng và quân đội giao phó; góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ Quốc, để sớm được đón Bác vào thăm đồng chí, đồng bào trong ấy…’’.
Cũng cùng một tinh thần đó, từ miền Nam, nhà thơ Lê Anh Xuân viết ra:
Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy
Ðang xông lên chống Mỹ tuyến đầu…
Nghĩa là tất cả đều hướng lên Ba Ðình tràn đầy một niềm tin trong sáng, một niềm kính trọng vô biên. Bởi vì ở nơi ấy ‘‘có Trung Ương Ðảng, có bác Hồ’’ luôn chỉ lối dẫn đường cho cách mạng Việt Nam tiến lên. Theo tôi, nếu trong một cuộc chiến tranh, giả sử tất cả những yếu tố khác đều ngang nhau, thì bên nào có thêm yếu tố tin tưởng và kính yêu lãnh tụ như trên là sẽ rất có lợi thế để giành chiến thắng.
Thế nhưng, nếu vì muốn trở thành một‘‘ngôi sao sáng vô ngần’’ mà chính vị lãnh tụ lại cho ra đời một sản phẩm kiểu như Những Mẩu Chuyện Về Ðời Hoạt Ðộng Của Hồ Chủ Tịch, thì lại là điều không thể chấp nhận được. Bởi vì đó thực chất là quan điểm giành chiến thắng bằng mọi giá, mọi cách. Kể cả những cách rất thiếu tử tế: chủ động đi hủy hoại những giá trị văn hóa của nhân loại nói chung và dân tộc nói riêng mà hậu quả để lại sẽ rất nặng nề cho hậu thế. Bằng cách đó ở một giai đoạn nhất định, có thể ông cũng tự đưa được uy tín của mình lên vị trí rất cao trong lòng một bộ phận dân tộc. Song nếu xét về lâu về dài, khi phần lớn đã nhận ra sự thật thì cái hình ảnh: ‘‘Cả đoàn quân tiến theo Người như thác đổ’’ sẽ trở nên phũ phàng và thật đáng xấu hổ với bạn bè thế giới.
Tôi cũng được biết một câu chuyện sau: gia đình ấy có 2 anh em; người anh đi bộ đội, còn người em gái ở lại nhà và lấy chồng. Năm 1954 khi người anh từ chiến khu trở về thì em gái mình đã cùng chồng di cư vào Nam. Sau gần 30 năm xa cách, hai anh em mới được gặp lại nhau, khi người em ra Bắc bốc mộ cho chồng; ông bị chết trong thời gian học tập cải tạo ở ngoài ấy. Cô em nói trong nước mắt giận hờn: ‘‘ Tại anh và những người cộng sản như anh nên bây giờ em gái anh khổ, các cháu của anh phải mồ côi cha.’’.
- Xúc động không kém, người anh nói: ‘‘ Thôi em ạ, đằng nào thì mọi việc cũng lỡ rồi. Em cứ nghĩ thế này: nếu một người em không hề tin yêu, kính trọng mà làm em đau khổ thì đấy chỉ là một nỗi khổ đau. Nhưng nếu đấy lại là người em hằng kính trọng, tin yêu bao năm trời, kể cả sẵn sàng đem cuộc đời của mình ra để hy sinh, cống hiến, mà nay em lại phát hiện ra rằng thực chất sự tin yêu, kính trọng ấy của mình lại bắt nguồn từ sự giả dối của người kia, thì lúc ấy nỗi đau khổ trong em sẽ phải nhân lên gấp 5, gấp 10. Ðấy chính là tâm trạng của anh lúc này, em ạ.’’. Trên đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta trong hơn nửa thế kỷ qua, đã có bao nhiêu con người và gia đình phải lâm vào hoàn cảnh tương tự như vậy?
4 - Một vài điểm khác cần xác minh :
Trong số những người Việt Nam hoạt động ở Paris vào những năm 1910s -1920s là chỉ có duy nhất 1 ông Nguyễn Ái Quốc hay là có đến 5 ông Nguyễn Ái Quốc?
Vai trò của chàng trai Nguyễn Ái Quốc – Nguyễn Tất Thành trong các hoạt động như : thành lập Hội Người Việt Nam Yêu Nước, soạn thảo Bản Yêu Sách 8 Ðiểm Gửi Hội Nghị Véc - Xây năm 1919, ra báo Người Cùng Khổ năm 1922, viết Bản Án Chế Ðộ Thực Dân Pháp năm 1925, v.v … là tới đâu? Liệu có đúng như các sách báo trong nước hoặc chính CT Hồ Chí Minh đã kể lại hay không? Bởi vì nếu theo các tài liệu ‘‘ngoài luồng’’ thì :
- Hội Người Việt Nam Yêu Nước đã được thành lập tại Pháp từ năm 1914, mà tiền thân của nó là Hội Ðồng Bào Thân Ái còn có trước đó nữa. Ðấy là do công lao của những ông Nguyễn Ái Quốc khác, chứ anh Thành lúc ấy lại không có mặt ở Pháp mà là đang mưu sinh ở Anh! (anh Thành ở Anh từ cuối năm 1913 đến 1917. Cuối năm 1917 anh mới rời Anh để sang Pháp và là thường trú nhân ở đấy đến năm 1923 thì sang Liên Xô.).
- Bản Yêu Sách 8 Ðiểm gửi hội nghị Véc - Xây có rất nhiều điểm trùng với những bản yêu sách đã có trước đó của cụ Phan Chu Trinh (1872-1926) gửi khâm sứ Trung kỳ, gửi toàn quyền Ðông Dương và gửi chính phủ Pháp. Như vậy có phải như CT Hồ Chí Minh đã kể: ‘‘…Ý kiến đưa yêu cầu do ông Nguyễn đề ra, nhưng lại do luật sư Phan Văn Trường viết, vì lúc bấy giờ ông Nguyễn chưa viết được tiếng Pháp…’’. (Trần Dân Tiên, sách đã dẫn). Hay những ý kiến ấy phải là của cụ Phan Chu Trinh mới đúng? Vì cụ Phan đã có mặt và hoạt động ở Paris liên tục trước đó, cụ cũng là sáng lập viên của Hội Ðồng Bào Thân Ái. (cụ Phan thi đậu phó bảng năm 1901, cùng khóa với cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh anh Thành.)
- Báo Người Cùng Khổ (Le Paria) là do những‘‘ông Tây’’(người Pháp) lập ra, chứ đâu phải của một‘‘ông ta’’nào như sự xác nhận sau: ‘‘Ban biên tập báo Người Cùng Khổ do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút, giao cho Nguyễn Thế Truyền là một Việt kiều được anh Nguyễn giới thiệu vào Hội Hiệp Thuộc…’’.(?) (Trần Dân Tiên, sách đã dẫn).
Bây giờ giả sử đúng là có ông Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút tờ báo kia đi, nhưng chính xác là ông Nguyễn Ái Quốc nào? Vì ở Paris lúc ấy, như trên đã nói là có tới 5 ông Nguyễn Ái Quốc, còn gọi là nhóm Ngũ Long gồm các ông: Phan Chu Trinh, sang Pháp năm 1911/phó bảng; Phan Văn Trường/1908/luật sư; Nguyễn Thế Truyền/1910/cử nhân; Nguyễn An Ninh/1917/năm thứ 2 trường luật; Nguyễn Tất Thành/1917/tiểu học. Ai ở trong nhóm viết bài cũng ký tên là Nguyễn Ái Quốc.
- Báo Người Cùng Khổ (Le Paria) là do những‘‘ông Tây’’(người Pháp) lập ra, chứ đâu phải của một‘‘ông ta’’nào như sự xác nhận sau: ‘‘Ban biên tập báo Người Cùng Khổ do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút, giao cho Nguyễn Thế Truyền là một Việt kiều được anh Nguyễn giới thiệu vào Hội Hiệp Thuộc…’’.(?) (Trần Dân Tiên, sách đã dẫn).
Bây giờ giả sử đúng là có ông Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút tờ báo kia đi, nhưng chính xác là ông Nguyễn Ái Quốc nào? Vì ở Paris lúc ấy, như trên đã nói là có tới 5 ông Nguyễn Ái Quốc, còn gọi là nhóm Ngũ Long gồm các ông: Phan Chu Trinh, sang Pháp năm 1911/phó bảng; Phan Văn Trường/1908/luật sư; Nguyễn Thế Truyền/1910/cử nhân; Nguyễn An Ninh/1917/năm thứ 2 trường luật; Nguyễn Tất Thành/1917/tiểu học. Ai ở trong nhóm viết bài cũng ký tên là Nguyễn Ái Quốc.
Ngoài ra chúng ta cũng phải tìm hiểu thêm cả việc ai đã giới thiệu ai? Vì anh Thành mới chân ướt chân ráo đến Pháp, thì nào đã quen biết ai mà giới thiệu cho ông Nguyễn Thế Truyền - một người đã ở đấy lâu hơn, bằng cấp cũng cao hơn anh? (ông Truyền có 2 bằng cử nhân văn chương và hóa học, có vợ người Pháp.)
- Cũng theo Những Mẩu Chuyện Về Ðời Hoạt Ðộng Của Hồ Chủ Tịch thì :
‘‘Ông Nguyễn chỉ viết một quyển sách duy nhất là quyển Bản Án Chế Ðộ Thực Dân Pháp’’, thế nhưng với điều kiện thông tin lúc đó, thì theo tôi chính quyển này mới là quyển ông ít có cơ hội tham gia nhất. Bởi vì cả tài liệu trong và ngoài nước đều xác nhận rằng: cuốn sách được xuất bản lần đầu tại Pháp vào năm 1925, nhưng lúc ấy thì ông Nguyễn không có mặt ở Pháp, mà là đang hoạt động ở Trung Quốc! (ông ở đấy từ tháng 11.1924 đến tháng 5.1927 ông mới rời khỏi đấy để sang lại Liên Xô.).
Hơn nữa, cứ giả sử các tài liệu đều viết sai về năm xuất bản, thì cũng cần lưu ý là: chính anh Thành cũng đã phải công nhận rằng anh là người có bút lực yếu ở trong nhóm, nếu như không muốn nói là yếu nhất. Vì anh Thành chỉ mới tốt nghiệp trường tiểu học Pháp – Việt Ðông Ba, Huế niên khoá 1906-1907. Tháng 9.1908 anh vào học trường Quốc Học Huế, nhưng chưa đầy 1 năm sau (tháng 5.1908) thì đã bị đuổi khỏi đấy rồi. Tức là tấm bằng Thành Chung đối với anh cũng vẫn còn xa vời!
Xem website:
Tiện đây, chúng ta cũng nên tìm hiểu thêm cả việc có đúng là HCM đã tốt nghiệp bậc tiểu học đạt hạng ưu, như trang tiểu sử trên đã viết hay không? Vì tấm bằng học vấn duy nhất mà anh đạt được trong đời ấy thì nay không ai thấy. Tuy nhiên nếu chỉ căn cứ vào chữ viết thì cũng khó có cơ sở để kết luận rằng đây là một học sinh giỏi được. Bởi một lẽ đơn giản là: ở bậc tiểu học thời ấy hay thời nay cũng vậy, và dù các thầy cô giáo có theo trường phái ta hay tây học gì, thì cũng rất chú trọng đến việc đánh giá chất lượng bài làm của thí sinh qua chuyện viết chính tả, nhưng rất tiếc là về điểm này thì HCM lại quá yếu. (cứ nhìn vào các bút tích của Hồ Chủ Tịch cũng đủ thấy.)
Cuối cùng, giả sử rằng các thầy giáo hồi ấy đã châm chước cho chuyện viết chữ xấu của anh, và tấm bằng hạng ưu kia là có thật, thì cũng không có gì đáng kể mà phải làm ầm ĩ. Vì khi giành được nó thì HCM cũng đã 17 tuổi rồi (1890 – 1907).
Theo tôi, với bất cứ ai, dù có là vĩ nhân đi chăng nữa nhưng nếu chỉ dựa trên nền tảng học vấn ấy, thì nội việc đi tiếp thu tư tưởng của người khác cũng đã là quá sức rồi, chứ nói chi đến việc còn hình thành nên được một cái gì đó gọi là “tư tưởng” cho mình, rồi hôm nay lại còn bắt cả một dân tộc phải đi theo (!?).
Nói tóm lại, những điểm còn chưa rõ ràng trong thân thế và sự nghiệp của Hồ Chí Minh là còn rất nhiều. Một lần nữa tôi rất mong các nhà nghiên cứu, các sử gia ở cả trong và ngoài nước hãy vì tính trung thực, khách quan của lịch sử và nhất là vì thế hệ trẻ Việt Nam tương lai, để xác minh cho được chúng càng sớm càng tốt.
Viết về Hồ Chí Minh, lại lật ngược những vấn đề khá phức tạp và tế nhị lên như thế này, tôi hiểu rằng sẽ làm cho nhiều người vốn tôn kính ông đau lòng. Nhưng theo tôi, thà làm như vậy một lần cho rõ còn hơn là cứ dễ dãi với nhau, để rồi tự làm khổ nhau và làm khổ mãi con cháu chúng ta sau này.
5 - Một ý kiến đề nghị:
Như ở đầu bài đã nêu, từ 11 năm qua đã có rất nhiều bài viết với hai xu hướng ngược nhau: thứ nhất, khẳng định rằng CT Hồ Chí Minh đã được UNESCO chính thức công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Thứ hai là phủ nhận nó.
Nay tôi xin có một ý kiến đề nghị : dù ai thuộc xu hướng nào cũng được, nhưng nếu đã có tấm lòng quan tâm, mong rằng hãy cùng nỗ lực giải quyết dứt điểm vấn đề này. Ðối tượng tiếp cận chính là UNESCO, đây là vị trọng tài khách quan, vô tư và hữu hiệu hơn cả. Sẽ có hai khả năng xảy ra:
a) Nếu Hồ Chí Minh đã thực sự được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới thì với tinh thần trung thực, những cơ quan nào đã đưa tin sai lạc trước đó cần ra một bản tin đính chính lại. Ðó cũng là hành động thể hiện sự tôn trọng các độc giả, thính giả của mình .
b) Nếu UNESCO chưa hề có một quyết định như giả thiết nêu trên, thì cá nhân hay tổ chức nào có điều kiện tiếp cận được với tổ chức ấy, cần làm sao có được một văn bản phủ nhận chính thức của họ. Dù chỉ là vài dòng thôi, nhưng nó sẽ có tác dụng thuyết phục mọi người hơn là hàng chục, hàng trăm bài báo mà chúng ta cứ cố gắng viết tới viết lui, xong lại không có ai đứng ra làm trọng tài.
Ðây cũng là trách nhiệm của mỗi người nhằm giúp UNESCO. Nó cũng là quyền lợi của UNESCO cần phải tự bảo vệ mình, khi có ai hoặc quốc gia nào lợi dụng uy tín của họ để làm những việc khuất khúc. Tôi cũng rất mong rằng những nhà biên soạn sách giáo khoa ở Việt Nam cần rà soát lại toàn bộ những điểm liên quan và điều chỉnh chúng cho đúng sự thật.
(Đã có câu trả lời rõ ràng. Xem tài liệu của Trần Hải, USA, kèm dưới đây).
6 - Một ý kiến ủng hộ:
Trong bức thư ngỏ viết vào tháng 5.2001 vừa qua của 2 tác giả Trần Khuê và Nguyễn Thị Thanh Xuân, gửi tân tổng bí thư ÐCS Việt Nam Nông Ðức Mạnh có một ý kiến đề nghị là: Hãy hỏa táng thi hài của Hồ Chủ Tịch. Bức thư giải thích rằng: những người lãnh đạo đảng và nhà nước vào thời điểm CT Hồ Chí Minh qua đời đã vi phạm ý nguyện ghi trong di chúc của người quá cố. (trong đó ông đã viết rõ ràng như sau: “…Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là hỏa táng. Tôi mong rằng cách hỏa táng sau này sẽ được phổ biến, và như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có nhiều điện thì điện táng càng tốt hơn…”.). Và nay thì những người lãnh đạo mới cần phải sửa lại sai lầm ấy, nếu cần thì tổ chức một cuộc Trưng Cầu Dân Ý về vấn đề này.
Hai tác giả cũng phân tích thêm rằng: hình thức ướp xác, tức chôn nổi là hoàn toàn không phù hợp với phong tục tập quán của người Việt Nam, vốn quen với hai hình thức phổ biến là địa táng hoặc hỏa táng. Rồi cảnh báo là nếu không nghiêm chỉnh tuân theo di chúc của người đã khuất, thì gia đình dòng họ và đất nước luôn bị‘‘sái’’, không ngóc đầu, ngóc cổ lên được. Ngoài ra còn là chuyện lãng phí tiền bạc: để duy trì hệ thống lăng CT Hồ Chí Minh thì hàng năm phải tốn kém 100 tỷ đồng VN, dù đấy là tiền thuế đóng góp của nhân dân hôm nay hay là đi vay mượn của nước ngoài, thì sau này con cháu chúng ta cũng phải nai lưng ra trả nợ.
Tôi hoàn toàn ủng hộ ý kiến trên và tin rằng nguyện vọng của đa số nhân dân Việt Nam hôm nay cũng là như vậy. Chúng ta chỉ cần thử làm một bài toán nhỏ: để xoá đói giảm nghèo cho một hộ gia đình nông dân, theo 2 tác giả là cần 5 triệu đồng VN tiền vốn, giả thiết mỗi hộ có 4 người. Như vậy tổng chi phí cho công trình ấy trong suốt 26 năm qua là 2600 tỷ đồng VN (không tính chi phí xây lăng), là một số tiền rất lớn, đủ để giúp hơn 2 triệu người Việt Nam thoát khỏi cảnh đói nghèo; còn nếu mỗi hộ cần 10 triệu đồng tiền vốn, thì cũng giúp được cho hơn 1 triệu người. Nhưng theo tôi, cái chính của vấn đề là sự lãng phí kia rất vô lý, không đáng có.
Ngoài ra tôi cũng xin được bổ sung 1 ý kiến nữa, hy vọng rằng nó sẽ góp thêm cơ sở để dân tộc cùng dứt khoát hơn với đề nghị trên của 2 tác giả. Ý kiến của tôi liên quan đến khía cạnh kiến trúc của lăng:
Kể từ khi lăng được khánh thành nhân dịp quốc khánh mùng 2.9.1975 đến nay, thì từ những người dân bình thường tới các kiến trúc sư, nhà xây dựng, v.v… từ Bắc chí Nam mà tôi có dịp được tiếp xúc, phần lớn đều cho rằng: công trình này không có những đường nét của kiến trúc hiện đại, cũng lại rất nghèo tính dân tộc. (mà chỉ được dựng nên bởi sự giàu quyết tâm của bộ chính trị ÐLÐ Việt Nam lúc đó.).
Tức là nếu xét thêm về khía cạnh kiến trúc, thì cũng không có giá trị gì đáng kể để mà phải tiếc nuối nó nữa. Có lẽ vì chạnh lòng với công trình quốc gia khá nặng nề và đơn điệu này, ai đó đã sửa lại lời những câu đầu của bài hát Viếng Lăng Bác (Nhạc Hoàng Hiệp, thơ Viễn Phương) mà thành: ‘‘Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác, con thấy lăng Ông đẹp hơn lăng Bác, trăm phần trăm,…’’! (lăng Ông: lăng ông Lê Văn Duyệt - một võ tướng đầu triều Nguyễn, lập tại khu Bà Chiểu - Sài Gòn; trăm phần trăm = 100%.).
7 - Những lời thay cho kết luận:
Trong diễn văn đáp từ của nguyên Tổng bí thư ÐCS Việt Nam Lê Khả Phiêu đọc tại Hà Nội ngày 18.11.2000 vừa qua, nhân dịp Tổng thống Mỹ lúc ấy là Bill Clinton sang thăm Việt Nam có đoạn: ‘‘…Ðiều chắc chắn là trong thế kỷ 21, khoa học công nghệ sẽ phát triển như vũ bão. Nhưng lại có một nghịch lý là hố ngăn cách giữa nước giầu và nước nghèo lại ngày càng lớn. Ngày nay, tổng số tài sản của hơn 300 tỷ phú trên thế giới bằng thu nhập của hơn 2 tỷ người ở các nước nghèo…’’.
Ðúng! đấy là thực tế, và người đọc hiểu ngay rằng ý ông muốn nhấn mạnh đến sự bất công của một thế giới ngày càng bị phân hóa giầu – nghèo hôm nay. Nhưng còn một thực tế nữa là: liệu những người lãnh đạo trong ÐCS Việt Nam trước và sau ông, có dám làm triệt để việc kê khai danh sách của 300 người giầu nhất ở Việt Nam hôm nay hay không? Họ là những ai? Có bao nhiêu tiền? Ðể ở những đâu? Bằng cách nào họ đã làm giầu được nhanh như vậy, khi không phải là của ông bà hay cha mẹ họ để lại? Tổng số tiền mà họ đã tích lũy được là bằng thu nhập của bao nhiêu triệu người nghèo ở Việt Nam? v.v…
Theo tôi sự khác nhau về chất của vấn đề là ở chỗ: 300 nhà tỷ phú trên thế giới kia hoàn toàn có quyền tự hào chính đáng về con đường làm giầu của họ, càng giầu bao nhiêu thì họ lại càng tự hào bấy nhiêu. Còn nếu như có một danh sách tương tự ở Việt Nam (số triệu phú USD chẳng hạn), thì chưa chắc những người có tên trong danh sách lại có được niềm tự hào đó. Chẳng phải là cũng đã từng hô hào rất nhiều, nhưng ở Việt Nam không ai dám làm cái việc kê khai này tới nơi tới chốn đó sao? Tôi tin là ông Lê Khả Phiêu cũng rất thấm thía điều này.
Một cuộc Trưng Cầu Dân Ý như 2 tác giả Trần Khuê và Nguyễn Thị Thanh Xuân đề nghị, nếu nó được tiến hành sẽ là cuộc tổng diễn tập cho một bước dân chủ cao hơn. Ðó là: dân tộc Việt Nam phải được quyền tự mình lựa chọn giữa thể chế chính trị dân chủ đa nguyên và đa đảng của thời đại mới, hay là cứ phải tiếp tục duy trì mãi thể chế nhất nguyên, đơn đảng của‘‘thời đại Hồ Chí Minh’’đầy đau thương hôm qua, lắm bất công hôm nay và vô vàn những rủi ro, bất trắc vào ngày mai.
Tôi nghĩ rằng nếu toàn thể dân tộc ta ở cả trong và ngoài nước, một khi đã nhận thức lại được đúng những vấn đề của quá khứ và hiện tại, thì sẽ vượt qua được những khoảng cách biệt còn lại. Ðể trong tương lai có thể đoàn kết thành một khối thống nhất, tạo ra một sức mạnh tổng hợp, nhằm đấu tranh có hiệu quả hơn với các thế lực bảo thủ hiện nắm thực quyền trong ÐCS Việt Nam.
Trong thực tế có những người giận ngày ‘‘quốc hận’’ 30 tháng 4, giận mùa xuân năm 1975, rồi giận lây sang cả mùa thu năm 1945 với cuộc Cách Mạng Tháng 8 lịch sử, vì cho rằng đây là chiến công riêng do CT HỒ Chí Minh và ÐCS Ðông Dương lúc đó lãnh đạo. Theo tôi đây là điều chứa đựng nhiều sai lầm, bởi vì để có được sự thành công của cuộc CMT8 phải là do chiến công chung, trong đó có cả vai trò của các đảng phái khác. Tất cả lúc ấy đều đã sẵn sàng gác bỏ mọi quyền lợi riêng, để cùng đồng lòng đứng lên giành lại nền độc lập tự do cho Tổ Quốc.
Nó cũng là kết quả được hun đúc bởi truyền thống dựng nước và giữ nước từ ngàn đời xưa, từ lịch sử gần 100 năm kháng Pháp của ông cha ta, và mọi người Việt Nam đều có quyền tự hào chính đáng về nó.
Với một nước Việt Nam mới, chắc chắn trang sử hào hùng ấy của Dân tộc cũng phải được các sử gia viết lại cho khách quan và chính xác hơn. Một ngày hội lớn về dân chủ của non sông nhất định sẽ được mở ra trong tương lai, khi mà khối đoàn kết toàn dân gồm 80 triệu người, với hơn 76 triệu đồng bào ta ở trong nước và gần 3 triệu đồng bào ta ở ngoài nước đã được xác lập. Ðó là niềm tin mãnh liệt của tôi!
Mãi cho đến năm 1983, một học giả Việt kiều (Tiến sĩ Nguyển Thế Anh) tìm thấy tại Thư Khố Đông Dương ở Aix En Provence bên Pháp một tài liệu vô cùng quý giá : Lá đơn viết tay của Nguyễn Tất Thành xin vào học trường thuộc điạ của Pháp. Lá đơn đề ngày 15 / 09 / 1911.
Marseille le 15 Septembre 1911
Monsieur le Président de la République
J’ai l’honneur de solliciter de votre haute bienveillance la faveur d’être admis à suivre les cours de l’Ecole Coloniale comme interne.
Je suis actuellement employé à la Compagnie des Chargeurs Réunis “Amiral Latouche Trévile” pour ma substance.Je suis entièrement dénué de ressources et avide de m’instruire. Je désirerais devenir utile à la France vis à vis de mes compatriotes et pouvoir en même temps les faire profiter des bienfaits de l’Instruction.
Je suis originaire de la province de Nghê An, en Annam.
En attendant une réponse que j’espère favorable, agréez, Monsieur Le Président, l’assurance de ma reconnaissance anticipée.
Nguyễn Tất Thành, né à Vinh en 1892, fils de Mr. Nguyễn Sinh Huy (sous docteur ès- lettres). Etudiant Francais, quốc ngư, caractère chinois.
Lá thư tạm dịch ra tiếng Việt :
Marseille ngày 15 tháng 9, 1911
Kính gửi Tổng Thống Cộng Hoà Pháp
Tôi hân hạnh thỉnh cầu Ngài vui lòng cho tôi đặc ân được vào theo học Trường Thuộc Điạ với tư cách nội trú.
Hiện nay, tôi làm công cho hãng Chargeurs Réunis Amiral Latouche Tréville để sinh sống.
Tôi hoàn toàn túng quẫn và ham muốn được học hành. Tôi ước ao trở nên hữu ích cho nước Pháp trong tương quan đối với đồng bào tôi, đồng thời có thể giúp đồng bào tôi hưởng những lợi ích của học vấn.
Tôi sinh đẻ tại Nghệ An, Trung Kỳ.
Trong khi chờ đợi một sự trả lời mà tôi hy vọng là thuận lợi cho tôi, Tổng Thống hãy nhận nơi đây lòng biết ơn trước của tôi.
Nguyễn Tất Thành,
sinh tại Vinh năm 1892,
con trai ông Nguyễn Sinh Huy
(phó bảng văn chương),
học tiếng Pháp, quốc ngữ và chữ Nho.
Có nhiều điểm đáng nói.
Điểm 1 : Tiếng Pháp trong lá đơn xin học của Nguyễn Tất Thành quá kém.
Điểm này cần được nêu ra, để chứng minh một sự thực vô cùng quan trọng: những tài liệu viết bằng tiếng Pháp ký tên Le Patriot hay Nguyen Le Patriot tại Paris sau này, như “Mêmorandum Des Reven-dications du Peuple Annamite”, “Le Paria”, “Le Procès Contre La Colonisation Francaise”, v. v. đã không do Nguyễn Ái Quốc (tức Hồ Chí Minh) viết, mà do nguời khác viết.
Điểm 2 : Trong đơn, Nguyễn Tất Thành xin được làm học sinh nội trú, nghĩa là được ăn ở ngay trong trường.
Nguời ta thấy rõ : Nguyễn Tất Thành nạp dơn xin vào học nội trú, là để đỡ đói rét, ngoài giấc mơ sau này được làm quan cho Tây. Đứa em tên Xin ám ảnh y. Vụ của bố ám ảnh y.
Điểm 3 : Trong đơn xin học, Nguyễn Tất Thành khai y sinh năm 1892. Y khai gian. Sự thực, y sinh năm 1890.
Điểm 4 : Trong đơn xin học, y khai đã học tiếng Pháp, quốc ngữ và chữ nho. Chỉ có vậy.
Nói tóm lại : Nguyễn Tất Thành nạp đơn xin vào học nội trú Trường Thuộc Đia Pháp, là để có chỗ ăn chỗ ở, đỡ đói rét, và để sau này được về làm quan cho Tây. Đứa em tên Xin ám ảnh y. Vụ của bố ám ảnh y.
Nhưng đơn của y đã bị bác.
Lời Bàn Mao Tôn Cương Rất Sáng Suốt Của Cụ Víp KK, Chánh Án Tư Quốc Tế Pháp Viện Đình Tân Kiểng Đường Trần Hưng Đạo Sàigòn Ngày Xưa.
Lời bàn 1 : Nguyễn Tất Thành, tức Hồ Chí Minh, vì đói rách và không tương lai, đã nạp đơn xin học nội trú trường thuộc điạ của Pháp và đơn đã bị bác. Vụ này, y giấu tất cả mọi người. Bọn Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng không biết, cho nên cứ mồm loa mép giải rằng : vì ghét cái học của Pháp, Bác đã bỏ học, đi tìm đường cứu nước.
Lời bàn 2 : Tất cả sách vở của đảng đều viết rằng hồi nhỏ Bác đã từng học trường Quốc Học Huế và từng dậy học tại trường Dục Thanh, Phan Rang. Đây là những thành tích văn hóa tốt. Nếu có thật, Nguyễn Tất Thành đã không dại gì mà không kê khai trong lá đơn xin học. Nhưng, trong đơn xin học, y chỉ dám khai là đã “học tiếng Pháp, quốc ngữ và chữ nho”. Y không dám khai gian, vì sợ người Pháp có hồ sơ của trường Quốc Học Huế và trường Dục Thanh.
Bài viết của bạn Nguyễn Hồng Thanh Trúc đã tìm hiểu và email liên lạc với nhân viên UNESCO để được trả lời về sự thật này:
Thư gửi các chú, các anh Công an mạng
Từ một sản phẩm của "Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người", gửi tới các chú, các anh Công an mạng.
Chào các chú, các anh! Mọi người vẫn khỏe chứ?
Cháu nghĩ các chú, các anh vẫn thường xuyên theo dõi, cập nhật trang Danlambao này, nên mạn phép gửi gắm đôi điều đến mọi người. Cháu không mong cầu sẽ thay đổi suy nghĩ, tư tưởng hay hỗn hào lên án các chú, các anh, bởi cháu hiểu mỗi người đều có một lí tưởng, niềm tin riêng. Không lí tưởng, không niềm tin, chỉ là tồn tại, chứ chẳng còn là sống nữa.
Thư này cháu cũng không bàn về lịch sử quá khứ, hay bất cứ lí tưởng chính trị nào. Cháu chỉ muốn kể đôi điều về những gì cháu gặp, cháu thấy, để mọi người có thể thử đứng từ góc nhìn của cháu, một người trẻ, sống, học tập theo đảng và nhà nước trong 21 năm qua, sau một thời gian ngắn ngủi đã thất vọng ở những thứ mình hằng tin tưởng như thế nào.
Từ khi lên năm, cháu đã thuộc lòng, nghêu ngao theo những bài hát yêu kính bác Hồ, đọc vanh vách Năm điều bác Hồ dạy, hàng ngày thu thập bông hồng, bông sen, cuối tuần được phiếu bé ngoan, để mẹ tặng thưởng, để cành cựa với bạn bè.
Tiểu học, trung học cơ sở, cháu nâng niu tấm khăn quàng đỏ, giặt giũ, ủi phẳng mỗi ngày. Cháu cười nhạo bọn bạn hư hỏng không được làm Đội viên, cháu xem khinh Đội viên luộm thuộm khăn quàng nhăn nheo, lúc đeo, lúc quên bẵng.
Trung học phổ thông, do nhà xa, cháu thường muộn học, bị trừ điểm hạng kiểm, nên đường vào Đoàn xem như mờ mịt. Nhìn chúng bạn họp hành đoàn viên, cháu buồn tủi lắm. Đôi lúc còn cảm thấy nhục nhã cho thân mình.
Rồi cháu đi du học. Vẫn có câu "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn", chưa bao giờ là sai cả. Cháu học được nhiều thứ lắm, không chỉ kiến thức trong trường học, mà còn cả kiến thức xã hội bao la.
Cháu ở Nhật. Tiếng Nhật của cháu cũng thuộc loại giao tiếp ổn, tuy vậy mẹ cũng mong muốn cháu trau giồi thêm, vì cháu sống ở đây "không chỉ một hai ngày, cũng cần tiếng để giao lưu với người bản xứ. Chẳng nhẽ cứ đi học rồi ru rú ở nhà? Đi du học như vậy thì vô nghĩa lắm!".
Vậy nên cháu theo học thêm ở một trường Nhật ngữ. Lớp cháu theo học, có một chú người Việt Nam, chú này đi học theo diện cán bộ tu nghiệp, ở đây cũng được hơn một năm rồi. Chú cũng thường bắt chuyện với cháu, nhưng một vài lần thì cháu kiêng dè, chẳng muốn giao tiếp. Một tuần chú xuất hiện trong lớp được hai ngày thì đã là điều lạ lùng lắm rồi. Cũng chẳng phiền hà gì ai đâu, nhưng mỗi lần chú đi học và được gọi đọc bài thì mất phải nửa tiết học. Do chữ thì chú chữ biết chữ không. Oái ăm là một năm rồi chú sang đây tu nghiệp.
Lần nọ cháu đánh dạn hỏi chuyện chú. Chỉ biết trố mắt ngồi nghe chú nói.
Một tháng Nhà nước chu cấp cho chú tầm 100.000¥ (khoảng 28 triệu vnđ vào thời điểm đầu năm ngoái), chú không phải lo tiền học hành, nhà ở vì cũng được bao trọn gói rồi. Vậy những ngày học, cà phê cà pháo nhậu nhẹt cùng các tu nghiệp sinh cùng cảnh khác, là từ số tiền này mà ra.
Chú cũng chẳng xài hết được, chú cũng sống tiết kiệm lắm, tiền còn lại chú gửi về Việt Nam cho vợ chú cất để dành, mặc dù lương ở cơ quan vẫn không bị trừ tháng nào. Chú kể ngô nghê thật thà lắm, nhưng trong đầu cháu thì đang giận sôi lên. "Chú ơi, 100.000¥ đó là tiền ba mẹ cháu và nhân dân Việt Nam hoàn thành nghĩa vụ thuế mà thành!". Cháu không nói chuyện với chú từ ngày đó.
Ngày chú về Việt Nam, chú nói một câu chả biết thật hay đùa "Học xong chứ chả biết khỉ gì!". Bao nhiêu người như chú ấy nữa? Cháu nên cười hay nên khóc đây?!?
Mà thôi cũng không thể nói được điều gì. Cháu vẫn tâm niệm trong đầu, có người tốt cũng có người xấu, có người gian trá thì ắt phải có người thanh liêm chính trực. Gác chuyện này sang một bên vậy.
Đó là chuyện đối mặt với đồng hương trên đất khách. Xem thử quốc tế chào đón cháu như thế nào.
Trường đại học cháu theo học, khoa giảng dạy bằng tiếng Anh, toàn bộ là sinh viên quốc tế. Cháu là ngừơi Việt duy nhất, cũng kết được một số bạn. Hàn Quốc, Philippines, Mỹ, Úc, Jamaica,... Chả là hôm Tết Nguyên Đán vừa rồi, cháu cũng nhờ mẹ gửi xấp phong bì và ít tiền 10.000 đồng để mừng tuổi các bạn lấy hên, cũng vừa giới thiệu chút văn hóa nước nhà. Các bạn cháu vui, háo hức lắm. Một bạn người Hàn, ngắm nghía tờ tiền và hỏi cháu:
- Ho Chi Minh, right? (Hồ Chí Minh phải không?)
Không tả được là cháu đã vui mừng hãnh diện đến thế nào đâu, cháu bắt đầu huyên thuyên về sự vĩ đại, về chiến tích, về nhân cách sáng ngời của Bác, từ những gì mà cháu đã được học suốt ba cấp học trước những con mắt tròn dẹt của chúng bạn. Nhưng khi cháu vừa nhắc tới sự kiện 1987, Bác được Unesco công nhận Danh nhân thế giới..
- You've gotta be kidding me? (mày đùa tao à?) - một thằng người Úc nhảy ngay vào miệng cháu.
-Whatcha mean? (ý mày là sao?) - lúc này thì cháu nóng máu lắm.
- I dont know, you tell me. (tao không biết, mày nói tao nghe xem) - mặt nó lúc này quả là không đùa.
Cháu bỏ đi sau khi dùng một số ngôn từ không hay ho để trả đũa, trước sự ngỡ ngàng của chúng bạn, thế nhưng mặt nó vẫn không biến sắc.
Cháu về nhà, lòng hừng hực lửa tức giận, nó dám khinh khỉnh lên niềm tự hào dân tộc cháu. Đúng là bọn ngoại bang cao ngạo, khốn kiếp. Cháu quyết phải làm nó tâm phục khẩu phục. Cháu vào Google, tìm được bài tiểu sử của Bác trên trang Wikipedia tiếng Việt. Cháu đã hả hê lắm. Rõ rành rành đây, bao nhiêu chiến công, bao nhiên câu chuyện vĩ đại về cuộc đời Bác và nhất là danh hiệu Danh Nhân thế giới Unesco truy tặng ngày 20/11/1987. Lần này thì nó chỉ có mà cúi mặt nhận sai.
Sáng sau đó, cháu tìm gặp dịch vanh vách cho nó nghe cả bài tiểu sử dài về đời Bác, tới đoạn Unesco, cháu búng tờ giấy đồm độp cho nổ con mắt nó ra. Nó vẫn chẳng nói gì. Nó chờ cháu huyên thuyên mãi thôi rồi mới mở miệng .
- I dont understand Vietnamese, i dont know what you're saying is right or wrong, but i refer something more objective, more "international". (tao không hiểu tiếng Việt, tao không biết điều mày nói đúng hay sai, tao dựa vào cái gì đó khách quan hơn, "quốc tế" hơn.)
Nói đoạn, nó vào cũng vào Google, tìm tiểu sử của Bác, nhưng lần này là bản wikipedia quốc tế, bằng tiếng Anh. Cháu đọc từng chữ, từng chữ, càng đọc càng thấy hoang mang. Cháu sẽ không đề cập đến nội dung của nó, cháu không chắc được là nó đúng hay sai, và cháu có tin hay bác bỏ nó, vì nếu nói ra đây thì sẽ là cuộc tranh cãi dài hơi lắm, chuyện chứng minh thì càng khó tưởng, nó đã thuộc về quá khứ.
Cháu xin đề cập tới chuyện hiện tại mà ta có thể chứng minh ngay, một cách dễ dàng.
Vấn đề Danh nhân Thế giới của Bác. Cháu choáng váng. Trong đây có đoạn
[....
In 1987, UNESCO officially recommended to member states that they "join in the commemoration of the centenary of the birth of President Ho Chi Minh by organizing various events as a tribute to his memory", CONSIDERING "the important and many-sided contribution of President Ho Chi Minh in the fields of culture, education and the arts" who "devoted his whole life to the national liberation of the Vietnamese people, contributing to the common struggle of peoples for peace, national independence, democracy and social progress."[75] However, this was met with an uproar amongst some overseas Vietnamese, especially in North America, Europe and Australia, who criticize Ho as a Stalinist dictator and for the human rights abuses of his government.[76] .. ]
(Năm 1987, UNESCO chính thức kiến nghị các nước thành viên "tham gia lễ kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng cách tổ chức các sự kiện nhằm tôn vinh những kí ức về Ngài", XEM XÉT" sự đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật" người mà đã "cống hiến cả cuộc đời mình để giải phóng dân tộc Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội". Tuy nhiên, điều này đã vấp phải phản ứng gay gắt của một số người Việt ở nước ngoài, đặc biệt là ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Úc, những người chỉ trích ông Hồ như một nhà độc tài Stalin và các vi phạm nhân quyền của chính phủ của ông.)
Cháu đọc mãi, đọc mãi, cố tìm lời công nhận cho danh hiệu Danh nhân Thế giới của Bác, nhưng không thể. Nghĩ mình cẩu thả, cháu lại đọc thêm hai lần từ đầu chí cuối xem mình có ngu ngốc bỏ sót đoạn nào không. Cuối cùng cháu bỏ cuộc và ngước lên nhìn nó.
- Can't find what you're looking for? (không tìm được điều mày cần tìm à?) - nó lẳng lặng khoanh tròn phóng to cho cháu thấy chữ XEM XÉT (CONSDERING) rồi nhìn cháu.
Cháu cũng không nhớ nổi sau đó thì thế nào nữa, đầu óc cháu rối bời, không biết nên suy nghĩ thế nào cho phải, cho đúng. Cả đêm cháu cứ trằn trọc mãi, suy nghĩ về lòng tin suốt 21 năm qua của mình.
Sáng hôm sau là một ngày chủ nhật, cháu dành một ngày để quyết định mình nên làm gì. Thế rồi cháu lên mạng bắt đầu hành trình tìm sự thật. Cháu vào những trang web bị nhà nước gán mác phản động, chống phá. Cháu muốn thử đọc xem người ta viết gì, nghĩ gì, tại sao lại làm như vậy. Cháu thử nhìn nhận vấn đề khách quan và " quốc tế" như người bạn cháu.
Lại một lần nữa cháu đau ê ẩm đầu, cháu lại chả biết nên tin vào đâu, cái gì là thật, cái gì là giả. Bỗng cháu thấy một nỗi sợ mơ hồ, phải chăng từ ngày cháu sinh ra cõi đời này, đã bị bủa vây bởi những lời dối trá? Cả cuộc đời cháu trước nay đã bị lường gạt?
Nhưng rồi cháu quyết định, tốt nhất đừng tin ai cả, sự thật đến từ mắt thấy tai nghe. Trên cái mạng Internet bao la này, người ta nói gì chẳng được. Tốt thôi, cháu sẽ tự tìm ra sự thật, là người trực tiếp đón nhận nó, chứ không phải thông qua bất cứ ai hay trang báo nào.
Cháu tìm được số điện thoại và liên lạc với tổ chức Unesco. Tim cháu đứng nhịp khi đầu dây bên kia nghe máy chỉ sau một hồi chuông. Một giọng phụ nữ trẻ trả lời bằng tiếng Pháp, tiếng Pháp của cháu không giỏi, nên hỏi xem chị nói được tiếng Anh không, chị trả lời có. Cháu trình bày về thông tin mình tìm được về Bác trên wikipedia quốc tế, và những điều mình được học, được biết. Cháu hỏi chị này mình có thể liên hệ với ai để xác nhận. Chị hẹn cháu khoảng nửa tiếng gọi lại xem sao.
Lần hai cháu điện thoại, một phụ nữ đứng tuổi nghe máy, cháu trình bày lại một lần nữa, lần này cô chuyển máy cháu tới một giọng đàn ông trẻ. Ông này im lặng nghe cháu giải trình (lần ba, haiz). Sau đó ông bảo cháu gửi email cho ông, thì ông sẽ nắm rõ hơn và mới trả lời chính xác cụ thể hơn được. Ông cho cháu địa chỉ email.
Cháu lại gửi email cho ông này, nhận được hồi đáp, cháu run rẩy
Dịch thư cháu gửi ông Roni
(Picture Email gởi UNESCO 2)
"Gửi ông Roni Amelan,
Ông khỏe chứ?
Tôi là Trúc, một công dân Việt Nam. Tôi đã cố gọi tới tổ chức Unesco một vài lần để xác nhận một số thông tin, tuy nhiên, tôi không tìm được câu trả lời cho câu hỏi của mình.
Vâng, đây là vấn đề của tôi. Theo những gì tôi đọc được từ wikipedia về chủ tịch Hồ Chí Minh. Có đoạn viết
(phần này cháu đã dịch ở trên)
Dựa trên thông tin này, thì tôi không tìm thấy dòng nào khẳng định rằng Hồ Chí Minh đã thật sự nhận được bất cứ giải thưởng nào từ Unesco.
Tuy nhiên, từ ngày còn nhỏ, tôi đã được dạy là ông có, ông nhận được giải thưởng của Unesco vào năm 1987, giải " Anh hùng Giải phóng Dân tộc- Danh nhân văn hóa thế giới", điều này cũng có xuất hiện trong wikipedia, bản tiếng Việt, có viết
(phần này thì chắc cháu không cần dịch)
Hai thông tin này, thật sự làm tôi khó nghĩ. Tôi không biết điều nào đúng, điều nào sai. Tôi tin tưởng chính phủ của tôi và những điều họ nói. Nhưng tôi cũng muốn biết sự thật. Xin thứ lỗi vì đã làm phiền ông. Nhưng xin hãy giúp tôi chuyện này.
Năm 1987, tổ chức Unesco có từng vinh danh Hồ Chí Minh là " Anh hùng giải phóng Dân tộc - Danh nhân văn hóa Thế giới " hoặc bất cứ giải thưởng nào khác hay không?
Như tôi đã nói, tôi không phải nhà báo, mà chỉ là một công dân Việt Nam bình thường, đang kiếm tìm sự thật. Vì nếu chưa từng có một giải thưởng nào, thì đồng nghĩa với việc chính phủ đã lừa dối tôi. Xin giúp tôi trả lời câu hỏi này, để tôi tìm lại chút bằng an trong tâm trí.
Cảm ơn sự nhẫn nại của ông.
Mong tin từ ông.
Chúc một ngày tốt lành.
Niềm tin và Hòa bình.
Trúc. "
(Email UNESCO trả lời )
Dịch thư hồi đáp,
Gửi Trúc,
Cảm ơn về bức mail của em.
Tôi xin xác nhận rằng các nước thành viên của Unesco, họp mặt năm 1987 xuyên suốt Hội nghị thường kì của Unesco, thông qua điều 18.65 "Kiến nghị Tổng giám đốc Unesco thực hiện các bước thích hợp để kỷ niệm một trăm năm ngày sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh và hỗ trợ các hoạt động nhân dịp này, đặc biệt là những hoạt động diễn ra ở Việt Nam".
Vì đây là tài liệu cũ, được scan ra, nên rất khó để tôi cắt in toàn bộ nghị quyết, nhưng em có thể tìm thấy ở điều 18.65 http://unesdoc.unesco.org/images/0007/000769/076995E.pdf
Tôi không thể tìm thấy bất cứ thông tin gì về việc Hồ Chí Minh nhận được giải thưởng của UNESCO, nhưng tôi vẫn đang kiểm tra.
Có lẽ là quyết định của Hội nghị thường kì về việc yêu cầu hỗ trợ của UNESCO cho lễ kỷ niệm trăm năm đã bị hiểu lầm hoặc dịch sai nghĩa là Chủ tịch đã được trao một giải thưởng nào chăng?
Tôi hy vọng có thể tìm được nhiều hơn, và sẽ gửi em bất cứ gì tôi tìm thấy.
Trân trọng,
Roni Amelan
English Editor
UNESCO Press Service
Đau, đau lắm, nhục lắm các chú, các anh ơi! Vẫn biết sự thật mất lòng, nhưng cái sự thật này nó có đao có búa, nó cắt, nó nghiền cháu đau quá! Tại sao vậy các chú các anh? Tại sao vậy Đảng, tại sao vậy Nhà nước? Dối trá! Lường gạt! Nhưng dối trá lường gạt ai? Chính đồng bào, dân tộc mình đó.
Còn bao nhiêu lời nói dối nữa?
Nhớ những bài viết về chính sách mị dân, độc tài của Triều Tiên, dân Việt Nam mình đọc, chia sẻ, bình luận sôi nổi lắm. Họ lên án những gian trá đê hèn của kẻ cầm quyền ở đất nước phát triển lùi. Nhiều người đồng cảm, thương xót cho những phận người, nhiều người lại bỗ bã cho rằng chuyện này quá khôi hài, và nhân dân Triều Tiên là "những kẻ ngốc", thời nay đã là thời đại thông tin đại chúng, chỉ cần lên mạng là biết ngay đâu là sự thật. Nhưng người bỗ bã ơi, họ bị đàn áp, bị chi phối về truyền thông, họ biết gì đâu ngoài những lời lừa dối của chính phủ họ? Cháu từng hùng hồn bênh vực họ như thế đó. Nhưng giờ đây, lời nói đó đang tự vả vào mặt cháu. Cháu có Internet, mà cũng chả biết dùng, dùng đúng cách.
Lại ánh nhìn của người bạn Úc đó, giờ cháu mới thấy, đó là ánh mắt xót thương của người bạn Quốc tế, đang cố giúp cháu thoát khỏi cơn mụ mị. Cháu như con ếch ngồi đáy giếng, tưởng là mình hay, cái giếng của mình đẹp. Giếng của cháu, khác gì cái giếng của anh bạn Triều Tiên?
Điều cuối trong Năm điều bác Hồ dạy "Khiêm tốn - Thật thà - Dũng cảm".
Đúng, mình khiêm tốn lắm các chú, các anh ạ. Khiêm tốn khi luôn có câu cửa miệng "không thể so sánh mình với Nhật với Hàn được..." Tại sao?
Chữ thật thà cũng đâu mất rồi, cháu chẳng thấy. Là Danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh? Là tham nhũng? Tại sao?
Dũng cảm ư? Khi mà Hoàng Sa, Trường Sa được đổi tên rồi, là Tam Sa đó. Khi mà người ta biểu tình chống Trung Quốc lại bị dẹp bỏ, bắt bớ như tội đồ phản động. Quan hệ nhạy cảm giữa 2 nước? Hèn nhát! Tại sao?
Cháu kính mong các chú, các anh, giải thích tận tường những câu hỏi Tại Sao hóc búa ấy. Chỉ có vậy lòng cháu mới yên, niềm tin cháu mới được phục hồi, giữ vững.
Đó là về phần các chú, các anh Công An Mạng.
Thưa mọi người trong thôn Dân Làm Báo, cháu mạn phép góp chút ý kiến này, mong mọi người đừng mắng cháu hỗn hào, xấc láo tội nghiệp.
Cháu đọc nhiều bình luận của mọi người, thấy có chút không vừa lòng. Có nhiều bình luận của các chú, các anh Công An Mạng, hoặc những người yêu Đảng Cộng Sản đều bị mọi người ném đá, chửi mắng không thương tiếc. Vậy là sai. Khi mà chúng ta ủng hộ Tuyên Bố của Công dân Tự Do, ủng hộ đa nguyên đa đảng, tìm kiếm lối ra cho tự do ngôn luận mà lại có hành động đàn áp, đả kích tư tưởng, suy nghĩ của họ thì tự hỏi tự do nằm ở chỗ nào. Khác nào tự đá đít mình đúng không các chú, các cô, các anh, các chị?
Cháu cũng mong lắm cái ngày của tự do, của đa nguyên đa đảng. Nhưng có một sự thật rằng đảng Cộng sản có bị thất thủ, hạ bệ thì nó vẫn sẽ tồn tại, nó không thể biến mất. Những người chán ghét nó, sẽ từ bỏ nó, nhưng những người vẫn tin yêu tôn thờ nó, chúng ta sẽ làm gì họ? Học tập cải tạo, thay đổi tư tưởng? Vậy chúng ta lại đá đít mình lần 2 rồi khi mà điều này chẳng khác gì trong quá khứ và hiện tại đảng Cộng Sản đang làm. Hãy để họ sống với những gì họ đang yêu thương và tin tưởng, nếu nó không còn phù hợp thì họ sẽ ắt tự thay đổi. Cháu tin là vậy!
Thôi, cháu đã nói quá nhiều, cháu xin dừng lại trước khi làm mọi người phát chán. Mong rằng dù là Cộng sản hay Dân Chủ tự do, nếu yêu quê hương sẽ tìm được đường đi đúng đắn, để góp phần cho sự phát triển, tiến bộ của nước nhà.
Thân chúc mọi người nhiều sức khỏe, và may mắn trong cuộc sống. Đặc biệt là các chú, các anh Công An Mạng, có đủ minh mẫn nhận ra điều đúng, lẽ sai, phân biệt rõ giữa "phản động" và "người yêu nước khác dòng tư tưởng".
Nguyễn Hồng Thanh Trúc .
Nguồn:
http://vietnamsaigon75.blogspot.fr/2012/08/unesco-xac-nhan-chua-bao-gio-vinh-danh.html